Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ăn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ăn Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Nhật Bản today - Món nướng của Nhật không chỉ làm người thưởng thức khó quên bởi hương vị của nó mà cũng bởi chính cách làm nên nó nữa. Lươn nướng Nhật Bản chính là một món ăn như thế.
Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 1


1. Nguyên liệu

Cùng vào bếp để học cách làm món lươn nướng thơm ngon này thôi. Trước khi bắt tay vào làm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
  • 2 miếng thịt lươn phi lê
  • Hạt tiêu xay sansho
  • ¾ chén xì dầu
  • ¾ chén rượu mirin
  • ½ chén đường
  • ¼ chén rượu sake

2. Cách làm lươn nướng Nhật Bản

Làm nước sốt cho lươn nướng

Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 2
  • Bước 1: Trộn rượu mirin và sake trong một nồi nhỏ, đun sôi để rượu bốc hơi.
  • Bước 2: Cho đường vào, khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Thêm xì dầu và đun sôi tiếp. Sau đó, giảm lửa, đun liu riu trong 20 phút. Tắt bếp, để nguội.

Chế biến với lươn

  • Bước 1: Cắt miếng lươn ra làm 2 hoặc 3 sao cho vừa với bát cơm. Phết dầu lên lươn và tấm giấy nhôm nướng.
  • Bước 2: Không cần bật bếp nóng trước, đặt tấm giấy nhôm nướng vào giữa bếp và bật bếp để trong 7 phút, không cần lật lươn.
    Bước 3: Sau 7 phút, mang lươn ra ngoài và phết nước sốt lên trên.
  • Bước 4: Tiếp tục cho vào bếp nướng thêm từ 30 – 60 giây cho tới khi thấy xuất hiện bong bóng sôi lên ở trên mặt miếng lươn, tắt bếp.
  • Bước 5: Phết một chút nước sốt lên cơm.
  • Bước 6: Đặt miếng lươn nướng lên trên và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm một chút hạt tiêu xay cho món ăn thêm hấp dẫn.
Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 3
Cùng thưởng thức thành quả của mình thôi nào các bạn!.

Nhật Bản today - Món nướng của Nhật không chỉ làm người thưởng thức khó quên bởi hương vị của nó mà cũng bởi chính cách làm nên nó nữa. Lươn nướng Nhật Bản chính là một món ăn như thế.
Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 1


1. Nguyên liệu

Cùng vào bếp để học cách làm món lươn nướng thơm ngon này thôi. Trước khi bắt tay vào làm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
  • 2 miếng thịt lươn phi lê
  • Hạt tiêu xay sansho
  • ¾ chén xì dầu
  • ¾ chén rượu mirin
  • ½ chén đường
  • ¼ chén rượu sake

2. Cách làm lươn nướng Nhật Bản

Làm nước sốt cho lươn nướng

Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 2
  • Bước 1: Trộn rượu mirin và sake trong một nồi nhỏ, đun sôi để rượu bốc hơi.
  • Bước 2: Cho đường vào, khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Thêm xì dầu và đun sôi tiếp. Sau đó, giảm lửa, đun liu riu trong 20 phút. Tắt bếp, để nguội.

Chế biến với lươn

  • Bước 1: Cắt miếng lươn ra làm 2 hoặc 3 sao cho vừa với bát cơm. Phết dầu lên lươn và tấm giấy nhôm nướng.
  • Bước 2: Không cần bật bếp nóng trước, đặt tấm giấy nhôm nướng vào giữa bếp và bật bếp để trong 7 phút, không cần lật lươn.
    Bước 3: Sau 7 phút, mang lươn ra ngoài và phết nước sốt lên trên.
  • Bước 4: Tiếp tục cho vào bếp nướng thêm từ 30 – 60 giây cho tới khi thấy xuất hiện bong bóng sôi lên ở trên mặt miếng lươn, tắt bếp.
  • Bước 5: Phết một chút nước sốt lên cơm.
  • Bước 6: Đặt miếng lươn nướng lên trên và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm một chút hạt tiêu xay cho món ăn thêm hấp dẫn.
Lươn nướng Nhật Bản dễ làm mà ngon miệng 3
Cùng thưởng thức thành quả của mình thôi nào các bạn!.

Nhật Bản Today - Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản là món ăn đường phố quen thuộc mà vô cùng hấp dẫn với nhiều người. Để làm được món bánh này cũng không phải là điều khó đâu bạn nhé.
Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản 1

Đây là món ăn truyền thống rất được yêu thích tại xứ sở Hoa Anh Đào. Và cũng quá quen thuộc với fan của truyện tranh rồi nhỉ?
Nguyên liệu:
  • Phần bánh: 60gr bột mì, 1gr bột nở, 20gr đường, 1 quả trứng, 80ml sữa, 30gr bơ nấu chảy
  • Phần nhân: 300gr đậu đỏ, 250gr đường, 5gr muối
  • Chảo cá hai mặt
Cách làm:
  • Bước 1:  Đánh trứng với đường rồi cho vào một ít sữa tươi.
  • Bước 2:  Rây bột vào tô, trộn đều hỗn hợp này lên.
  • Bước 3:  Sau đó cho thêm bơ vào, đánh tan mịn.
  • Bước 4:  Với đậu thì các bạn rửa sạch, ngâm nước trước 8-12 tiếng.
Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản 2
  • Bước 5:  Nấu cho đậu chín mềm. Sau đó, trộn đều với muối và đường.
  • Bước 6:  Nghiền nát hỗn hợp đậu đỏ.
  • Bước 7:  Đổ 1 lớp bột vào khuôn nướng, múc đậu đỏ cho lên trên rồi đổ thêm một lớp bột nữa. Đậy nắp chảo lại rồi thỉnh thoảng đảo mặt cho chín đều.
Mách nhỏ: Nếu mình không kiếm được loại chảo hình con cá này thì có thể dùng chảo hình khác thay thế nhé! Bạn cũng có thể thay nhân bánh bằng kem sữa, kem trứng hay xúc xích nữa đấy.

Nhật Bản Today - Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản là món ăn đường phố quen thuộc mà vô cùng hấp dẫn với nhiều người. Để làm được món bánh này cũng không phải là điều khó đâu bạn nhé.
Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản 1

Đây là món ăn truyền thống rất được yêu thích tại xứ sở Hoa Anh Đào. Và cũng quá quen thuộc với fan của truyện tranh rồi nhỉ?
Nguyên liệu:
  • Phần bánh: 60gr bột mì, 1gr bột nở, 20gr đường, 1 quả trứng, 80ml sữa, 30gr bơ nấu chảy
  • Phần nhân: 300gr đậu đỏ, 250gr đường, 5gr muối
  • Chảo cá hai mặt
Cách làm:
  • Bước 1:  Đánh trứng với đường rồi cho vào một ít sữa tươi.
  • Bước 2:  Rây bột vào tô, trộn đều hỗn hợp này lên.
  • Bước 3:  Sau đó cho thêm bơ vào, đánh tan mịn.
  • Bước 4:  Với đậu thì các bạn rửa sạch, ngâm nước trước 8-12 tiếng.
Bánh cá nướng Taiyaki Nhật Bản 2
  • Bước 5:  Nấu cho đậu chín mềm. Sau đó, trộn đều với muối và đường.
  • Bước 6:  Nghiền nát hỗn hợp đậu đỏ.
  • Bước 7:  Đổ 1 lớp bột vào khuôn nướng, múc đậu đỏ cho lên trên rồi đổ thêm một lớp bột nữa. Đậy nắp chảo lại rồi thỉnh thoảng đảo mặt cho chín đều.
Mách nhỏ: Nếu mình không kiếm được loại chảo hình con cá này thì có thể dùng chảo hình khác thay thế nhé! Bạn cũng có thể thay nhân bánh bằng kem sữa, kem trứng hay xúc xích nữa đấy.

