Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du học sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du học sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Du học tại Nhật Bản ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của đất nước Phù Tang này. Dưới đây là những ngành học được nhiều du học sinh chọn lựa, bởi ''đầu vào'' hay ''đầu ra'' đều thuận lợi ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.
Ngành Y tế - Chăm sóc người già đang "hút"
Hẳn bạn không quá ngạc nhiên với việc tuổi thọ người Nhật thuộc top cao nhất thế giới đúng không? Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi theo cùng với nhịp sống hiện đại, thanh niên Nhật Bản thường ngại lập gia đình và ngại sinh con.
Dân số ngày càng già đi, kéo theo lực lượng trong độ tuổi lao động trong nước ngày một khan hiếm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc những người cao tuổi đã về hưu luôn là một vấn đề nan giải khi thiếu hụt nguồn lực lao động.
Bởi vậy, các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già. Nhận thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký theo học các chuyên khoa y, điều dưỡng. Và tất nhiên, khi học xong thì cơ hội ở lại Nhật hành nghề luôn rộng mở với các bạn cùng mức lương không hề ít ỏi chút nào đâu nhé.
Người già ở Nhật Bản thường không chịu được tiết trời lạnh lẽo mỗi khi vào đông nên vào thời điểm này, du lịch đến suối nước nóng nghỉ dưỡng tại những đất nước nhiệt đới là sự lựa chọn khả thi nhất. Việt Nam cũng nằm trong “tầm ngắm” bởi khí hậu ôn hòa, ấm áp. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam nhưng tại nước mình có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Nếu bạn muốn làm việc tại quê nhà thì sao có thể bỏ lỡ cơ hội này?
Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn đi du học Nhật Bản, làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 1
Ngành y tế đang rất hot với du học sinh Nhật Bản
Điện tử, điện lạnh dành cho các chàng trai mê công nghệ
Nhật Bản là một trong những nước tiên phong đổi mới phát triển trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Ngành học này cũng là một thế mạnh đào tạo tại các trường ở xứ sở hoa anh đào. Bởi vậy, khi học xong bạn có thể tìm kiếm một công việc ngay tại Nhật hoặc làm việc cho những công ty Nhật tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào thị trường “màu mỡ” ở Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại nước mình. Đây là cơ hội đáng giá cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương “khủng”. Ngành Điện tử, điện lạnh đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là hot nhất trong những năm trước.
Công nghệ sinh học, ngành kiếm tiền bạc tỉ
Ngành công nghệ sinh học nước ta đang trên từng bước phát triển, trong khi Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển từ trước đó. Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Hiện nay Nhật Bản muốn tiến xa hơn trong các ngành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền,… với việc thành lập thêm nhiều viện nghiên cứu cùng các hội đồng chiến lược.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 2
Ngành công nghệ sinh học đang có đầu ra rất rộng mở tại Nhật Bản
Từ đó có thể thấy cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học. Và vì thế cơ hội việc làm trong ngành công nghệ sinh học rất rộng mở cho các du học sinh, dù có về nước hay không.
Công nghệ thông tin, ngành hàng đầu của Nhật
Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Nhật cũng nổi danh về những đầu tư cho công nghệ thông tin với việc bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học trong nước.
Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong đời sống người Nhật, từ công việc cho đến giải trí, bởi vậy ngành này rất được chú trọng đầu tư và phát triển.
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ thông tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 3
Ngành công nghệ thông tin chiếm vai trò quan trọng tại Nhật Bản
Muốn trở thành nhà quản lý kinh tế giỏi, hãy học tập Nhật Bản!
Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô... Người Nhật cũng nổi tiếng thế giới với việc đào tạo ra những nhà quản lý kinh tế, hoạch định chính sách tài giỏi. Bởi vậy ngành kinh tế, quản lý nằm trong top những ngành được săn đón tại nước Phù Tang.
Khi theo học tại đây, không những bạn được học những kiến thức chuyên ngành mà còn được rèn dũa những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua tác phong làm việc của người Nhật Bản: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…
Bạn đã chọn cho mình ngành phù hợp để du học Nhật Bản chưa? Nếu rồi thì còn chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch thật hoành tráng cho việc học hỏi và trải nghiệm tại đất nước xinh đẹp này!

