Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm du học Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm du học Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Ký túc xá, nhà khách, căn hộ ở ghép được chia sẻ theo tiêu chuẩn điều kiện vật chất và sinh hoạt. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ có một phòng riêng trừ khi có hai người ghi danh với nhau và yêu cầu chia sẻ cùng chỗ ở. Ký túc xá thường được sắp xếp theo giới tính (nam, nữ) và có một số ký túc xá hỗn hợp.

Đặc điểm nhà ở tại Nhật Bản


Kinh nghiệm chọn ký túc xá khi du học tại Nhật Bản

Ký túc xá:
 - Người quản lý Ký túc xá sẽ luôn có mặt xung quanh nơi chỗ ở, vì vậy bạn có thể cảm thấy an toàn bất cứ lúc nào.
- Hiện có rất nhiều sinh viên trong ký túc xá và bạn có thể dễ dàng kết bạn.
- Lệ phí chỗ ở cũng tương đối rẻ hơn so với những chỗ ở khác.

Ở ghép/ chia sẻ chung Căn hộ
- Ở ghép về cơ bản có nghĩa là chia sẻ một ngôi nhà với những người khác.
- Sinh viên du học Nhật Bản sẽ chia sẻ phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm.
- Bạn có thể trở thành bạn bè với những người từ các quốc gia và các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Bạn có thể chọn thời gian lưu trú tại Nhật Bản vào mỗi tháng.
- Không có yêu cầu về tiền đặt cọc chỗ ở hoặc các khoản tiền quan trọng khác điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí đi lại khi du học Nhật Bản.
- Đồ nội thất cơ bản và điện tử gia dụng được cung cấp sẵn trong phòng để bạn có thể bắt đầu tận hưởng ngay một cuộc sống thoải mái.

Nhà dân bản xứ
- Bạn có thể sống với gia đình bản xứ Nhật Bản trong nhà của họ vào một khoảng thời gian ngắn.
- Như một quy luật chung, bữa ăn sáng sẽ được phục vụ mỗi ngày. Còn bữa ăn tối thường có thể được sắp xếp.
- Xin vui lòng không ở nhà dân bản xứ nếu bạn là người hút thuốc hoặc bị bệnh dị ứng

Nhật Bản Today - Ký túc xá, nhà khách, căn hộ ở ghép được chia sẻ theo tiêu chuẩn điều kiện vật chất và sinh hoạt. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ có một phòng riêng trừ khi có hai người ghi danh với nhau và yêu cầu chia sẻ cùng chỗ ở. Ký túc xá thường được sắp xếp theo giới tính (nam, nữ) và có một số ký túc xá hỗn hợp.

Đặc điểm nhà ở tại Nhật Bản


Kinh nghiệm chọn ký túc xá khi du học tại Nhật Bản

Ký túc xá:
 - Người quản lý Ký túc xá sẽ luôn có mặt xung quanh nơi chỗ ở, vì vậy bạn có thể cảm thấy an toàn bất cứ lúc nào.
- Hiện có rất nhiều sinh viên trong ký túc xá và bạn có thể dễ dàng kết bạn.
- Lệ phí chỗ ở cũng tương đối rẻ hơn so với những chỗ ở khác.

Ở ghép/ chia sẻ chung Căn hộ
- Ở ghép về cơ bản có nghĩa là chia sẻ một ngôi nhà với những người khác.
- Sinh viên du học Nhật Bản sẽ chia sẻ phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm.
- Bạn có thể trở thành bạn bè với những người từ các quốc gia và các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Bạn có thể chọn thời gian lưu trú tại Nhật Bản vào mỗi tháng.
- Không có yêu cầu về tiền đặt cọc chỗ ở hoặc các khoản tiền quan trọng khác điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí đi lại khi du học Nhật Bản.
- Đồ nội thất cơ bản và điện tử gia dụng được cung cấp sẵn trong phòng để bạn có thể bắt đầu tận hưởng ngay một cuộc sống thoải mái.

Nhà dân bản xứ
- Bạn có thể sống với gia đình bản xứ Nhật Bản trong nhà của họ vào một khoảng thời gian ngắn.
- Như một quy luật chung, bữa ăn sáng sẽ được phục vụ mỗi ngày. Còn bữa ăn tối thường có thể được sắp xếp.
- Xin vui lòng không ở nhà dân bản xứ nếu bạn là người hút thuốc hoặc bị bệnh dị ứng

Nhật Bản Today - Bài viết dưới đây là một chia sẻ của một cựu du học sinh Nhật Bản về kinh nghiệm khi du học tại đất nước mặt trời mọc này. 
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !

Nhật Bản Today - Bài viết dưới đây là một chia sẻ của một cựu du học sinh Nhật Bản về kinh nghiệm khi du học tại đất nước mặt trời mọc này. 
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !

Nhật Bản Today - Dưới đây là một số điều nên làm và nên tránh khi đi du học tại Nhật Bản có thể giúp ích được phần nào cho các bạn đã và đang có ý định đi du học Nhật Bản.

Những điều nên làm và nên tránh khi du học tại Nhật Bản

I. Quá trình học tập tại Nhật bản

Đa số những sinh viên du học tự túc đều phải tuân thủ theo một quy trình học tập như sau:  vào học tiếng Nhật ở các trường dạy Tiếng, sau đó học lên đại học(ngắn hạn hoặc dài hạn), sau khi tốt nghiệp đại học các bạn du học sinh có thể chọn lựa: về nước hoặc là tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Nhìn quy trình có vẻ đơn giản nhưng nếu các bạn không chú ý thì có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào.Theo như những kinh nghiệm của các bạn du học sinh, khi học tập ở Nhật các bạn phải chú ý các điều sau đây:

1) Giai đoạn học Tiếng :
Các trường dạy Tiếng ở Nhật đều tạo điều kiện cho sinh viên du học vừa học tiếng Nhật vừa làm việc để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên có nhiều bạn đã để mất cơ hội này bởi vì nhiều lý do, trong đó 2 lý do cơ bản nhất là : năng lực tiếng Nhật kém không đủ điều kiện làm việc, không tuân thủ quy định của nhà trường. Như vậy nếu như các bạn muốn sau khi đến Nhật du học có thể mau chóng có việc làm thêm thì phải chuẩn bị cho bản thân nền tảng tiếng Nhật khi còn ở Việt Nam và khi qua Nhật trong 1, 2 tháng đầu phải cố gắng học tập, đàm thoại tiếng Nhật thật nhiều với mọi người xung quanh, đặc biệt khi đã được trường cấp quyết định cho phép làm thêm thì phải tuân thủ theo quy định của nhà trường, phải báo cáo chính xác công việc đang làm khi nhà trường  yêu cầu, đồng thời phải giữ vững thành tích học tập, có như vậy công việc mới lâu dài, thu nhập mới ổn định được.Ngoài việc  giúp học viên tìm kiếm việc làm, các trường học Tiếng còn giúp đõ những học viên tốt nghiệp có ý định ở lại Nhật học lên đại học tìm trường phù hợp với nguyện vọng và  chuyên ngành đăng ký.

2) Giai đoạn học đại học :

Sau khi thi đậu vào các trường Đại học của Nhật, các bạn sẽ có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Đây là giai đoạn các bạn phải tích cực sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp với bạn bè xung quanh. Môi trường đại học Nhật Bản tương đối dễ chịu, không gay gắt như các nước khác. Các bạn sẽ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động đội nhóm, làm thêm. Vì thế hãy  tận dụng cơ hội này đi làm thêm để trau dồi khả năng tiếng Nhật, thu thập thêm kinh nghiệm thực tế. Nên tìm cách chớp những cơ hội mở mang kiến thức qua các chương trình du học trao đổi, hay thực tập tại các công ty danh tiếng hơn là tiêu tốn hết các kỳ nghỉ vào các chuyến về thăm nhà. Tuy nhiên các bạn phải tuân thủ đúng quy tắc của nhà trường: ví dụ như tuân thủ thời gian lên lớp…, có như vậy việc tốt nghiệp của bạn mới thuận lợi. Thêm vào đó,  các bạn có ý định làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp cần phải xác định chuyên ngành làm việc và công ty bản thân muốn làm càng sm càng tốt, thời gian hay nhất là bạn nên lựa chọn xong khi kết thúc năm nhất Đại Học, sau đó tích cực gửi hồ sơ xin việc.

