Nhật Bản Today - Người bảo lãnh đối với du học sinh khi đi du học nhật bản
Người bảo lãnh là đối tượng nhân thân Bố hoặc Mẹ
Các trường hợp sau đây, cần phải liên lạc với người bảo lãnh của du học sinh
-Khi nộp đơn vào trường học tiếng, đại học, trường dạy nghề
-Khi thuê nhà
-Khi xin đi làm thêm
Ở trường hợp khi nộp đơn đi học, có nhiều lý do cần người bảo lãnh là “Bảo đảm tài chính để trang trải chi phí du học”, “Bảo đảm không có vấn đề gì xảy ra khi làm thủ tục cư trú sau khi nhập học”.
Hồ sơ gồm:
-Giấy đảm bảo nhân thân
- Giấy cam đoan
- Giấy chứng nhận công dân của người bảo lãnh
- Giấy chứng nhận nơi công tác của người bảo lãnh…
Nếu như du học sinh không trả được học phí thì người bảo lãnh sẽ phải trả thay, Người bảo lãnh không chỉ đảm bảo cho khả năng tài chính là còn phải đảm bảo tư cách đạo đức của du học sinh, Vì vậy, cần xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy và tránh không gây rắc rối cho người bảo lãnh.
Khi du học sinh muốn thuê nhà, bạn cũn cần phải có “người bảo lãnh liên đới”, không phải chỉ có người nước ngoài mà người Nhật cũng vậy. Trong trường hợp bạn đến ngày mà không thể trả tiền nhà, làm hỏng các thiết bị trong phòng, không có tiền sửa nhà thì chủ nhà có quyền yêu cầu người bảo lãnh liên đới chi trả.
Có những chế độ dành cho những du học sinh có ít người quen là người Nhật khi có những cơ quan hoặc giáo viên ở trường đó nhận bảo lãnh.
Tổ chức hỗ trợ giáo dục quốc tế đứng ra thực hiện chế độ này, đề phòng trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn và tránh không phải làm phiền người bảo lãnh. Chế độ bồi thường 1 năm(đóng 4000 yên tiền bảo hiểm) và chế độ 2 năm(đóng 8000 yên tiền bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm này có thể kéo dài thêm 6 tháng(đóng thêm 2000 yên) theo nguyện vọng. Chế độ này dành cho những người có tư cách cư trú visa “du học” tại các trường đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp, dạy nghề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét