Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Con đường có cái tên rất lãng mạn được giới trẻ Hà Nội đặt cho giờ đây lấm lem bởi những dòng chữ và hình ảnh không mấy văn hóa cả trên mặt đường, vỉa hè và tường bao.

"Đường Nhật Bản" thực ra là đường Đặng Thai Mai nối dài, chạy ven Hồ Tây từ lâu đã trở thành nơi dạo chơi, hóng mát của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng.

Gần đây, "đường Nhật Bản" còn trở thành nơi các bạn trẻ "sáng tác" và công bố châm ngôn, khẩu hiệu hoặc những tác phẩm hình họa. Đáng nói là trong đó, có nhiều nội dung rất thiếu văn hóa, đặc biệt là những câu nói tục tĩu hoặc chửi thề với nhiều sắc thái khác.

Những câu “khẩu hiệu”, chửi thề, chửi bậy... bằng đủ các loại ngôn ngữ, tiếng Việt, tiếng nước ngoài và cả tiếng lóng rất thiếu văn hóa được viết dày đặc trên mặt đường, vỉa hè. Thậm chí tường rào của nhiều ngôi nhà ven hồ cũng được nhiều bạn trẻ tận dụng một cách tối đa để “sáng tác”.

Con đường lãng mạn bỗng trở nên nhem nhuốc bởi những dòng chữ, những hình ảnh với đủ màu sắc không mấy văn hóa. Cạnh những câu tỏ tình lãng mạn kiểu như “L. à, anh yêu em”, thì lại là “V. à, em hận anh”...  hoặc những câu chửi thề xuất hiện dày đặc trên dọc đoạn đường.

Đặc biệt, có nhiều dòng chữ thiếu văn hóa còn được viết ở ngay cổng của những cơ quan, nhà riêng...

Một cư dân trên phố Đặng Thai Mai, bác Nguyễn Đức Trí, ngày nào cũng đi tập thể dục trên con đường này cho biết: “Hồi mới làm, đường đẹp đẽ là thế mà giờ nhìn nham nhở quá, mất hết mỹ quan. Có những hôm thấy nhiều thanh niên vẽ, viết nhố nhăng trên tường bao tôi nhắc thì họ giải thích là ‘vẽ cho đường phố sinh động’, thế là tôi chịu chẳng nói gì được nữa”.

Anh Nguyễn Văn Tiến, có nhà giáp mặt đường Đặng Thai Mai bức xúc kể lại: “Sáng đi làm, chiều về đã thấy tường nhà mình đầy những chữ nghĩa, bực nhất là có những câu chửi thề, chửi bậy, tiếng lóng rất vô văn hóa. Đặc biệt là mỗi khi có khách đến chơi nhà, chủ khách nhìn thấy những dòng chữ ấy đều xấu hổ”.

Chị Nguyễn Xuân Mai, vợ anh Tiến cũng tỏ ra giận dữ khi cổng nhà mình bị bôi bẩn: “Lần trước bị vẽ mấy câu chửi rất thiếu văn hóa nên nhà tôi đã phải sơn lại, nhưng chẳng bao lâu đâu lại vào đó, mình cứ ra khỏi nhà sau đó về lại thấy có hình vẽ hoặc chữ trên đấy rồi”.

Khi chúng tôi hỏi một thanh niên đang vẽ một dòng chữ tỏ tình nằm giữa hình ảnh một trái tim trên bức tường rào quanh hồ, cậu này chia sẻ: “Cũng như những chiếc khóa tình yêu trên cầu Long Biên ấy chị ạ, em muốn được thể hiện tình yêu của mình ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có phong cảnh lãng mạn thế này (!?)”.

Theo quan sát của chúng tôi, “con đường Nhật Bản” dài vài cây số đã có đến một nửa bị viết, vẽ bằng các loại sơn màu với những nội dung như đã kể trên.

Những người dân sống bên đường cho biết hiện chưa có một đơn vị, cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm uốn nắn, xử lý những việc làm thiếu văn hóa nói trên.

Với bài viết này, chúng tôi hi vọng các bạn trẻ sẽ thay đổi nhận thức để giữ gìn vẻ đẹp của một trong những con đường thơ mộng nhất Thủ đô.
Theo Thanh niên

Con đường có cái tên rất lãng mạn được giới trẻ Hà Nội đặt cho giờ đây lấm lem bởi những dòng chữ và hình ảnh không mấy văn hóa cả trên mặt đường, vỉa hè và tường bao.

"Đường Nhật Bản" thực ra là đường Đặng Thai Mai nối dài, chạy ven Hồ Tây từ lâu đã trở thành nơi dạo chơi, hóng mát của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng.

Gần đây, "đường Nhật Bản" còn trở thành nơi các bạn trẻ "sáng tác" và công bố châm ngôn, khẩu hiệu hoặc những tác phẩm hình họa. Đáng nói là trong đó, có nhiều nội dung rất thiếu văn hóa, đặc biệt là những câu nói tục tĩu hoặc chửi thề với nhiều sắc thái khác.

Những câu “khẩu hiệu”, chửi thề, chửi bậy... bằng đủ các loại ngôn ngữ, tiếng Việt, tiếng nước ngoài và cả tiếng lóng rất thiếu văn hóa được viết dày đặc trên mặt đường, vỉa hè. Thậm chí tường rào của nhiều ngôi nhà ven hồ cũng được nhiều bạn trẻ tận dụng một cách tối đa để “sáng tác”.

Con đường lãng mạn bỗng trở nên nhem nhuốc bởi những dòng chữ, những hình ảnh với đủ màu sắc không mấy văn hóa. Cạnh những câu tỏ tình lãng mạn kiểu như “L. à, anh yêu em”, thì lại là “V. à, em hận anh”...  hoặc những câu chửi thề xuất hiện dày đặc trên dọc đoạn đường.

Đặc biệt, có nhiều dòng chữ thiếu văn hóa còn được viết ở ngay cổng của những cơ quan, nhà riêng...

Một cư dân trên phố Đặng Thai Mai, bác Nguyễn Đức Trí, ngày nào cũng đi tập thể dục trên con đường này cho biết: “Hồi mới làm, đường đẹp đẽ là thế mà giờ nhìn nham nhở quá, mất hết mỹ quan. Có những hôm thấy nhiều thanh niên vẽ, viết nhố nhăng trên tường bao tôi nhắc thì họ giải thích là ‘vẽ cho đường phố sinh động’, thế là tôi chịu chẳng nói gì được nữa”.

Anh Nguyễn Văn Tiến, có nhà giáp mặt đường Đặng Thai Mai bức xúc kể lại: “Sáng đi làm, chiều về đã thấy tường nhà mình đầy những chữ nghĩa, bực nhất là có những câu chửi thề, chửi bậy, tiếng lóng rất vô văn hóa. Đặc biệt là mỗi khi có khách đến chơi nhà, chủ khách nhìn thấy những dòng chữ ấy đều xấu hổ”.

Chị Nguyễn Xuân Mai, vợ anh Tiến cũng tỏ ra giận dữ khi cổng nhà mình bị bôi bẩn: “Lần trước bị vẽ mấy câu chửi rất thiếu văn hóa nên nhà tôi đã phải sơn lại, nhưng chẳng bao lâu đâu lại vào đó, mình cứ ra khỏi nhà sau đó về lại thấy có hình vẽ hoặc chữ trên đấy rồi”.

Khi chúng tôi hỏi một thanh niên đang vẽ một dòng chữ tỏ tình nằm giữa hình ảnh một trái tim trên bức tường rào quanh hồ, cậu này chia sẻ: “Cũng như những chiếc khóa tình yêu trên cầu Long Biên ấy chị ạ, em muốn được thể hiện tình yêu của mình ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có phong cảnh lãng mạn thế này (!?)”.

Theo quan sát của chúng tôi, “con đường Nhật Bản” dài vài cây số đã có đến một nửa bị viết, vẽ bằng các loại sơn màu với những nội dung như đã kể trên.