Nhật Bản Today - Mực là một trong các loại hải sản đắt tiền. Nếu như bạn không biết cách chế biến sao cho ngon miệng nhất thì đó quả là một điều lãng phí. Cùng học cách chế biến món mực hấp để trổ tài trước mặt đấng lang quân nào.
Mực hấp kiểu Nhật - ngây ngất khó quên


1. Nguyên liệu

  • 500 gr mực tươi
  • 3 cây tỏi tây
  • 2 muỗng canh miso trắng (gia vị của Nhật)
  • 2 muỗng canh giấm
  • 2 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng cà phê mirin (một loại rượu dùng chế biến món ăn Nhật)
  • Một chút mù tạt của Nhật
  • Muối

2. Cách làm

  • Bước 1: Nhẹ nhàng kéo râu mực và thân tách rời rồi rửa sạch dưới vòi nước.
  • Bước 2: Bóc bỏ sống lưng của mực.
  • Bước 3: Sau đó, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 4: Cho mực vào đun sôi rồi vớt ra bát nước đá.
  • Bước 5: Tiếp theo, chần tỏi tây chín qua rùi cắt thành các khúc từ 7-8 cm cho ra đĩa.
  • Bước 6: Trộn tất cả các hỗn hợp gia vị vào với nhau. Cuối cùng, rưới vào mực, để ngấm một chút là xong.
Thưởng thức vị dai dai ngon ghê. Chúc các bạn ngon miệng!

Nhật Bản Today - Mực là một trong các loại hải sản đắt tiền. Nếu như bạn không biết cách chế biến sao cho ngon miệng nhất thì đó quả là một điều lãng phí. Cùng học cách chế biến món mực hấp để trổ tài trước mặt đấng lang quân nào.
Mực hấp kiểu Nhật - ngây ngất khó quên


1. Nguyên liệu

  • 500 gr mực tươi
  • 3 cây tỏi tây
  • 2 muỗng canh miso trắng (gia vị của Nhật)
  • 2 muỗng canh giấm
  • 2 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng cà phê mirin (một loại rượu dùng chế biến món ăn Nhật)
  • Một chút mù tạt của Nhật
  • Muối

2. Cách làm

  • Bước 1: Nhẹ nhàng kéo râu mực và thân tách rời rồi rửa sạch dưới vòi nước.
  • Bước 2: Bóc bỏ sống lưng của mực.
  • Bước 3: Sau đó, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 4: Cho mực vào đun sôi rồi vớt ra bát nước đá.
  • Bước 5: Tiếp theo, chần tỏi tây chín qua rùi cắt thành các khúc từ 7-8 cm cho ra đĩa.
  • Bước 6: Trộn tất cả các hỗn hợp gia vị vào với nhau. Cuối cùng, rưới vào mực, để ngấm một chút là xong.
Thưởng thức vị dai dai ngon ghê. Chúc các bạn ngon miệng!

Nhật Bản Today - Tempura là một trong những món ăn đặc sắc của Nhật Bản. Tempura dịch ra tiếng việt có nghĩa là món ăn tẩm bột chiên. Vì thế mà cách chế tạo nên món ăn đặc sắc này chính là chiên ngập trong dầu.

Món ăn Nhật Bản đặc sắc mang tên Tempura 1

1. Lịch sử món Tempura
Tempura là một món ăn khá phổ biến trong các bữa ăn của người Nhật, từ bữa ăn dạng cơm hộp cho tới các bữa tiệc cao cấp. Trên thế giới, tempura cùng với sushi là những món ăn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất.
Lịch sử món ăn tempura là do những người truyền giáo đạo Thiên Chúa mang tới Nhật Bản từ thời kỳ Sengoku, sau đó được người Nhật biến đổi đi nhiều. Vào thời kỳ Edo, tempura được bán ngoài cửa hàng như một thứ món ăn nhẹ.

2. Thành phần và sự khác biệt

Món ăn Nhật Bản đặc sắc mang tên Tempura 2
Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là tôm, mực, cá, một số loại rau củ như bí ngô, cà dái dê, khoai lang, lá tía tô, ớt ngọt, đỗ ván.
Tempura cũng chỉ là một món ăn tẩm bột rán thông thường của người Nhật Bản. Nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán chẳng hạn như ebifurai chính là bột, dầu và nước chấm và gia vị ăn kèm.
Bột để làm tempura là thứ hỗn hợp nhão của bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng. Nước chấm hoặc gia vị chấm tùy từng sở thích của mỗi người hay tùy mỗi cửa hàng, có thể là xì dầu (ngày nay có loại xì dầu chuyên dành cho tempura được chế sẵn), muối tinh. Cũng có người Nhật và quán ăn ở Nhật dùng hỗn hợp gia vị có pha wasabi để chấm tempura. Lại có nơi mài củ cải tươi ra trộn vào xì dầu để chấm.
Tempura được dùng khi uống bia, rượu, ăn với cơm hoặc với mì soba, udon.
Tại Kondo của Nhật Bản, những suất Tempuran rán giòn gần như là một sản phẩm nghệ thuật. Ở đó còn có những miếng măng tây mềm mại, những miếng cá kisu giòn tan thanh nhã và những con sò điệp béo ngậy còn nguyên sắc hồng tươi mới…

Nhật Bản Today - Tempura là một trong những món ăn đặc sắc của Nhật Bản. Tempura dịch ra tiếng việt có nghĩa là món ăn tẩm bột chiên. Vì thế mà cách chế tạo nên món ăn đặc sắc này chính là chiên ngập trong dầu.

Món ăn Nhật Bản đặc sắc mang tên Tempura 1

1. Lịch sử món Tempura
Tempura là một món ăn khá phổ biến trong các bữa ăn của người Nhật, từ bữa ăn dạng cơm hộp cho tới các bữa tiệc cao cấp. Trên thế giới, tempura cùng với sushi là những món ăn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất.
Lịch sử món ăn tempura là do những người truyền giáo đạo Thiên Chúa mang tới Nhật Bản từ thời kỳ Sengoku, sau đó được người Nhật biến đổi đi nhiều. Vào thời kỳ Edo, tempura được bán ngoài cửa hàng như một thứ món ăn nhẹ.

2. Thành phần và sự khác biệt

Món ăn Nhật Bản đặc sắc mang tên Tempura 2
Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là tôm, mực, cá, một số loại rau củ như bí ngô, cà dái dê, khoai lang, lá tía tô, ớt ngọt, đỗ ván.
Tempura cũng chỉ là một món ăn tẩm bột rán thông thường của người Nhật Bản. Nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán chẳng hạn như ebifurai chính là bột, dầu và nước chấm và gia vị ăn kèm.
Bột để làm tempura là thứ hỗn hợp nhão của bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với dầu vừng. Nước chấm hoặc gia vị chấm tùy từng sở thích của mỗi người hay tùy mỗi cửa hàng, có thể là xì dầu (ngày nay có loại xì dầu chuyên dành cho tempura được chế sẵn), muối tinh. Cũng có người Nhật và quán ăn ở Nhật dùng hỗn hợp gia vị có pha wasabi để chấm tempura. Lại có nơi mài củ cải tươi ra trộn vào xì dầu để chấm.
Tempura được dùng khi uống bia, rượu, ăn với cơm hoặc với mì soba, udon.
Tại Kondo của Nhật Bản, những suất Tempuran rán giòn gần như là một sản phẩm nghệ thuật. Ở đó còn có những miếng măng tây mềm mại, những miếng cá kisu giòn tan thanh nhã và những con sò điệp béo ngậy còn nguyên sắc hồng tươi mới…

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. 

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 1

1. Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. Triết lý của washoku bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.


* 5 màu sắc (go shiki): để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc” trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).

* 5 vị (go mi): một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. (Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được. có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng).

* 5 phương pháp nấu ăn (go hoo): những người nấu ăn được khuyến khích sử dụng các phương pháp nấu ăn khác nhau để chế biến món ăn, bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …

* 5 giác quan (go kan): món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Trong đo việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho thật hài hoà là phần cực kì quan trọng của bữa ăn, và người Nhật có một câu nói nổi tiếng là “ăn bằng mắt”.

* 5 quy tắc (go kan mon): đây có thể gọi là những luật liên quan đến việc thưởng thức món ăn, có bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật. Một, chugns ta cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó. Hai, chúng ta phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó. Ba, chúng ta phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, chúng ta nên thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuỗi dưỡng cơ thể. Năm, chúng ta cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.

2. Những thực phẩm không thể thiếu trong bếp Nhật
* Cá bào (katsuo bushi): đây là thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng dash.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 2


Nấm hương khô (shiitake): hay còn gọi là nấm đông cô, loại tươi cũng phổ biến nhưng loại nấm khô có mùi thơm và vị mạnh hơn, thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 3

Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.



Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 4


* Thất vị hương” (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau – hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng đen và vừng trắng, hạt anh túc (poppy seeds).

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 5


Rong biển tươi (konbu): đây là loại rong biển quan trọng nhất được sử dụng trong nấu các món ăn Nhật, đặc biệt là được sử dụng để làm nước dùng dashi.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 6
Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng, sợi mì dày và tròn hoặc dẹt), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, sợi nhỏ, nhưng được sản xuất ở dạng sợi khô).



Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 7


* Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.

* Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 8


* Mơ muối (umeboshi): những quả mơ muối mặn thường được sắp kèm với một tô cơm trắng.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 9


Quất Nhật (yuzu): to hơn quả quất một chút nhưng bé hơn quả quít, nước và vỏ loại quả này được dùng như dạng gia vị nêm, mùi thơm rất dễ chịu.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 10


* Xì dầu (shoyu): vừa là một loại nước chấm dùng trực tiếp, vừa dùng để nấu các món ăn hoặc tẩm ướp.

* Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 11


* Dấm gạo: giống loại dấm gạo thông thường ở VN.

* Rượu sake: đây là loại thức uống có cồn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Nhật. Sake cũng được dùng trong nấu ăn, vừa thêm hương vị, thêm độ sâu cho món ăn, dùng để ướp, và khử mùi thịt cá.
* Mirin: rượu ngọt dùng trong nấu ăn.

Nhật Bản Today - Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. 

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 1

1. Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. Triết lý của washoku bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.


* 5 màu sắc (go shiki): để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc” trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).

* 5 vị (go mi): một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. (Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được. có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng).

* 5 phương pháp nấu ăn (go hoo): những người nấu ăn được khuyến khích sử dụng các phương pháp nấu ăn khác nhau để chế biến món ăn, bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …

* 5 giác quan (go kan): món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Trong đo việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho thật hài hoà là phần cực kì quan trọng của bữa ăn, và người Nhật có một câu nói nổi tiếng là “ăn bằng mắt”.

* 5 quy tắc (go kan mon): đây có thể gọi là những luật liên quan đến việc thưởng thức món ăn, có bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật. Một, chugns ta cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó. Hai, chúng ta phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó. Ba, chúng ta phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, chúng ta nên thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuỗi dưỡng cơ thể. Năm, chúng ta cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.

2. Những thực phẩm không thể thiếu trong bếp Nhật
* Cá bào (katsuo bushi): đây là thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng dash.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 2


Nấm hương khô (shiitake): hay còn gọi là nấm đông cô, loại tươi cũng phổ biến nhưng loại nấm khô có mùi thơm và vị mạnh hơn, thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 3

Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.



Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 4


* Thất vị hương” (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau – hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng đen và vừng trắng, hạt anh túc (poppy seeds).

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 5


Rong biển tươi (konbu): đây là loại rong biển quan trọng nhất được sử dụng trong nấu các món ăn Nhật, đặc biệt là được sử dụng để làm nước dùng dashi.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 6
Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng, sợi mì dày và tròn hoặc dẹt), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, sợi nhỏ, nhưng được sản xuất ở dạng sợi khô).



Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 7


* Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.

* Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 8


* Mơ muối (umeboshi): những quả mơ muối mặn thường được sắp kèm với một tô cơm trắng.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 9


Quất Nhật (yuzu): to hơn quả quất một chút nhưng bé hơn quả quít, nước và vỏ loại quả này được dùng như dạng gia vị nêm, mùi thơm rất dễ chịu.


Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 10


* Xì dầu (shoyu): vừa là một loại nước chấm dùng trực tiếp, vừa dùng để nấu các món ăn hoặc tẩm ướp.

* Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…

Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản 11


* Dấm gạo: giống loại dấm gạo thông thường ở VN.

* Rượu sake: đây là loại thức uống có cồn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Nhật. Sake cũng được dùng trong nấu ăn, vừa thêm hương vị, thêm độ sâu cho món ăn, dùng để ướp, và khử mùi thịt cá.
* Mirin: rượu ngọt dùng trong nấu ăn.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Nếu thích truyện tranh Nhật Bản, hẳn bạn sẽkhông lạ lẫm với bánh takoyaki. Đây là loại bánh tròn nổi tiếng ở Osaka, và là bánh truyền thống của Nhật Bản trong các dịp lễ hội.

Takoyaki - Bánh nhân bạch tuộc của người Nhật

Trong tiếng Nhật, tako nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng, đây là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà hương vị mặn mòi của biển cả, thăng hoa cùng sự thanh mát của đồng quê.