Vào năm cuối của khoá học, bạn sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo sư.Trong thời gian này, bạn phải cố gắng tạo được thiện cảm với giáo sư hướng dẫn, không nên tự quyết định việc gì mà chưa thông qua ý kiến của giáo sư. Có như vậy thì việc tốt nghiệp của bạn mới dễ dàng.

3) Sau khi tốt nghiệp đại học :
-Sau khi tốt nghiệp đại học, các bạn có thể lựa chọn về nước hoặc ở lại Nhật tiếp tục học tập và làm việc. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình du học.

II. Cuộc sống du học :

Đối với các bạn sinh viên du học tự túc thì lúc đầu khi mới đến Nhật cuộc sống tương đối khó khăn, tuy nhiên nếu các bạn cố gắng học tiếng Nhật thật tốt, các bạn có thể kiếm được việc làm thêm giúp tăng thêm thu nhập và có được môi trường rèn luyện tiếng Nhật hiệu quả nhất. Vì thế nếu muốn cuộc sống du học được nhẹ nhàng, thoải mái hơn thì trước khi sang Nhật các bạn phải trang bị cho bản thân vốn tiếng Nhật cơ bản, tốt nhất phải tương đương N4(3kyu). Trường hoặc trung tâm tiếng Nhật nơi bạn học thường tổ chức cho bạn các chương trình homestay (nghỉ tại các gia đình Nhật Bản) trong thời gian từ vài ngày đến một tuần, hoặc các chương trình giao lưu quốc tế gặp gỡ với người Nhật hoặc bạn bè đến từ nhiều nước khác trên thế giới. Đây là dịp rất quý báu để bạn có thể phát triển mối quan hệ với các gia đình và bạn bè Nhật Bản và biết thêm về lối sống của họ. Người Nhật vẫn còn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống và Á Đông, rất chu đáo và hiếu khách. Nếu chúng ta có được tình cảm với các gia đình homestay trong nhiều năm và được họ coi như là người thân trong gia đình thì khi các bạn gặp khó khăn ví dụ như chưa rõ nhiều điều về cuộc sống tại Nhật Bản, các gia đình homestay sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Nói tóm lại, cuộc sống của các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân các bạn.Vì thế rất mong các bạn đã đang và sẽ đi du học hãy cố gắng, nổ lực hết mình, đừng để khó khăn trước mắt đánh bại.

Nhật Bản Today - Dưới đây là một số điều nên làm và nên tránh khi đi du học tại Nhật Bản có thể giúp ích được phần nào cho các bạn đã và đang có ý định đi du học Nhật Bản.

Những điều nên làm và nên tránh khi du học tại Nhật Bản

I. Quá trình học tập tại Nhật bản

Đa số những sinh viên du học tự túc đều phải tuân thủ theo một quy trình học tập như sau:  vào học tiếng Nhật ở các trường dạy Tiếng, sau đó học lên đại học(ngắn hạn hoặc dài hạn), sau khi tốt nghiệp đại học các bạn du học sinh có thể chọn lựa: về nước hoặc là tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Nhìn quy trình có vẻ đơn giản nhưng nếu các bạn không chú ý thì có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào.Theo như những kinh nghiệm của các bạn du học sinh, khi học tập ở Nhật các bạn phải chú ý các điều sau đây:

1) Giai đoạn học Tiếng :
Các trường dạy Tiếng ở Nhật đều tạo điều kiện cho sinh viên du học vừa học tiếng Nhật vừa làm việc để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên có nhiều bạn đã để mất cơ hội này bởi vì nhiều lý do, trong đó 2 lý do cơ bản nhất là : năng lực tiếng Nhật kém không đủ điều kiện làm việc, không tuân thủ quy định của nhà trường. Như vậy nếu như các bạn muốn sau khi đến Nhật du học có thể mau chóng có việc làm thêm thì phải chuẩn bị cho bản thân nền tảng tiếng Nhật khi còn ở Việt Nam và khi qua Nhật trong 1, 2 tháng đầu phải cố gắng học tập, đàm thoại tiếng Nhật thật nhiều với mọi người xung quanh, đặc biệt khi đã được trường cấp quyết định cho phép làm thêm thì phải tuân thủ theo quy định của nhà trường, phải báo cáo chính xác công việc đang làm khi nhà trường  yêu cầu, đồng thời phải giữ vững thành tích học tập, có như vậy công việc mới lâu dài, thu nhập mới ổn định được.Ngoài việc  giúp học viên tìm kiếm việc làm, các trường học Tiếng còn giúp đõ những học viên tốt nghiệp có ý định ở lại Nhật học lên đại học tìm trường phù hợp với nguyện vọng và  chuyên ngành đăng ký.