Những người dân sống bên đường cho biết hiện chưa có một đơn vị, cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm uốn nắn, xử lý những việc làm thiếu văn hóa nói trên.

Với bài viết này, chúng tôi hi vọng các bạn trẻ sẽ thay đổi nhận thức để giữ gìn vẻ đẹp của một trong những con đường thơ mộng nhất Thủ đô.
Theo Thanh niên

Adwords: Kien thuc tong hop, kien thuc xa hoi, kien thuc gia dinh, kien thuc kinh doanh
 Thực Hành / Du Lịch

Chia sẻ- Điều đặc biệt trong hàng nghìn du khách tham dự lễ hội rước... của quý có rất nhiều người hành nghề mại dâm, người đồng tính tới cầu khấn, xin tránh bệnh tật!

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4, người dân Nhật Bản và du khách thế giới lại háo hức tham gia vào lễ hội “nhạy cảm” nhất hành tinh: Kanamara Matsuri. Lễ hội diễn ra tại Hachimangu Wakamiya Shrine ở Kawasaki thực sự là một lễ hội khác thường với hoạt động rước một đền thờ di động bên trong là tượng chiếc “của quý” khổng lồ màu hồng phớt hoặc màu đen bóng làm bằng thép.
 
 
Lễ hội truyền thống này được tổ chức từ thời Edo (1963 - 1868) nhằm khuyến khích sự sinh sản, mang lại sự hài hòa cho các cặp vợ chồng sau khi thành hôn. Gần đây, lễ hội này còn giúp nâng cao nhận thức phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS.
 
 
 
Một điều kì lạ là, trong số các du khách tham dự lễ hội có khá nhiều người làm nghề mại dâm, dân đồng tính tới đây cầu khấn, xin tránh không bị mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hay giang mai.
 
Biểu tượng của lễ hội này đương nhiên là hình “cái đó”, từ chiếc kẹo mút cho tới những chiếc chiếc bút chì đều mang hình “của quý”. Lễ hội này có thể khiến nhiều bạn gái phải thẹn đỏ mặt nhưng lại rất thu hút khách du lịch ưa tò mò và táo bạo.









Nguồn afamily
Lê Đảm(thuchanh.net)st

Adwords: Kien thuc tong hop, kien thuc xa hoi, kien thuc gia dinh, kien thuc kinh doanh
 Thực Hành / Du Lịch

Chia sẻ- Điều đặc biệt trong hàng nghìn du khách tham dự lễ hội rước... của quý có rất nhiều người hành nghề mại dâm, người đồng tính tới cầu khấn, xin tránh bệnh tật!

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4, người dân Nhật Bản và du khách thế giới lại háo hức tham gia vào lễ hội “nhạy cảm” nhất hành tinh: Kanamara Matsuri. Lễ hội diễn ra tại Hachimangu Wakamiya Shrine ở Kawasaki thực sự là một lễ hội khác thường với hoạt động rước một đền thờ di động bên trong là tượng chiếc “của quý” khổng lồ màu hồng phớt hoặc màu đen bóng làm bằng thép.
 
 
Lễ hội truyền thống này được tổ chức từ thời Edo (1963 - 1868) nhằm khuyến khích sự sinh sản, mang lại sự hài hòa cho các cặp vợ chồng sau khi thành hôn. Gần đây, lễ hội này còn giúp nâng cao nhận thức phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS.
 
 
 
Một điều kì lạ là, trong số các du khách tham dự lễ hội có khá nhiều người làm nghề mại dâm, dân đồng tính tới đây cầu khấn, xin tránh không bị mắc các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hay giang mai.
 
Biểu tượng của lễ hội này đương nhiên là hình “cái đó”, từ chiếc kẹo mút cho tới những chiếc chiếc bút chì đều mang hình “của quý”. Lễ hội này có thể khiến nhiều bạn gái phải thẹn đỏ mặt nhưng lại rất thu hút khách du lịch ưa tò mò và táo bạo.









Nguồn afamily
Lê Đảm(thuchanh.net)st