Khác với hầu hết những món ăn khác của xứ xở Phù Tang vốn rất cầu kỳ, bánh takoyaki lại khá đơn giản đến mức hầu như ai cũng có thể xắn tay vào bếp. Bình dị từ cách chế biến, lối trình bày cho đến kiểu thưởng thức, takoyaki bộc lộ một phần tính cách của người dân vùng đất Osaka huyền bí: mộc mạc, đơn giản, bộc trực.

Chỉ cần nguyên liệu bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc…và khuôn đổ bánh là đã sẵn sàng cho món bánh takoyaki ngon lành. Tất cả những nguyên liệu dùng làm nhân của takoyaki đều được xắt nhỏ, riêng bạch tuộc được luộc chín rồi thái miếng, đặc biệt là phần xúc tu giòn giòn.

Làm bánh takoyaki đơn giản, nhưng để có chiếc bánh tròn xinh đẹp đẽ thì lại đòi hỏi một chút khéo léo và kiên nhẫn của người đổ bột. Khuôn đổ bánh có hình vuông với những chiếc lỗ hình tròn be bé, na ná như khuôn đổ bánh khọt của người Việt. Bột bánh được cho vào bình có vòi nhỏ, rồi rót từ từ vào chỉ một nửa khuôn thôi rồi tiếp tục cho nhân bạch tuộc, bắp cải, hành lá, gừng đỏ xắt nhỏ nhuyễn, cuối cùng là rót bột đầy tràn khuôn.

Nhìn lớp bột lênh láng khắp mặt khuôn, thật khó tin là thành quả cuối cùng lại là những viên bánh xoe tròn xinh xắn. Nhưng chỉ cần lớp bánh cuối cùng se mặt, khéo léo lật ngược trở lại một góc 900, phần bột phía trên sẽ tiếp tục được tạo hình tròn. Làm takoyaki, thú vị nhất chính là khâu lật bánh, tự mình đảo qua đảo lại từng chiếc bánh, hít hà mùi thơm phưng phức tỏa ra từ chiếc bánh đang dần chuyển sang màu vàng ruộm đầy quyến rũ.

Bánh takoyaki sau khi chín được để nguyên trong khay hoặc xếp vào chiếc đĩa thuyền. Lúc này mới đến phần trang trí. Từng chiếc bánh tròn chỉ bằng trái chanh nhỏ được rắc lên một chút rong biển tán nhỏ, ít vụn cá khô bào mỏng, rưới thêm một chút nước xốt takoyaki hoặc xì dầu, mayonnaise. Nổi bật trên sắc vàng ươm của da bánh là những lát vụn cá mỏng tang nằm cong cong cạnh sắc xanh của rong biển và trắng ngần xen lẫn sậm nâu sóng sánh của nước sốt.

Mỗi người cầm một chiếc xiên nho nhỏ, xiên vào từng viên bánh tròn để đưa lên miệng. Vỏ bánh thơm giòn, lớp bột bên trong thì dẻo mềm với nhân bạch tuộc sần sật, chua chua vị gừng đỏ và the the của bắp cải và hành lá, quyện với vị sốt đậm đà, béo ngậy thật khó quên. Giữa buổi tối se se gió lạnh, tấp vào một quán takoyaki bập bùng khói trắng ấm áp bên lề đường, vừa xuýt xoa cắn miếng bánh nóng bỏng, bạn sẽ cảm nhận được Osaka từ những điều giản dị nhất.

Nhật Bản Today - Nếu thích truyện tranh Nhật Bản, hẳn bạn sẽkhông lạ lẫm với bánh takoyaki. Đây là loại bánh tròn nổi tiếng ở Osaka, và là bánh truyền thống của Nhật Bản trong các dịp lễ hội.

Takoyaki - Bánh nhân bạch tuộc của người Nhật

Trong tiếng Nhật, tako nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng, đây là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà hương vị mặn mòi của biển cả, thăng hoa cùng sự thanh mát của đồng quê.

Khác với hầu hết những món ăn khác của xứ xở Phù Tang vốn rất cầu kỳ, bánh takoyaki lại khá đơn giản đến mức hầu như ai cũng có thể xắn tay vào bếp. Bình dị từ cách chế biến, lối trình bày cho đến kiểu thưởng thức, takoyaki bộc lộ một phần tính cách của người dân vùng đất Osaka huyền bí: mộc mạc, đơn giản, bộc trực.

Chỉ cần nguyên liệu bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc…và khuôn đổ bánh là đã sẵn sàng cho món bánh takoyaki ngon lành. Tất cả những nguyên liệu dùng làm nhân của takoyaki đều được xắt nhỏ, riêng bạch tuộc được luộc chín rồi thái miếng, đặc biệt là phần xúc tu giòn giòn.

Làm bánh takoyaki đơn giản, nhưng để có chiếc bánh tròn xinh đẹp đẽ thì lại đòi hỏi một chút khéo léo và kiên nhẫn của người đổ bột. Khuôn đổ bánh có hình vuông với những chiếc lỗ hình tròn be bé, na ná như khuôn đổ bánh khọt của người Việt. Bột bánh được cho vào bình có vòi nhỏ, rồi rót từ từ vào chỉ một nửa khuôn thôi rồi tiếp tục cho nhân bạch tuộc, bắp cải, hành lá, gừng đỏ xắt nhỏ nhuyễn, cuối cùng là rót bột đầy tràn khuôn.

Nhìn lớp bột lênh láng khắp mặt khuôn, thật khó tin là thành quả cuối cùng lại là những viên bánh xoe tròn xinh xắn. Nhưng chỉ cần lớp bánh cuối cùng se mặt, khéo léo lật ngược trở lại một góc 900, phần bột phía trên sẽ tiếp tục được tạo hình tròn. Làm takoyaki, thú vị nhất chính là khâu lật bánh, tự mình đảo qua đảo lại từng chiếc bánh, hít hà mùi thơm phưng phức tỏa ra từ chiếc bánh đang dần chuyển sang màu vàng ruộm đầy quyến rũ.

Bánh takoyaki sau khi chín được để nguyên trong khay hoặc xếp vào chiếc đĩa thuyền. Lúc này mới đến phần trang trí. Từng chiếc bánh tròn chỉ bằng trái chanh nhỏ được rắc lên một chút rong biển tán nhỏ, ít vụn cá khô bào mỏng, rưới thêm một chút nước xốt takoyaki hoặc xì dầu, mayonnaise. Nổi bật trên sắc vàng ươm của da bánh là những lát vụn cá mỏng tang nằm cong cong cạnh sắc xanh của rong biển và trắng ngần xen lẫn sậm nâu sóng sánh của nước sốt.

Mỗi người cầm một chiếc xiên nho nhỏ, xiên vào từng viên bánh tròn để đưa lên miệng. Vỏ bánh thơm giòn, lớp bột bên trong thì dẻo mềm với nhân bạch tuộc sần sật, chua chua vị gừng đỏ và the the của bắp cải và hành lá, quyện với vị sốt đậm đà, béo ngậy thật khó quên. Giữa buổi tối se se gió lạnh, tấp vào một quán takoyaki bập bùng khói trắng ấm áp bên lề đường, vừa xuýt xoa cắn miếng bánh nóng bỏng, bạn sẽ cảm nhận được Osaka từ những điều giản dị nhất.