2) Giai đoạn học đại học :

Sau khi thi đậu vào các trường Đại học của Nhật, các bạn sẽ có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Đây là giai đoạn các bạn phải tích cực sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp với bạn bè xung quanh. Môi trường đại học Nhật Bản tương đối dễ chịu, không gay gắt như các nước khác. Các bạn sẽ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động đội nhóm, làm thêm. Vì thế hãy  tận dụng cơ hội này đi làm thêm để trau dồi khả năng tiếng Nhật, thu thập thêm kinh nghiệm thực tế. Nên tìm cách chớp những cơ hội mở mang kiến thức qua các chương trình du học trao đổi, hay thực tập tại các công ty danh tiếng hơn là tiêu tốn hết các kỳ nghỉ vào các chuyến về thăm nhà. Tuy nhiên các bạn phải tuân thủ đúng quy tắc của nhà trường: ví dụ như tuân thủ thời gian lên lớp…, có như vậy việc tốt nghiệp của bạn mới thuận lợi. Thêm vào đó,  các bạn có ý định làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp cần phải xác định chuyên ngành làm việc và công ty bản thân muốn làm càng sm càng tốt, thời gian hay nhất là bạn nên lựa chọn xong khi kết thúc năm nhất Đại Học, sau đó tích cực gửi hồ sơ xin việc.

Vào năm cuối của khoá học, bạn sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo sư.Trong thời gian này, bạn phải cố gắng tạo được thiện cảm với giáo sư hướng dẫn, không nên tự quyết định việc gì mà chưa thông qua ý kiến của giáo sư. Có như vậy thì việc tốt nghiệp của bạn mới dễ dàng.

3) Sau khi tốt nghiệp đại học :
-Sau khi tốt nghiệp đại học, các bạn có thể lựa chọn về nước hoặc ở lại Nhật tiếp tục học tập và làm việc. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình du học.

II. Cuộc sống du học :

Đối với các bạn sinh viên du học tự túc thì lúc đầu khi mới đến Nhật cuộc sống tương đối khó khăn, tuy nhiên nếu các bạn cố gắng học tiếng Nhật thật tốt, các bạn có thể kiếm được việc làm thêm giúp tăng thêm thu nhập và có được môi trường rèn luyện tiếng Nhật hiệu quả nhất. Vì thế nếu muốn cuộc sống du học được nhẹ nhàng, thoải mái hơn thì trước khi sang Nhật các bạn phải trang bị cho bản thân vốn tiếng Nhật cơ bản, tốt nhất phải tương đương N4(3kyu). Trường hoặc trung tâm tiếng Nhật nơi bạn học thường tổ chức cho bạn các chương trình homestay (nghỉ tại các gia đình Nhật Bản) trong thời gian từ vài ngày đến một tuần, hoặc các chương trình giao lưu quốc tế gặp gỡ với người Nhật hoặc bạn bè đến từ nhiều nước khác trên thế giới. Đây là dịp rất quý báu để bạn có thể phát triển mối quan hệ với các gia đình và bạn bè Nhật Bản và biết thêm về lối sống của họ. Người Nhật vẫn còn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống và Á Đông, rất chu đáo và hiếu khách. Nếu chúng ta có được tình cảm với các gia đình homestay trong nhiều năm và được họ coi như là người thân trong gia đình thì khi các bạn gặp khó khăn ví dụ như chưa rõ nhiều điều về cuộc sống tại Nhật Bản, các gia đình homestay sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Nói tóm lại, cuộc sống của các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân các bạn.Vì thế rất mong các bạn đã đang và sẽ đi du học hãy cố gắng, nổ lực hết mình, đừng để khó khăn trước mắt đánh bại.