Nhật Bản Today - Du học tại Nhật Bản ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của đất nước Phù Tang này. Dưới đây là những ngành học được nhiều du học sinh chọn lựa, bởi ''đầu vào'' hay ''đầu ra'' đều thuận lợi ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.
Ngành Y tế - Chăm sóc người già đang "hút"
Hẳn bạn không quá ngạc nhiên với việc tuổi thọ người Nhật thuộc top cao nhất thế giới đúng không? Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi theo cùng với nhịp sống hiện đại, thanh niên Nhật Bản thường ngại lập gia đình và ngại sinh con.
Dân số ngày càng già đi, kéo theo lực lượng trong độ tuổi lao động trong nước ngày một khan hiếm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc những người cao tuổi đã về hưu luôn là một vấn đề nan giải khi thiếu hụt nguồn lực lao động.
Bởi vậy, các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già. Nhận thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký theo học các chuyên khoa y, điều dưỡng. Và tất nhiên, khi học xong thì cơ hội ở lại Nhật hành nghề luôn rộng mở với các bạn cùng mức lương không hề ít ỏi chút nào đâu nhé.
Người già ở Nhật Bản thường không chịu được tiết trời lạnh lẽo mỗi khi vào đông nên vào thời điểm này, du lịch đến suối nước nóng nghỉ dưỡng tại những đất nước nhiệt đới là sự lựa chọn khả thi nhất. Việt Nam cũng nằm trong “tầm ngắm” bởi khí hậu ôn hòa, ấm áp. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam nhưng tại nước mình có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Nếu bạn muốn làm việc tại quê nhà thì sao có thể bỏ lỡ cơ hội này?
Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn đi du học Nhật Bản, làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 1
Ngành y tế đang rất hot với du học sinh Nhật Bản
Điện tử, điện lạnh dành cho các chàng trai mê công nghệ
Nhật Bản là một trong những nước tiên phong đổi mới phát triển trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Ngành học này cũng là một thế mạnh đào tạo tại các trường ở xứ sở hoa anh đào. Bởi vậy, khi học xong bạn có thể tìm kiếm một công việc ngay tại Nhật hoặc làm việc cho những công ty Nhật tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào thị trường “màu mỡ” ở Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại nước mình. Đây là cơ hội đáng giá cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương “khủng”. Ngành Điện tử, điện lạnh đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là hot nhất trong những năm trước.
Công nghệ sinh học, ngành kiếm tiền bạc tỉ
Ngành công nghệ sinh học nước ta đang trên từng bước phát triển, trong khi Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển từ trước đó. Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Hiện nay Nhật Bản muốn tiến xa hơn trong các ngành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền,… với việc thành lập thêm nhiều viện nghiên cứu cùng các hội đồng chiến lược.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 2
Ngành công nghệ sinh học đang có đầu ra rất rộng mở tại Nhật Bản
Từ đó có thể thấy cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học. Và vì thế cơ hội việc làm trong ngành công nghệ sinh học rất rộng mở cho các du học sinh, dù có về nước hay không.
Công nghệ thông tin, ngành hàng đầu của Nhật
Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Nhật cũng nổi danh về những đầu tư cho công nghệ thông tin với việc bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học trong nước.
Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong đời sống người Nhật, từ công việc cho đến giải trí, bởi vậy ngành này rất được chú trọng đầu tư và phát triển.
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ thông tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 3
Ngành công nghệ thông tin chiếm vai trò quan trọng tại Nhật Bản
Muốn trở thành nhà quản lý kinh tế giỏi, hãy học tập Nhật Bản!
Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô... Người Nhật cũng nổi tiếng thế giới với việc đào tạo ra những nhà quản lý kinh tế, hoạch định chính sách tài giỏi. Bởi vậy ngành kinh tế, quản lý nằm trong top những ngành được săn đón tại nước Phù Tang.
Khi theo học tại đây, không những bạn được học những kiến thức chuyên ngành mà còn được rèn dũa những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua tác phong làm việc của người Nhật Bản: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…
Bạn đã chọn cho mình ngành phù hợp để du học Nhật Bản chưa? Nếu rồi thì còn chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch thật hoành tráng cho việc học hỏi và trải nghiệm tại đất nước xinh đẹp này!

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Sang Nhật mới được 6 tháng, cô gái Hà thành Đặng Mai Nhi đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh.
Không chỉ xinh đẹp, dễ mến cô bạn còn có một thành tích học tập xuất sắc và có một tình yêu kì lạ với xứ sở hoa anh đào…

Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 1
Mai Nhi cảm thấy hài lòng với kết quả cuộc thi.

Chào Nhi, đạt danh hiệu Á hậu cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh vừa diễn ra, cuộc sống của bạn có gì thay đổi không?

Mình vẫn vậy thôi, có điều có thêm nhiều người làm quen, kết bạn và nhận được sự chú ý của mọi người trên facebook. Mình đã “bỏ túi” được rất nhiều kỹ năng, quen biết những người tài giỏi, và đặc biệt mình rất phục chị Phương Anh – hoa khôi của cuộc thi, chị ấy là tấm gương để Nhi học hỏi và phấn đấu nhiều hơn.

Cơ duyên nào khiến bạn du học Nhật Bản?

Cơ duyên đưa mình đến với Nhật Bản rất li kì! Mình không du học 1 mình, mà “hai mình” luôn! Đó là em gái song sinh của mình. Hai chị em cùng đi du học sau khi kết thúc lớp 12.

Bố mẹ chính là người làm hồ sơ du học nhưng giữ bí mật, mãi đến khi bọn mình thi đậu đại học xong mới tiết lộ. Lúc đó mình vừa bất ngờ, vừa vui lại hơi lo lắng nữa. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng đâu vào đó.

Quyết định cho con du học sau khi học 12, tại sao bố mẹ lại để các bạn ôn thi và thi Đại học như những bạn học sinh khác?

Bố mẹ muốn tạo áp lực để tụi mình phấn đấu và thể hiện hết khả năng của mình, sợ con biết sẽ đi du học mà ỷ lại. Lúc đó mình cũng chịu áp lực thi cử ghê lắm, cứ nghĩ nếu không đậu Đại học chắc là sẽ không còn đường nào khác để đi.

Đại học tuy không phải là con đường duy nhất vào đời nhưng đó cũng là một nấc thang mà bất cứ người nào cũng nên vượt qua để thấy những tháng năm cắp sách đến trường là không hoài phí và để xem khả năng của bản thân tới đâu. Cuối cùng hai chị em mình đều đậu vào những trường danh giá của Hà Nội nhưng không tiếp tục nhập học mà chọn con đường du học.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 2
Thời tiết ở Nhật dễ chịu và cô bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống nhờ sự dạn dĩ và lợi thế vẻ ngoài đáng yêu.

Những ngày đầu mới sang Nhật bạn phải đối diện với những khó khăn cũng như thuận lợi gì?

Khó khăn lớn nhất là khác biệt về ngôn ngữ. Mặc dù đã học tiếng Nhật ở Việt Nam nhưng khi mới sang mình vẫn chưa quen lắm với cách giao tiếp và nói chuyện của người bản xứ, rụt rè khi sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp. Mất đến gần một tháng trời mới tự nhiên, thoải mái hơn được. Chữ Hán cũng là một khó khăn với mình, để ghi nhớ và thành thạo chữ Hán trong tiếng Nhật là một thách thức lớn, mình vẫn đang cố gắng hàng ngày và dành khá nhiều thời gian cho nó.

Còn thuận lợi thì bạn thấy đấy, mình có em gái song sinh ở bên cạnh nên đỡ nhớ nhà.
Họ và tên: Đặng Mai Nhi
DOB: 23/12/1994
Quê quán: Hà Nội
Là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An
Hiện là du học sinh tại Nagoya, Nhật Bản, ngành Quản trị kinh doanh.
Là thành viên CLB từ thiện của trường Chu Văn An, giải nhì Aerobic tập thể quận Đống Đa năm 2006
Chi đội trưởng nhiệm kì 2006-2007
Từng tham gia làm người mẫu chụp hình cho Báo Sành điệu và báo online
Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật Bản qua ảnh.

Bạn làm gì để thích nghi với cuộc sống ở Nhật?
Khi mới sang, mình đi ra ngoài rất nhiều để nói chuyện, tiếp xúc với người bản xứ. Mình đã đi làm thêm, cũng nhờ đó mình có cơ hội giao tiếp tiếng Nhật và kết bạn với không chỉ người Nhật mà còn rất nhiều bạn bè các nước khác. Cuộc sống ở đây rất dễ chịu và văn minh.
Hiện tại mình đang sống ở kí túc xá của trường, điều kiện rất tốt, tiện nghi, siêu thị, bệnh viên, quán ăn, trường học, công viên đều có cả. Công viên Nakamura gần nơi mình sống có khung cảnh rất đẹp, mình và nhóm bạn hay tụ họp mỗi cuối tuần.

Học phí ở Nhật khá đắt đỏ nhưng ở Nhật thì đó là mức phù hợp so với những gì bạn nhận được từ môi trường học tập. Rất may mắn là dù mới chỉ sang Nhật được 6 tháng nhưng mình đã có thể tự túc cuộc sống và tự đóng tiền học phí, gia đình không phải gửi bất kì khoản tiền cả.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 3
Một cô gái xinh đẹp và năng động.

Thật là tuyệt vời, bạn đã làm thế nào?

Mình đi làm thêm. Có thể ở các nước khác, tiền làm thêm chỉ có thể đủ trang trải cuộc sống nhưng ở Nhật người làm thêm được đãi ngộ rất tốt, giờ làm ít mà tiền lương nhận được lại rất hậu hĩnh. Mình làm hai nơi một lúc, ở Family mart và nhà hàng Nhật mà còn dư rất nhiều thời gian, ngày bình thường mình chỉ làm 4 tiếng, cuối tuần thì tăng lên 6 - 8 tiếng. Ban đầu, tiếng Nhật của mình còn "vụng về" lắm, khách hàng nói không hiểu gì hết, bây giờ thì ổn rồi, mọi người ở đây rất thích nhân viên làm thêm là người ngoại quốc.

Một ngày của bạn ở Nhật có gì khác biệt không?

Mình cũng sinh hoạt bình thường như các bạn du học sinh khác thôi, sáng mình đi tập thể dục, rồi tự học và ăn uống. Một ngày học ở trường bắt đầu từ 13h20 - 16h40. Thời gian còn lại mình đi làm thêm, cuối tuần nào không đi làm thêm thì lại rủ bạn bè đi chơi. Mình rất thích cùng các bạn ngoại quốc tự làm đồ ăn rồi mang ra công viên hay đến nhà người nào đó để cùng nhau ăn uống, sau đó dạo phố. Ở nơi mình sống không có nhiều lễ hội cosplay như ở Tokyo nhưng mọi người ở đây cũng hay tổ chức những hoạt động đường phố khá là vui nhộn…

Bạn thấy sinh viên Nhật nhiều trò “quái” như báo chí vẫn đưa tin không?

Đương nhiên là có rồi, họ rất đặc biệt. Ở đây mọi người có thể mặc những gì mình thích, làm những gì mình muốn mà không ai phàn nàn hoặc tỏ thái độ gì cả, môi trường sống khá là tự do. Mình ban đầu cũng "mắt chữ A mồm chữ O" nhưng ở đây mãi cũng quen. Mình không bị ảnh hưởng bởi những phong cách độc lạ ấy nhưng thỉnh thoảng cũng thử phối đồ một cách ngẫu hứng để đi dạo phố mà không hề sợ ai đấy xầm xì, bàn tán…

Bạn ấn tượng gì về người Nhật?

Tivi, báo đài đã nói rất nhiều về phong cách sống và làm việc của người Nhật, đó cũng là điều thực sự gây ấn tượng với mình và rất nhiều du học sinh khác khi tới đây. Ở Nhật mình học được rất nhiều điều về sự rạch ròi giữa chơi và làm, một khi đã bắt tay vào công việc thì tất cả đều nghiêm túc và phải làm hết sức mình.

Sự nghiêm túc trong công việc, có ý thức cộng đồng cao, văn hoá giao tiếp giữa người trên với người dưới hay cách giao tiếp với khách hàng cũng cực kì tuyệt vời. Cách họ quý trọng thời gian đến từng phút cũng là điều để mình học hỏi, muộn một phút cũng là muộn, bất kể lí do là gì đi chăng nữa cũng đáng bị chê trách.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 4
Cô gái xinh đẹp này đã khẳng định được bản thân ở nơi xứ người.

Mai Nhi có thể bật mí là ở Nhật điều gì khiến bạn sợ nhất?

Chính là động đất đấy! Vì lúc ở Việt Nam mình cũng được nghe khá nhiều. Nhưng khi sang Nhật, được biết về các kĩ năng phòng tránh động đất và thái độ bình tĩnh của người Nhật khi có động đất thì mình thấy không có gì phải lo sợ nữa…

Dự định trong tương lai của Nhi là gì?

Mình theo học ngành quản trị kinh doanh và dự định sau khi học xong sẽ ở lại Nhật một thời gian để làm việc nhưng nhất định sẽ quay về Việt Nam vì mình nghĩ Việt Nam sẽ là mảnh đất quê hương dù sao cũng có nhiều cơ hội cho mình hơn. Còn tương lai gần thì Nhi đang cố gắng học tiếng sao cho thật giỏi cái đã, giỏi giao tiếp rất có lợi cho công việc của mình sau này.

Cảm ơn Nhi vì những chia sẻ hết sức thú vị trên, chúc bạn ngày càng xinh đẹp và sớm gặt hái được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống nhé!

Nhật Bản Today - Sang Nhật mới được 6 tháng, cô gái Hà thành Đặng Mai Nhi đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh.
Không chỉ xinh đẹp, dễ mến cô bạn còn có một thành tích học tập xuất sắc và có một tình yêu kì lạ với xứ sở hoa anh đào…

Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 1
Mai Nhi cảm thấy hài lòng với kết quả cuộc thi.

Chào Nhi, đạt danh hiệu Á hậu cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật qua ảnh vừa diễn ra, cuộc sống của bạn có gì thay đổi không?

Mình vẫn vậy thôi, có điều có thêm nhiều người làm quen, kết bạn và nhận được sự chú ý của mọi người trên facebook. Mình đã “bỏ túi” được rất nhiều kỹ năng, quen biết những người tài giỏi, và đặc biệt mình rất phục chị Phương Anh – hoa khôi của cuộc thi, chị ấy là tấm gương để Nhi học hỏi và phấn đấu nhiều hơn.

Cơ duyên nào khiến bạn du học Nhật Bản?

Cơ duyên đưa mình đến với Nhật Bản rất li kì! Mình không du học 1 mình, mà “hai mình” luôn! Đó là em gái song sinh của mình. Hai chị em cùng đi du học sau khi kết thúc lớp 12.

Bố mẹ chính là người làm hồ sơ du học nhưng giữ bí mật, mãi đến khi bọn mình thi đậu đại học xong mới tiết lộ. Lúc đó mình vừa bất ngờ, vừa vui lại hơi lo lắng nữa. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng đâu vào đó.

Quyết định cho con du học sau khi học 12, tại sao bố mẹ lại để các bạn ôn thi và thi Đại học như những bạn học sinh khác?

Bố mẹ muốn tạo áp lực để tụi mình phấn đấu và thể hiện hết khả năng của mình, sợ con biết sẽ đi du học mà ỷ lại. Lúc đó mình cũng chịu áp lực thi cử ghê lắm, cứ nghĩ nếu không đậu Đại học chắc là sẽ không còn đường nào khác để đi.

Đại học tuy không phải là con đường duy nhất vào đời nhưng đó cũng là một nấc thang mà bất cứ người nào cũng nên vượt qua để thấy những tháng năm cắp sách đến trường là không hoài phí và để xem khả năng của bản thân tới đâu. Cuối cùng hai chị em mình đều đậu vào những trường danh giá của Hà Nội nhưng không tiếp tục nhập học mà chọn con đường du học.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 2
Thời tiết ở Nhật dễ chịu và cô bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống nhờ sự dạn dĩ và lợi thế vẻ ngoài đáng yêu.

Những ngày đầu mới sang Nhật bạn phải đối diện với những khó khăn cũng như thuận lợi gì?

Khó khăn lớn nhất là khác biệt về ngôn ngữ. Mặc dù đã học tiếng Nhật ở Việt Nam nhưng khi mới sang mình vẫn chưa quen lắm với cách giao tiếp và nói chuyện của người bản xứ, rụt rè khi sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp. Mất đến gần một tháng trời mới tự nhiên, thoải mái hơn được. Chữ Hán cũng là một khó khăn với mình, để ghi nhớ và thành thạo chữ Hán trong tiếng Nhật là một thách thức lớn, mình vẫn đang cố gắng hàng ngày và dành khá nhiều thời gian cho nó.

Còn thuận lợi thì bạn thấy đấy, mình có em gái song sinh ở bên cạnh nên đỡ nhớ nhà.
Họ và tên: Đặng Mai Nhi
DOB: 23/12/1994
Quê quán: Hà Nội
Là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An
Hiện là du học sinh tại Nagoya, Nhật Bản, ngành Quản trị kinh doanh.
Là thành viên CLB từ thiện của trường Chu Văn An, giải nhì Aerobic tập thể quận Đống Đa năm 2006
Chi đội trưởng nhiệm kì 2006-2007
Từng tham gia làm người mẫu chụp hình cho Báo Sành điệu và báo online
Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Nhật Bản qua ảnh.

Bạn làm gì để thích nghi với cuộc sống ở Nhật?
Khi mới sang, mình đi ra ngoài rất nhiều để nói chuyện, tiếp xúc với người bản xứ. Mình đã đi làm thêm, cũng nhờ đó mình có cơ hội giao tiếp tiếng Nhật và kết bạn với không chỉ người Nhật mà còn rất nhiều bạn bè các nước khác. Cuộc sống ở đây rất dễ chịu và văn minh.
Hiện tại mình đang sống ở kí túc xá của trường, điều kiện rất tốt, tiện nghi, siêu thị, bệnh viên, quán ăn, trường học, công viên đều có cả. Công viên Nakamura gần nơi mình sống có khung cảnh rất đẹp, mình và nhóm bạn hay tụ họp mỗi cuối tuần.

Học phí ở Nhật khá đắt đỏ nhưng ở Nhật thì đó là mức phù hợp so với những gì bạn nhận được từ môi trường học tập. Rất may mắn là dù mới chỉ sang Nhật được 6 tháng nhưng mình đã có thể tự túc cuộc sống và tự đóng tiền học phí, gia đình không phải gửi bất kì khoản tiền cả.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 3
Một cô gái xinh đẹp và năng động.

Thật là tuyệt vời, bạn đã làm thế nào?

Mình đi làm thêm. Có thể ở các nước khác, tiền làm thêm chỉ có thể đủ trang trải cuộc sống nhưng ở Nhật người làm thêm được đãi ngộ rất tốt, giờ làm ít mà tiền lương nhận được lại rất hậu hĩnh. Mình làm hai nơi một lúc, ở Family mart và nhà hàng Nhật mà còn dư rất nhiều thời gian, ngày bình thường mình chỉ làm 4 tiếng, cuối tuần thì tăng lên 6 - 8 tiếng. Ban đầu, tiếng Nhật của mình còn "vụng về" lắm, khách hàng nói không hiểu gì hết, bây giờ thì ổn rồi, mọi người ở đây rất thích nhân viên làm thêm là người ngoại quốc.

Một ngày của bạn ở Nhật có gì khác biệt không?