Nhật Bản Today - Súp miso là một món soup có vị thanh, nhẹ nhàng với nhiều vị đặc trưng của món Nhật. Thường khi ăn một suất cơm Nhật bao giờ cũng có kèm theo 1 bát súp miso.  

Nấm kim châm và súp miso

Đúng như tên gọi, súp có vị thơm đặc biệt của một loại tương đậu nành ở dạng nhuyễn, được ủ đến khi lên men, tên gọi là miso (paste). Có 2 loại miso trắng (thực chất là màu vàng) và đỏ (màu nâu đỏ sẫm), khác nhau về thời gian ủ và lên men.

Một bát súp miso thường đơn giản chỉ có miso hòa tan trong nước dùng dashi, trong đó bỏ thêm vài miếng đậu phụ tươi nhỏ và rắc thêm ít hành lá. Khi cầu kì nấu nước dashi từ chính lá rong biển thì trong bát súp còn có thêm mẩu rong biển nữa, còn như mình nấu, chỉ dùng gói bột dashi để hòa thành nước dùng thì không có được.

Lần này, ngoài đậu tươi, mình cho thêm vào bát súp ít nấm kim châm. Nấu súp miso vừa sôi, quấy cho miso tan hết vào nước dùng, nếu nhạt thì cho thêm một chút xì dầu. Sau đó cho nấm kim châm và đậu tươi vào đảo nhẹ nhàng để đậu không vỡ. Nấm kim châm không cần nấu kĩ quá, chỉ cần nấu đến khi nấm tái và miếng đậu nóng là được. Sau đó cho ra bát rồi rắc hành lá thái nhỏ lên.

Thỉnh thoảng nấu một bát súp thanh ngọt, nhẹ nhàng thế này đem lại cảm giác rất thư thái cho bữa ăn. Với món súp này, ăn cùng với chút cơm trắng là mình thấy bữa ăn trọn vẹn rồi.

Nhật Bản Today - Súp miso là một món soup có vị thanh, nhẹ nhàng với nhiều vị đặc trưng của món Nhật. Thường khi ăn một suất cơm Nhật bao giờ cũng có kèm theo 1 bát súp miso.  

Nấm kim châm và súp miso

Đúng như tên gọi, súp có vị thơm đặc biệt của một loại tương đậu nành ở dạng nhuyễn, được ủ đến khi lên men, tên gọi là miso (paste). Có 2 loại miso trắng (thực chất là màu vàng) và đỏ (màu nâu đỏ sẫm), khác nhau về thời gian ủ và lên men.

Một bát súp miso thường đơn giản chỉ có miso hòa tan trong nước dùng dashi, trong đó bỏ thêm vài miếng đậu phụ tươi nhỏ và rắc thêm ít hành lá. Khi cầu kì nấu nước dashi từ chính lá rong biển thì trong bát súp còn có thêm mẩu rong biển nữa, còn như mình nấu, chỉ dùng gói bột dashi để hòa thành nước dùng thì không có được.

Lần này, ngoài đậu tươi, mình cho thêm vào bát súp ít nấm kim châm. Nấu súp miso vừa sôi, quấy cho miso tan hết vào nước dùng, nếu nhạt thì cho thêm một chút xì dầu. Sau đó cho nấm kim châm và đậu tươi vào đảo nhẹ nhàng để đậu không vỡ. Nấm kim châm không cần nấu kĩ quá, chỉ cần nấu đến khi nấm tái và miếng đậu nóng là được. Sau đó cho ra bát rồi rắc hành lá thái nhỏ lên.

Thỉnh thoảng nấu một bát súp thanh ngọt, nhẹ nhàng thế này đem lại cảm giác rất thư thái cho bữa ăn. Với món súp này, ăn cùng với chút cơm trắng là mình thấy bữa ăn trọn vẹn rồi.

Nhật Bản Today - Nabemono là món ăn được yêu thích trong mùa đông, được chế biến từ hải sản, thịt gà hoặc thịt heo và rau quả. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn. Thành phần được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích.

 Loại nabemono thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsaki, kanisuki, dotenabe, shabushabu và sukiyaki. Khách chọn thức ăn còn sống rồi đưa vào cái nồi giữa bàn (giống món lẩu ở Việt Nam). 2 món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng không béo, thịt gà, rau cải, cá) và Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau)

Ăn cùng nhau là tính đặc trưng của Nabemono, người châu Á nghĩ rằng ăn chung trong một nồi như vậy sẽ làm tăng tính tập thể và làm cho mối quan hệ giữa con người gần gũi với nhau hơn. Chính vì vậy người Nhật thường hay nói鍋 を 囲む, tức là "ngồi quanh nồi" có ngụ ý rằng nabemono chia sẻ sẽ tạo mối quan hệ ấm áp giữa mọi người khi ăn cùng nhau, Nabemono rất thích hợp để ăn cùng bạn bè hay gia đình.


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 1



Có nhiều loại nabemono khác nhau tùy thuộc vào thành phần sử dụng như: hàu, sò, cá tuyết, cá hồi, rùa và phổ biến nhất là gà. Chanko nabe là thức ăn chính của Sumo Nhật Bản với nhiều loại khác nhau: thịt gà, hải sản, khoai tây và các loại rau, ngoài ra còn có thành phần gạo, mì giúp cho Sumo có thể duy trì một trọng lượng đáng kể khi thi đấu  Nabemono phổ biến nhất tại Nhật là Yosenabe. Yose có nghĩa là " đặt cùng nhau", như vậy cụm từ Yosenabe mang ý nghĩa rằng tất cả mọi thứ như thịt, cá, trứng, đậu hũ, rau được nấu chung trong một nồi. Yosenabe thường được ăn thêm với Miso hoặc nước tương. Các loại nabemono thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsuki, sukiyaki với thực phẩm chủ yếu là thịt bò.


Nabemono đôi khi chỉ được gọi là Nabe. Ở Nhật Bản, mỗi địa phương có mỗi loại nabemono đặc trưng riêng


Ishikari- nabe (Hokkaido) gồm có các thành phần: cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hũ, bắp cải, tỏi tây, nấm shiitake


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 2


- Kiritanpo- nanbe (Quận Tohoku) gồm có các thành phần kiritanpo, thịt gà, cây ngưu bàng, rau mùi tây, tỏi tây


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 3


- Houtou- nabe (Huyện Kanto) gồm có các thành phần: bí đỏ, cải bắp Trung Quốc, cà rốt, khoai môn, mì houtou


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 4


- Momiji- nabe( các huyện trung du) gồm các thành phần: thịt nai, cây ngưu bàng, nấm shiitake, tỏi tây, đậu phụ, rau xanh


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 5


Để kích thích khẩu vị khi ăn tabemono, người Nhật thường cho thêm nước sốt vào. Có rất nhiều loại nước sốt, chẳng hạn như nước sốt mè được làm từ vừng, nước tương, rượu sake, tảo bẹ và đường.

