Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường chứng khoán Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường chứng khoán Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013


Nhật Bản Today - Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc không phanh trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Người ta đang hoài nghi về hiệu quả của Abenomics.


Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tục lao dốc trong những phiên gần đây. Phiên hôm nay (3/6), Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,7%, xuống còn 13.261,82 điểm – thấp nhất kể từ ngày 18/4. So với hôm 22/5, chỉ số này đã giảm tổng cộng 15%. 

Xu hướng giảm điểm của Thị trường chứng khoán khiến người ta đặt ra câu hỏi về tâm lý hân hoan chào đón chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bài báo được đăng tải trên tờ Financial Times, cây bút kỳ cựu Martin Wolf lên tiếng chỉ trích những người đang gạt bỏ ý nghĩ cho rằng Abenomics là một thất bại lớn: “Đây là một điều lố bịch. Abenomics có thể thất bại. Tuy nhiên, chắc chắn nguyên nhân không phải vì lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên hay thị trường chứng khoán chao đảo”. 

Ý kiến của Martin Wolf có phần đúng. Đầu tiên, mục tiêu của Abenomics là cho phép Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát bằng cách đẩy tăng GDP danh nghĩa và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng “núi” tiền mặt dư thừa. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là một quá trình diễn ra chậm chạp. Trong khi đó, đà tăng của Thị trường chứng khoán (có phần lớn nguyên nhân là hiệu ứng thúc đẩy niềm tin) chỉ giúp ích một phần nhỏ. 

Cho đến nay, vẫn khó để có thể nhận ra những hiệu ứng đối với các khách hàng Nhật Bản. Mặc dù tăng trưởng trong tháng 4, Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh trong tháng 3. Các doanh nghiệp nhỏ cũng ở trong tình trạng tương tự. Shoko Chukin – chỉ số thể hiện niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ -  đã sụt giảm 2 tháng liên tiếp. Theo kế hoạch, thuế tiêu dùng sẽ tăng mạnh từ 5% lên 8% trong tháng 4/2014 và lên 10% trong tháng 10/2005. Năm 1997, thuế tiêu dùng tăng lên được cho là đã phá hủy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, trong trung hạn, đây là nỗi lo lắng lớn. 

Nhận định về lợi suất trái phiếu của Martin Wolf cần được xem xét lại. Nếu lợi suất trái phiếu chỉ tăng nhẹ như thời gian trước đây, mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên, nếu lợi suất tăng mạnh, đây là vấn đề nghiêm trọng cho chính phủ Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ nợ lớn hơn 200% GDP. Andrew Balls – chuyên gia đến từ quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco – cho rằng vẫn chưa rõ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể kiểm soát tốt quá trình cân bằng đà tăng của lợi suất trái phiếu (phản ánh nền kinh tế có diễn biến tích cực) với những tác dụng tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính phủ hay không. Tất nhiên, Nhật Bản có thể tài trợ các khoản nợ bằng nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, giống như những gì chuyên gia Rob Carnell của ING đã chỉ ra:

Trong những năm gần đây, vị thế này bắt đầu thay đổi. Cán cân thương mại của Nhật Bản đã chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt. Điều này có thể đe dọa đến vị thế chủ nhà của Nhật Bản trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB). Hiện nay, thị trường này được sở hữu bởi khu vực tài chính của Nhật Bản. Gần như không có định chế nào có thể thoái vốn khỏi các khoản JGB bởi họ lo sợ sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy khỏi loại tài sản này. Tuy nhiên, điều này sẽ không được đảm bảo nếu như các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận chính chi phối thị trường JGB. 

Nếu như lợi suất trái phiếu tăng đột ngột, khu vực tài chính sẽ lỗ lớn. Bởi vậy, Carnell rút ra kết luận giả thiết trên không được phép xảy ra: 

Sự phụ thuộc vào lãi suất và lợi suất trái phiếu ở mức thấp của Nhật Bản cho thấy nước này cần phải duy trì hiện trạng bằng mọi giá. Và, nếu như điều đó có nghĩa là BoJ phải tiếp tục in tiền để mua JGB và kiểm soát lợi suất trái phiếu.

Trong khi đó, David Ranson – chuyên gia đến từ Wainwright Economics – nêu lên một vài câu hỏi khá thú vị về quan điểm hiện đang phổ biến trên thế giới: một đồng yên yếu hơn và lạm phát là những điều tốt cho nền kinh tế Nhật Bản trong khi đồng yên mạnh và giảm phát là điều tồi tệ. 

Đây là bảng thứ nhất với các số liệu trong giai đoạn 1968-2012.

So với năm trước                            Thay đổi trong năm sau đó

Chỉ số giá sản xuất                         Tăng trưởng sản lượng công nghiệp (%)

Tăng hơn 9% (3 năm)                        -10

Tăng  3% - 9% (5 năm)                     -3,3

Tăng từ -3% đến +3% (33 năm)        -0,5

Giảm hơn 3% (3 năm)                         15,6

Bằng cách sử dụng các số liệu về thay đổi trong sản lượng công nghiệp, Ranson đang cố gắng giải quyết mối quan hệ vốn luôn luôn gây nhiều tranh cãi giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, bảng trên nhận được khá nhiều chỉ trích vì Ranson đã không phân chia các danh mục một cách đồng đều. 3/4 trong tổng số mẫu quan sát nằm trong mục tăng từ -3% đến 3%. 

Bởi vậy, ông đã đưa ra bảng số 2. Điểm đáng chú ý trong bảng này là Ranson coi vàng là một thước đo khá ổn định. Bởi vậy, đồng yên không được so sánh với các đồng tiền khác mà được so sánh với vàng. 

Những năm mà đồng yênThay đổi trong chỉ số giá sản xuất tích lũy 3 nămThay đổi trong giá cổ phiếu tích lũy 3 nămThay đổi trong sản lượng CN tích lũy 3 năm
Giảm hơn 10%              11,5%                3%               -2,3%
Thay đổi ít hơn 10%            3,5%                 24%                 8,8%
Tăng hơn 10%               -1,6%                     59%                         10,1%

Ở bảng này, có 21 năm đồng yên giảm hơn 10% hoặc tăng hơn 10% và 19 năm đồng yên thay đổi ít hơn 10%. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đồng yên yếu sẽ kéo theo lạm phát tăng lên. Tuy nhiên, sẽ là đáng ngạc nhiên nếu như quan sát thấy đồng yên yếu dẫn đến thị trường chứng khoán ảm đạm và sản lượng công nghiệp sụt giảm. Như vậy, những lời tiên đoán thông thường là sai bét!



Nhật Bản Today - Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc không phanh trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Người ta đang hoài nghi về hiệu quả của Abenomics.


Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tục lao dốc trong những phiên gần đây. Phiên hôm nay (3/6), Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,7%, xuống còn 13.261,82 điểm – thấp nhất kể từ ngày 18/4. So với hôm 22/5, chỉ số này đã giảm tổng cộng 15%. 

Xu hướng giảm điểm của Thị trường chứng khoán khiến người ta đặt ra câu hỏi về tâm lý hân hoan chào đón chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bài báo được đăng tải trên tờ Financial Times, cây bút kỳ cựu Martin Wolf lên tiếng chỉ trích những người đang gạt bỏ ý nghĩ cho rằng Abenomics là một thất bại lớn: “Đây là một điều lố bịch. Abenomics có thể thất bại. Tuy nhiên, chắc chắn nguyên nhân không phải vì lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên hay thị trường chứng khoán chao đảo”. 

Ý kiến của Martin Wolf có phần đúng. Đầu tiên, mục tiêu của Abenomics là cho phép Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát bằng cách đẩy tăng GDP danh nghĩa và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng “núi” tiền mặt dư thừa. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là một quá trình diễn ra chậm chạp. Trong khi đó, đà tăng của Thị trường chứng khoán (có phần lớn nguyên nhân là hiệu ứng thúc đẩy niềm tin) chỉ giúp ích một phần nhỏ. 