Mình cũng sinh hoạt bình thường như các bạn du học sinh khác thôi, sáng mình đi tập thể dục, rồi tự học và ăn uống. Một ngày học ở trường bắt đầu từ 13h20 - 16h40. Thời gian còn lại mình đi làm thêm, cuối tuần nào không đi làm thêm thì lại rủ bạn bè đi chơi. Mình rất thích cùng các bạn ngoại quốc tự làm đồ ăn rồi mang ra công viên hay đến nhà người nào đó để cùng nhau ăn uống, sau đó dạo phố. Ở nơi mình sống không có nhiều lễ hội cosplay như ở Tokyo nhưng mọi người ở đây cũng hay tổ chức những hoạt động đường phố khá là vui nhộn…

Bạn thấy sinh viên Nhật nhiều trò “quái” như báo chí vẫn đưa tin không?

Đương nhiên là có rồi, họ rất đặc biệt. Ở đây mọi người có thể mặc những gì mình thích, làm những gì mình muốn mà không ai phàn nàn hoặc tỏ thái độ gì cả, môi trường sống khá là tự do. Mình ban đầu cũng "mắt chữ A mồm chữ O" nhưng ở đây mãi cũng quen. Mình không bị ảnh hưởng bởi những phong cách độc lạ ấy nhưng thỉnh thoảng cũng thử phối đồ một cách ngẫu hứng để đi dạo phố mà không hề sợ ai đấy xầm xì, bàn tán…

Bạn ấn tượng gì về người Nhật?

Tivi, báo đài đã nói rất nhiều về phong cách sống và làm việc của người Nhật, đó cũng là điều thực sự gây ấn tượng với mình và rất nhiều du học sinh khác khi tới đây. Ở Nhật mình học được rất nhiều điều về sự rạch ròi giữa chơi và làm, một khi đã bắt tay vào công việc thì tất cả đều nghiêm túc và phải làm hết sức mình.

Sự nghiêm túc trong công việc, có ý thức cộng đồng cao, văn hoá giao tiếp giữa người trên với người dưới hay cách giao tiếp với khách hàng cũng cực kì tuyệt vời. Cách họ quý trọng thời gian đến từng phút cũng là điều để mình học hỏi, muộn một phút cũng là muộn, bất kể lí do là gì đi chăng nữa cũng đáng bị chê trách.


Á hậu người Việt kể chuyện du học tại Nhật 4
Cô gái xinh đẹp này đã khẳng định được bản thân ở nơi xứ người.

Mai Nhi có thể bật mí là ở Nhật điều gì khiến bạn sợ nhất?

Chính là động đất đấy! Vì lúc ở Việt Nam mình cũng được nghe khá nhiều. Nhưng khi sang Nhật, được biết về các kĩ năng phòng tránh động đất và thái độ bình tĩnh của người Nhật khi có động đất thì mình thấy không có gì phải lo sợ nữa…

Dự định trong tương lai của Nhi là gì?

Mình theo học ngành quản trị kinh doanh và dự định sau khi học xong sẽ ở lại Nhật một thời gian để làm việc nhưng nhất định sẽ quay về Việt Nam vì mình nghĩ Việt Nam sẽ là mảnh đất quê hương dù sao cũng có nhiều cơ hội cho mình hơn. Còn tương lai gần thì Nhi đang cố gắng học tiếng sao cho thật giỏi cái đã, giỏi giao tiếp rất có lợi cho công việc của mình sau này.

Cảm ơn Nhi vì những chia sẻ hết sức thú vị trên, chúc bạn ngày càng xinh đẹp và sớm gặt hái được nhiều thành công trong học tập và cuộc sống nhé!

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Bài viết dưới đây là một chia sẻ của một cựu du học sinh Nhật Bản về kinh nghiệm khi du học tại đất nước mặt trời mọc này. 
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !

Nhật Bản Today - Bài viết dưới đây là một chia sẻ của một cựu du học sinh Nhật Bản về kinh nghiệm khi du học tại đất nước mặt trời mọc này. 
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !

Nhật Bản Today - Nhật Bản là một cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật - giáo dục phát triển, cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ thực sự cần thiết cho hành trang du học của bạn tại đất nước phù tang xinh đẹp.

Một số kinh nghiệm hữu ích cho du học sinh Nhật Bản

Phòng trọ giá rẻ

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên, nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số sinh viên phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.

Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế (AIEJ)…

Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.

Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh. Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với sinh viên, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ  học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).

Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của du học sinh ở đây.

Giảm chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và du học sinh cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.

Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những du học sinh không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.

Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, du học sinh sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi sinh viên khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.

Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.

Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho sinh viên, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

Nhật Bản Today - Nhật Bản là một cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật - giáo dục phát triển, cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm dưới đây sẽ thực sự cần thiết cho hành trang du học của bạn tại đất nước phù tang xinh đẹp.

Một số kinh nghiệm hữu ích cho du học sinh Nhật Bản

Phòng trọ giá rẻ

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên, nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số sinh viên phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.

Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế (AIEJ)…

Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.

Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh. Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với sinh viên, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ  học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).

Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của du học sinh ở đây.

Giảm chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và du học sinh cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.

Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những du học sinh không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.

Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, du học sinh sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi sinh viên khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.

Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.

Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho sinh viên, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Khác với hình thức tu nghiệp sinh, bắt buộc phải trở về nước sau 3 năm tu nghiệp tại Nhật; các du học sinh sau khi tốt nghiệp, có quyền ở lại Nhật, học tiếp lên cao hơn, hoặc xin việc và làm việc tại Nhật.

Ở Nhật, việc tìm việc làm sau khi ra trường diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp. Đây là một trong những giai đoạn bận rộn nhất trong quãng đời học sinh. Người Nhật ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít. Chính vì vậy giai đoạn xin việc làm đầu tiên đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn này. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc. Đối với các công ty ở Nhật không có thói quen đuổi nhân viên, nên các công ty cũng đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.

Bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp 1

Tìm hiểu cách tìm việc qua các bước sau:

Bước 1: Tìm việc qua các trang website.
– Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có profile của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
– Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi….

Bước 2: Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học
Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường Đại học đã tổ chức các seminar hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc. Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những booth cho các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên,… Số lượng các buổi seminar phụ thuộc vào số lượng công ty muốn đến trường giới thiệu về công ty mình và số sinh viên sắp ra trường của trường đó. Ở trường tôi có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, các buổi seminar diễn ra với tần suất 1-2 lần/tuần và kéo dài trong 5 tháng. Những nhân viên đến giới thiệu thường là những người đã tốt nghiệp trường đó để tạo cảm giác thân mật giữa công ty và sinh viên.

Bước 3: Tham gia các buổi seminar của công ty bạn thích.
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Seminar thường được tổ chức từ khoảng 16 tháng trước khi bạn tốt nghiệp cho đến khi nào công ty tuyển đủ số người cần thiết. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi seminar ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei

Bước 4: Thi viết.
Thi viết thường có 2 phần là kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực. Trong phần kiểm tra năng lực thường có phần tiếng Nhật và phần Toán Logic. Phần tiếng Nhật bạn có thể chịu thua người Nhật nhưng cũng cố gắng làm được trên 50%. Phần Toán, Logic nếu bạn thua người Nhật thì công ty cũng chẳng có lý do gì để tuyển bạn cả. Phần Toán thường nằm trong giới hạn kiến thức từ cấp 1 đến cấp 3 và đòi hỏi năng lực tư duy hơn là kiến thức toán học, kỳ thi này chung cho cả khối tự nhiên và khối xã hội nhưng chưa chắc khối tự nhiên đã làm tốt hơn khối xã hội. Thi Toán Logic đòi hỏi bạn phải giải nhanh vì thông thường mỗi bài bạn chỉ có khoảng 30 đến 50 giây.

Bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp 2

Có 3 kiểu thi viết sau:
– Kiểu 1: Thi viết tại công ty hoặc tại một địa điểm nào đó do công ty thuê. Đề thi do công ty soạn hoặc thuê nơi khác soạn.
– Kiểu 2: Thi viết qua mạng. Bạn được cung cấp ID và PW bạn có thể login và thi lúc nào có thời gian.
– Kiểu 3: Thi ở Test center. Test center sẽ thay cho công ty kiểm tra năng lực của bạn và gửi kết quả về công ty bạn thi. Đề thi do Test center soạn và dùng chung cho tất cả các công ty, mức độ khó dễ sẽ thay đổi tùy theo kết quả bạn làm các câu trước đó giống kiểu thi TOEFL CBT.

Bước 5: Thi phỏng vấn.
Thông thường các công ty thường tổ chức 2 đến 3 vòng thi phỏng vấn dưới các hình thức giống nhau hoặc khác nhau. Có các kiểu thi phỏng vấn sau: 

Các thí sinh chia thành các Group và thảo luận về một đề tài do công ty đưa ra. Giám khảo có thể cùng tham gia hoặc không cùng tham gia thảo luận. Trong vòng thi này giám khảo đánh giá khả năng của bạn khi làm trong một group. Do vậy việc bạn có đưa ra được ý kiến hay không chỉ là một phần ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như biết lắng nghe người khác, biết lái group đi đúng hướng, biết đưa ra những yếu tố giúp mọi người bàn luận khách quan. Tuyệt đối không nên đưa ra quyết định của nhóm bằng cách lấy ý kiến đa số.

Phỏng vấn nhiều thí sinh cùng một lúc, có thể có một hoặc nhiều giám khảo. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty

Có 1 thí sinh và 1 hoặc nhiều giám khảo, càng vào sâu bên trong thì số giám khảo càng nhiều và giám khảo thường là những người có chức vụ cao trong công ty.

Các yếu tố giám khảo đánh giá ở thí sinh là:
– Biết lễ nghi, tính cách tốt.
– Hiểu về công ty.
– Hiểu về công việc mà thí sinh đó muốn làm.
– Năng lực của thí sinh.
Thời gian thi phỏng vấn thường chỉ 20-30 phút.