Nhật Bản Today - Nabemono là món ăn được yêu thích trong mùa đông, được chế biến từ hải sản, thịt gà hoặc thịt heo và rau quả. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn. Thành phần được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích.

 Loại nabemono thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsaki, kanisuki, dotenabe, shabushabu và sukiyaki. Khách chọn thức ăn còn sống rồi đưa vào cái nồi giữa bàn (giống món lẩu ở Việt Nam). 2 món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng không béo, thịt gà, rau cải, cá) và Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau)

Ăn cùng nhau là tính đặc trưng của Nabemono, người châu Á nghĩ rằng ăn chung trong một nồi như vậy sẽ làm tăng tính tập thể và làm cho mối quan hệ giữa con người gần gũi với nhau hơn. Chính vì vậy người Nhật thường hay nói鍋 を 囲む, tức là "ngồi quanh nồi" có ngụ ý rằng nabemono chia sẻ sẽ tạo mối quan hệ ấm áp giữa mọi người khi ăn cùng nhau, Nabemono rất thích hợp để ăn cùng bạn bè hay gia đình.


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 1



Có nhiều loại nabemono khác nhau tùy thuộc vào thành phần sử dụng như: hàu, sò, cá tuyết, cá hồi, rùa và phổ biến nhất là gà. Chanko nabe là thức ăn chính của Sumo Nhật Bản với nhiều loại khác nhau: thịt gà, hải sản, khoai tây và các loại rau, ngoài ra còn có thành phần gạo, mì giúp cho Sumo có thể duy trì một trọng lượng đáng kể khi thi đấu  Nabemono phổ biến nhất tại Nhật là Yosenabe. Yose có nghĩa là " đặt cùng nhau", như vậy cụm từ Yosenabe mang ý nghĩa rằng tất cả mọi thứ như thịt, cá, trứng, đậu hũ, rau được nấu chung trong một nồi. Yosenabe thường được ăn thêm với Miso hoặc nước tương. Các loại nabemono thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsuki, sukiyaki với thực phẩm chủ yếu là thịt bò.


Nabemono đôi khi chỉ được gọi là Nabe. Ở Nhật Bản, mỗi địa phương có mỗi loại nabemono đặc trưng riêng


Ishikari- nabe (Hokkaido) gồm có các thành phần: cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hũ, bắp cải, tỏi tây, nấm shiitake


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 2


- Kiritanpo- nanbe (Quận Tohoku) gồm có các thành phần kiritanpo, thịt gà, cây ngưu bàng, rau mùi tây, tỏi tây


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 3


- Houtou- nabe (Huyện Kanto) gồm có các thành phần: bí đỏ, cải bắp Trung Quốc, cà rốt, khoai môn, mì houtou


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 4


- Momiji- nabe( các huyện trung du) gồm các thành phần: thịt nai, cây ngưu bàng, nấm shiitake, tỏi tây, đậu phụ, rau xanh


Cùng thưởng thức Lẩu Nhật Bản 5


Để kích thích khẩu vị khi ăn tabemono, người Nhật thường cho thêm nước sốt vào. Có rất nhiều loại nước sốt, chẳng hạn như nước sốt mè được làm từ vừng, nước tương, rượu sake, tảo bẹ và đường.

Nhật Bản Today - Nếu bạn thích đồ ăn Nhật thì cũng nên tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của đất nước này. Sẽ có rất nhiều điều thú vụ mà bạn chưa biết đấy! ...

Có thể nói, ẩm thực Nhật Bản là những bữa ăn được bài trí cực kỳ là đẹp mắt, những món sushi độc đáo hay món cá sống sashimi được rất nhiều người hâm mộ trên thế giới… Thế nhưng các ấy có biết bên cạnh những món ăn nổi tiếng như sushi thì nghệ thuật chế biến những món nướng của Nhật Bản cũng thu hút được rất nhiều "fan" không? Từ thời xa xưa, trên bàn ăn Nhật vốn đã không thể thiếu những món nướng rồi. Đến thời đại phát triển của đủ các công cụ phục vụ hiện đại, người Nhật vẫn không hề bỏ quên món ăn truyền thống đó.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 1

Trước hết, nhắc đến đồ nướng Nhật, không ai có thể bỏ qua cái tên Teriyaki quen thuộc cả, đó chính là phong cách nướng rất phổ biến của đất nước mặt trời mọc đấy! Teri trong tiếng Nhật chỉ sự giòn, thơm và nâu bóng của bề mặt món ăn. Điều này có được là bởi sốt Teriyaki (thứ nước sốt sánh đặc được làm từ nước tương, rượu sake hoặc rượu mirin, đường hoặc mật ong). Còn Yaki có nghĩa là sự nướng trên lửa. Theo cách truyền thống của Nhật thì thịt, cá sẽ được nhúng vào nước sốt để ướp rồi đem nướng, hay cũng có nơi lại không ướp trước mà dùng chổi quét nước sốt lên bề mặt thịt nhiều lần trong khi nướng các bạn ạ.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 2

Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy trên hầu hết các bàn ăn Nhật những món nướng độc đáo, đa dạng và còn chứa nhiều protein nữa chứ. Nghệ thuật ở đây bao gồm cả sự độc đáo trong cách chế biến, tẩm ướp gia vị lẫn sự đa dạng của các phong cách nướng. Dọc theo các con phố ở Nhật, trong những ngày lễ hội, người ta dễ dàng bắt gặp những quán đồ nướng ven đường với chiếc lò nướng sơ khai đơn giản và rẻ tiền với đủ các xiên nướng tỏa ra hương vị hấp dẫn khác nhau. Và từ chính những hàng quán nhỏ giản dị đó, nhiều món ăn đã đi vào thực đơn của các khách sạn lớn đấy!


Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 3


Có thể kể đến như sụn gà xiên nướng, bạch quả nướng muối, tim gà nướng muối hay cá xiên nướng, đặc biệt có món Yakitori (chính là gà xiên nướng kèm với rau í)… Bí mật để làm cho những món nướng này đạt được hiệu quả cao nhất chính là cách tẩm ướp đầy đủ gia vị như gừng, hạt tiêu, mù tạc và nước sốt đặc trưng. Rồi khi bước chân vào những quán ăn đắt tiền, người Nhật đã tạo sự sang trọng cho món ăn dân dã đó bằng cách thay than hoa bằng loại đá nướng Hỏa Sơn có khả năng giữ nhiệt cao. Bằng cách nướng như vậy, thức ăn được làm chín đều từ ngoài vào trong khiến món ăn hấp dẫn về cả hương vị lẫn màu sắc. Thêm vào đó, cách này còn giữ được vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu và giảm thiểu nguy cơ gây ung thư của đồ nướng nữa chứ!

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 4

Cao cấp hơn chút nữa là những bàn nướng từ lâu đã đi vào cả phim ảnh lẫn truyện tranh Nhật, hình ảnh này như trở thành một nét văn hóa riêng của xứ mặt trời mọc. Đó chính là bếp Teppanyaki. Quả là thú vị làm sao khi được ngồi quây quanh một bàn bếp lớn, vừa ăn vừa chiêm ngưỡng những người đầu bếp như những nghệ nhân có cánh tay điêu luyện với các dụng cụ chuyên dụng chế biến món ăn. Nếu như điều làm nên sức hấp dẫn của cách nướng trên than nằm chủ yếu ở cách tẩm ướp gia vị thì với bếp Teppanyaki, điều đó lại nằm ở ngón nghề của những người đầu bếp chuyên nghiệp với những chiêu tung hứng, nhào lộn thức ăn trên bàn bếp vô cùng đẹp mắt. Kết quả là thực khách sẽ được thỏa lòng vô cùng bởi vừa được no mắt lại còn được no bụng.


Ở một số nhà hàng đồ nướng của Nhật, người ta còn sử dụng thêm cả loại lẩu nướng và nướng không khói, chủ yếu là để đáp ứng những người khó tính, cầu kỳ và cũng là những thực khách "rủng rỉnh" cực kỳ. Tuy nhiên, dù là sử dụng loại nào đi chăng nữa thì các món đồ nướng của Nhật vẫn đều thể hiện một sự thống nhất chung. Đó là việc sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau, tẩm ướp đậm và hay sử dụng gia vị nồng nữa chứ. Có lẽ nhờ vậy mà người thưởng thức dễ hấp dẫn bởi hương vị đậm đà, thơm ngọt mà không hề có sự tham gia cũng những hóa chất nào của những món ăn này. Bên cạnh đó, còn một yếu tố nữa để làm nên nét độc đáo cho đồ nướng của Nhật, đố biết là cái gì đấy??? Đó chính là nước sốt ăn kèm các bạn ạ. Nguyên liệu chính của đa số các loại nước sốt chính là tương Nhật. Một loại tương có vị ngọt thanh, thơm ngậy, kích thích vị giác của người thưởng thức một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, nước sốt còn được pha chế một cách hài và hòa kết hợp thêm một số gia vị bổ sung khác tạo nên một hương vị riêng, độc đáo và chất lượng nữa.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 5

Nền ẩm thưc Nhật đã được bạn bè bốn phương biết đến bởi sự đa dạng và phong phú về nguyên liệu, sự cầu kỳ trong cách chế biến, sự tinh tế trong cách pha trộn giữa màu sắc và hương vị. Không nghiêng về sự hoành tráng như ẩm thực Trung Hoa, người ta luôn tìm thấy sư bắt mắt tinh tế trong những món ăn nhỏ nhắn, xinh xắn của đất nước Phù Tang này. Người ta thường nói, ẩm thực là một cách để nói cho cả thế giới biết con người của đất nước bạn. Và điều này thật chính xác đối với ẩm thực Nhật. Chính sự tỉ mỉ, cầu kỳ nhưng không làm mất đi nét thanh nhã trong viêc chế biến những món ăn Nhật, kể từ đồ nướng cho đến các món ăn cầu kỳ khác nữa đã cho chúng mình và các bạn bè trên khắp thế giới hiểu được thêm nhiều điều về tính cách của con người nơi đây phải không !

Nhật Bản Today - Nếu bạn thích đồ ăn Nhật thì cũng nên tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của đất nước này. Sẽ có rất nhiều điều thú vụ mà bạn chưa biết đấy! ...

Có thể nói, ẩm thực Nhật Bản là những bữa ăn được bài trí cực kỳ là đẹp mắt, những món sushi độc đáo hay món cá sống sashimi được rất nhiều người hâm mộ trên thế giới… Thế nhưng các ấy có biết bên cạnh những món ăn nổi tiếng như sushi thì nghệ thuật chế biến những món nướng của Nhật Bản cũng thu hút được rất nhiều "fan" không? Từ thời xa xưa, trên bàn ăn Nhật vốn đã không thể thiếu những món nướng rồi. Đến thời đại phát triển của đủ các công cụ phục vụ hiện đại, người Nhật vẫn không hề bỏ quên món ăn truyền thống đó.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 1

Trước hết, nhắc đến đồ nướng Nhật, không ai có thể bỏ qua cái tên Teriyaki quen thuộc cả, đó chính là phong cách nướng rất phổ biến của đất nước mặt trời mọc đấy! Teri trong tiếng Nhật chỉ sự giòn, thơm và nâu bóng của bề mặt món ăn. Điều này có được là bởi sốt Teriyaki (thứ nước sốt sánh đặc được làm từ nước tương, rượu sake hoặc rượu mirin, đường hoặc mật ong). Còn Yaki có nghĩa là sự nướng trên lửa. Theo cách truyền thống của Nhật thì thịt, cá sẽ được nhúng vào nước sốt để ướp rồi đem nướng, hay cũng có nơi lại không ướp trước mà dùng chổi quét nước sốt lên bề mặt thịt nhiều lần trong khi nướng các bạn ạ.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 2

Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy trên hầu hết các bàn ăn Nhật những món nướng độc đáo, đa dạng và còn chứa nhiều protein nữa chứ. Nghệ thuật ở đây bao gồm cả sự độc đáo trong cách chế biến, tẩm ướp gia vị lẫn sự đa dạng của các phong cách nướng. Dọc theo các con phố ở Nhật, trong những ngày lễ hội, người ta dễ dàng bắt gặp những quán đồ nướng ven đường với chiếc lò nướng sơ khai đơn giản và rẻ tiền với đủ các xiên nướng tỏa ra hương vị hấp dẫn khác nhau. Và từ chính những hàng quán nhỏ giản dị đó, nhiều món ăn đã đi vào thực đơn của các khách sạn lớn đấy!


Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 3


Có thể kể đến như sụn gà xiên nướng, bạch quả nướng muối, tim gà nướng muối hay cá xiên nướng, đặc biệt có món Yakitori (chính là gà xiên nướng kèm với rau í)… Bí mật để làm cho những món nướng này đạt được hiệu quả cao nhất chính là cách tẩm ướp đầy đủ gia vị như gừng, hạt tiêu, mù tạc và nước sốt đặc trưng. Rồi khi bước chân vào những quán ăn đắt tiền, người Nhật đã tạo sự sang trọng cho món ăn dân dã đó bằng cách thay than hoa bằng loại đá nướng Hỏa Sơn có khả năng giữ nhiệt cao. Bằng cách nướng như vậy, thức ăn được làm chín đều từ ngoài vào trong khiến món ăn hấp dẫn về cả hương vị lẫn màu sắc. Thêm vào đó, cách này còn giữ được vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu và giảm thiểu nguy cơ gây ung thư của đồ nướng nữa chứ!