Nhật Bản Today - Khác với hình thức tu nghiệp sinh, bắt buộc phải trở về nước sau 3 năm tu nghiệp tại Nhật; các du học sinh sau khi tốt nghiệp, có quyền ở lại Nhật, học tiếp lên cao hơn, hoặc xin việc và làm việc tại Nhật.

Ở Nhật, việc tìm việc làm sau khi ra trường diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp. Đây là một trong những giai đoạn bận rộn nhất trong quãng đời học sinh. Người Nhật ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít. Chính vì vậy giai đoạn xin việc làm đầu tiên đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn này. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc. Đối với các công ty ở Nhật không có thói quen đuổi nhân viên, nên các công ty cũng đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.

Bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp 1

Tìm hiểu cách tìm việc qua các bước sau:

Bước 1: Tìm việc qua các trang website.
– Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có profile của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
– Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi….

Bước 2: Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học
Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường Đại học đã tổ chức các seminar hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc. Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những booth cho các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên,… Số lượng các buổi seminar phụ thuộc vào số lượng công ty muốn đến trường giới thiệu về công ty mình và số sinh viên sắp ra trường của trường đó. Ở trường tôi có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, các buổi seminar diễn ra với tần suất 1-2 lần/tuần và kéo dài trong 5 tháng. Những nhân viên đến giới thiệu thường là những người đã tốt nghiệp trường đó để tạo cảm giác thân mật giữa công ty và sinh viên.

Bước 3: Tham gia các buổi seminar của công ty bạn thích.
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Seminar thường được tổ chức từ khoảng 16 tháng trước khi bạn tốt nghiệp cho đến khi nào công ty tuyển đủ số người cần thiết. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi seminar ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei

Bước 4: Thi viết.
Thi viết thường có 2 phần là kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực. Trong phần kiểm tra năng lực thường có phần tiếng Nhật và phần Toán Logic. Phần tiếng Nhật bạn có thể chịu thua người Nhật nhưng cũng cố gắng làm được trên 50%. Phần Toán, Logic nếu bạn thua người Nhật thì công ty cũng chẳng có lý do gì để tuyển bạn cả. Phần Toán thường nằm trong giới hạn kiến thức từ cấp 1 đến cấp 3 và đòi hỏi năng lực tư duy hơn là kiến thức toán học, kỳ thi này chung cho cả khối tự nhiên và khối xã hội nhưng chưa chắc khối tự nhiên đã làm tốt hơn khối xã hội. Thi Toán Logic đòi hỏi bạn phải giải nhanh vì thông thường mỗi bài bạn chỉ có khoảng 30 đến 50 giây.

Bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp 2

Có 3 kiểu thi viết sau:
– Kiểu 1: Thi viết tại công ty hoặc tại một địa điểm nào đó do công ty thuê. Đề thi do công ty soạn hoặc thuê nơi khác soạn.
– Kiểu 2: Thi viết qua mạng. Bạn được cung cấp ID và PW bạn có thể login và thi lúc nào có thời gian.
– Kiểu 3: Thi ở Test center. Test center sẽ thay cho công ty kiểm tra năng lực của bạn và gửi kết quả về công ty bạn thi. Đề thi do Test center soạn và dùng chung cho tất cả các công ty, mức độ khó dễ sẽ thay đổi tùy theo kết quả bạn làm các câu trước đó giống kiểu thi TOEFL CBT.

Bước 5: Thi phỏng vấn.
Thông thường các công ty thường tổ chức 2 đến 3 vòng thi phỏng vấn dưới các hình thức giống nhau hoặc khác nhau. Có các kiểu thi phỏng vấn sau: 

Các thí sinh chia thành các Group và thảo luận về một đề tài do công ty đưa ra. Giám khảo có thể cùng tham gia hoặc không cùng tham gia thảo luận. Trong vòng thi này giám khảo đánh giá khả năng của bạn khi làm trong một group. Do vậy việc bạn có đưa ra được ý kiến hay không chỉ là một phần ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như biết lắng nghe người khác, biết lái group đi đúng hướng, biết đưa ra những yếu tố giúp mọi người bàn luận khách quan. Tuyệt đối không nên đưa ra quyết định của nhóm bằng cách lấy ý kiến đa số.

Phỏng vấn nhiều thí sinh cùng một lúc, có thể có một hoặc nhiều giám khảo. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty

Có 1 thí sinh và 1 hoặc nhiều giám khảo, càng vào sâu bên trong thì số giám khảo càng nhiều và giám khảo thường là những người có chức vụ cao trong công ty.

Các yếu tố giám khảo đánh giá ở thí sinh là:
– Biết lễ nghi, tính cách tốt.
– Hiểu về công ty.
– Hiểu về công việc mà thí sinh đó muốn làm.
– Năng lực của thí sinh.
Thời gian thi phỏng vấn thường chỉ 20-30 phút.