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 4

Cao cấp hơn chút nữa là những bàn nướng từ lâu đã đi vào cả phim ảnh lẫn truyện tranh Nhật, hình ảnh này như trở thành một nét văn hóa riêng của xứ mặt trời mọc. Đó chính là bếp Teppanyaki. Quả là thú vị làm sao khi được ngồi quây quanh một bàn bếp lớn, vừa ăn vừa chiêm ngưỡng những người đầu bếp như những nghệ nhân có cánh tay điêu luyện với các dụng cụ chuyên dụng chế biến món ăn. Nếu như điều làm nên sức hấp dẫn của cách nướng trên than nằm chủ yếu ở cách tẩm ướp gia vị thì với bếp Teppanyaki, điều đó lại nằm ở ngón nghề của những người đầu bếp chuyên nghiệp với những chiêu tung hứng, nhào lộn thức ăn trên bàn bếp vô cùng đẹp mắt. Kết quả là thực khách sẽ được thỏa lòng vô cùng bởi vừa được no mắt lại còn được no bụng.


Ở một số nhà hàng đồ nướng của Nhật, người ta còn sử dụng thêm cả loại lẩu nướng và nướng không khói, chủ yếu là để đáp ứng những người khó tính, cầu kỳ và cũng là những thực khách "rủng rỉnh" cực kỳ. Tuy nhiên, dù là sử dụng loại nào đi chăng nữa thì các món đồ nướng của Nhật vẫn đều thể hiện một sự thống nhất chung. Đó là việc sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau, tẩm ướp đậm và hay sử dụng gia vị nồng nữa chứ. Có lẽ nhờ vậy mà người thưởng thức dễ hấp dẫn bởi hương vị đậm đà, thơm ngọt mà không hề có sự tham gia cũng những hóa chất nào của những món ăn này. Bên cạnh đó, còn một yếu tố nữa để làm nên nét độc đáo cho đồ nướng của Nhật, đố biết là cái gì đấy??? Đó chính là nước sốt ăn kèm các bạn ạ. Nguyên liệu chính của đa số các loại nước sốt chính là tương Nhật. Một loại tương có vị ngọt thanh, thơm ngậy, kích thích vị giác của người thưởng thức một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, nước sốt còn được pha chế một cách hài và hòa kết hợp thêm một số gia vị bổ sung khác tạo nên một hương vị riêng, độc đáo và chất lượng nữa.

Thưởng thức đồ nướng Nhật Bản 5

Nền ẩm thưc Nhật đã được bạn bè bốn phương biết đến bởi sự đa dạng và phong phú về nguyên liệu, sự cầu kỳ trong cách chế biến, sự tinh tế trong cách pha trộn giữa màu sắc và hương vị. Không nghiêng về sự hoành tráng như ẩm thực Trung Hoa, người ta luôn tìm thấy sư bắt mắt tinh tế trong những món ăn nhỏ nhắn, xinh xắn của đất nước Phù Tang này. Người ta thường nói, ẩm thực là một cách để nói cho cả thế giới biết con người của đất nước bạn. Và điều này thật chính xác đối với ẩm thực Nhật. Chính sự tỉ mỉ, cầu kỳ nhưng không làm mất đi nét thanh nhã trong viêc chế biến những món ăn Nhật, kể từ đồ nướng cho đến các món ăn cầu kỳ khác nữa đã cho chúng mình và các bạn bè trên khắp thế giới hiểu được thêm nhiều điều về tính cách của con người nơi đây phải không !

Nhật Bản Today - Ekiben trở nên phổ biến trong đời sống Nhật Bản khi mạng lưới đường sắt tỏa ra khắp nước và ngày nay vẫn là một trong những sở thích của hành khách mỗi khi đi tàu hỏa. Một trong những cái thú lớn nhất khi đi tàu hỏa là vừa được mở hộp cơm nhâm nhi, vừa ngắm phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp trôi qua hai bên đường.



Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 1


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 2

Đa dạng ekiben



Ekiben là chữ viết tắt của eki-uri-bento, nghĩa là "Cơm hộp bán tại ga tàu hỏa". Tục ăn ekiben xuất hiện ở đất nước mặt trời mọc từ năm 1880. Những hộp cơm đầu tiên được bán tại ga Utsunomiga, tỉnh Tochigi rất giản dị: Hai vắt cơm và vài lát củ cải muối, gói trong miếng bẹ măng tre.

Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 3


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 4c

Chẳng bao lâu sau, dọc theo tất cả các tuyến đường sắt đều có bán ekiben. Rồi mỗi địa phương bắt đầu tung ra những hộp cơm giới thiệu đặc sản của mình. Ví như ekiben của tỉnh Kobe kèm những món ăn được chế biến từ thịt bò Kobe Bryant nổi tiếng thế giới. Ekiben của hãng tàu hỏa Bento Ikameshi ở vùng Tohoku lại gồm cơm, mực thẻ (gỏi và chín) chấm nước sốt đậu tương (giá 4,5USD/hộp). Vùng Kanto thì lại giới thiệu đặc sản là cơm vắt, tôm hồng nhồi vỏ sò hấp, nấm xào, rau bạc hà mèo (giá 8,3USD/hộp)…



Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 5
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ngành đường sắt xứ sở hoa anh đào ngày càng phát triển, không những thuận tiện cho việc đi lại của người dân mà còn trở thành một sản phẩm du lịch phổ biến thì ekiben lại càng đa dạng và phong phú cả về kiểu dáng lẫn chất lượng.


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 6

Nhật Bản Today - Ekiben trở nên phổ biến trong đời sống Nhật Bản khi mạng lưới đường sắt tỏa ra khắp nước và ngày nay vẫn là một trong những sở thích của hành khách mỗi khi đi tàu hỏa. Một trong những cái thú lớn nhất khi đi tàu hỏa là vừa được mở hộp cơm nhâm nhi, vừa ngắm phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp trôi qua hai bên đường.



Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 1


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 2

Đa dạng ekiben



Ekiben là chữ viết tắt của eki-uri-bento, nghĩa là "Cơm hộp bán tại ga tàu hỏa". Tục ăn ekiben xuất hiện ở đất nước mặt trời mọc từ năm 1880. Những hộp cơm đầu tiên được bán tại ga Utsunomiga, tỉnh Tochigi rất giản dị: Hai vắt cơm và vài lát củ cải muối, gói trong miếng bẹ măng tre.

Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 3


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 4c

Chẳng bao lâu sau, dọc theo tất cả các tuyến đường sắt đều có bán ekiben. Rồi mỗi địa phương bắt đầu tung ra những hộp cơm giới thiệu đặc sản của mình. Ví như ekiben của tỉnh Kobe kèm những món ăn được chế biến từ thịt bò Kobe Bryant nổi tiếng thế giới. Ekiben của hãng tàu hỏa Bento Ikameshi ở vùng Tohoku lại gồm cơm, mực thẻ (gỏi và chín) chấm nước sốt đậu tương (giá 4,5USD/hộp). Vùng Kanto thì lại giới thiệu đặc sản là cơm vắt, tôm hồng nhồi vỏ sò hấp, nấm xào, rau bạc hà mèo (giá 8,3USD/hộp)…



Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 5
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ngành đường sắt xứ sở hoa anh đào ngày càng phát triển, không những thuận tiện cho việc đi lại của người dân mà còn trở thành một sản phẩm du lịch phổ biến thì ekiben lại càng đa dạng và phong phú cả về kiểu dáng lẫn chất lượng.


Ebiken - Độc đáo ẩm thực hỏa xa Nhật Bản 6