Cho đến nay, vẫn khó để có thể nhận ra những hiệu ứng đối với các khách hàng Nhật Bản. Mặc dù tăng trưởng trong tháng 4, Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh trong tháng 3. Các doanh nghiệp nhỏ cũng ở trong tình trạng tương tự. Shoko Chukin – chỉ số thể hiện niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ -  đã sụt giảm 2 tháng liên tiếp. Theo kế hoạch, thuế tiêu dùng sẽ tăng mạnh từ 5% lên 8% trong tháng 4/2014 và lên 10% trong tháng 10/2005. Năm 1997, thuế tiêu dùng tăng lên được cho là đã phá hủy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, trong trung hạn, đây là nỗi lo lắng lớn. 

Nhận định về lợi suất trái phiếu của Martin Wolf cần được xem xét lại. Nếu lợi suất trái phiếu chỉ tăng nhẹ như thời gian trước đây, mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên, nếu lợi suất tăng mạnh, đây là vấn đề nghiêm trọng cho chính phủ Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ nợ lớn hơn 200% GDP. Andrew Balls – chuyên gia đến từ quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco – cho rằng vẫn chưa rõ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể kiểm soát tốt quá trình cân bằng đà tăng của lợi suất trái phiếu (phản ánh nền kinh tế có diễn biến tích cực) với những tác dụng tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính phủ hay không. Tất nhiên, Nhật Bản có thể tài trợ các khoản nợ bằng nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, giống như những gì chuyên gia Rob Carnell của ING đã chỉ ra:

Trong những năm gần đây, vị thế này bắt đầu thay đổi. Cán cân thương mại của Nhật Bản đã chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt. Điều này có thể đe dọa đến vị thế chủ nhà của Nhật Bản trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB). Hiện nay, thị trường này được sở hữu bởi khu vực tài chính của Nhật Bản. Gần như không có định chế nào có thể thoái vốn khỏi các khoản JGB bởi họ lo sợ sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy khỏi loại tài sản này. Tuy nhiên, điều này sẽ không được đảm bảo nếu như các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận chính chi phối thị trường JGB. 

Nếu như lợi suất trái phiếu tăng đột ngột, khu vực tài chính sẽ lỗ lớn. Bởi vậy, Carnell rút ra kết luận giả thiết trên không được phép xảy ra: 

Sự phụ thuộc vào lãi suất và lợi suất trái phiếu ở mức thấp của Nhật Bản cho thấy nước này cần phải duy trì hiện trạng bằng mọi giá. Và, nếu như điều đó có nghĩa là BoJ phải tiếp tục in tiền để mua JGB và kiểm soát lợi suất trái phiếu.

Trong khi đó, David Ranson – chuyên gia đến từ Wainwright Economics – nêu lên một vài câu hỏi khá thú vị về quan điểm hiện đang phổ biến trên thế giới: một đồng yên yếu hơn và lạm phát là những điều tốt cho nền kinh tế Nhật Bản trong khi đồng yên mạnh và giảm phát là điều tồi tệ. 

Đây là bảng thứ nhất với các số liệu trong giai đoạn 1968-2012.

So với năm trước                            Thay đổi trong năm sau đó

Chỉ số giá sản xuất                         Tăng trưởng sản lượng công nghiệp (%)

Tăng hơn 9% (3 năm)                        -10

Tăng  3% - 9% (5 năm)                     -3,3

Tăng từ -3% đến +3% (33 năm)        -0,5

Giảm hơn 3% (3 năm)                         15,6

Bằng cách sử dụng các số liệu về thay đổi trong sản lượng công nghiệp, Ranson đang cố gắng giải quyết mối quan hệ vốn luôn luôn gây nhiều tranh cãi giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, bảng trên nhận được khá nhiều chỉ trích vì Ranson đã không phân chia các danh mục một cách đồng đều. 3/4 trong tổng số mẫu quan sát nằm trong mục tăng từ -3% đến 3%. 

Bởi vậy, ông đã đưa ra bảng số 2. Điểm đáng chú ý trong bảng này là Ranson coi vàng là một thước đo khá ổn định. Bởi vậy, đồng yên không được so sánh với các đồng tiền khác mà được so sánh với vàng. 

Những năm mà đồng yênThay đổi trong chỉ số giá sản xuất tích lũy 3 nămThay đổi trong giá cổ phiếu tích lũy 3 nămThay đổi trong sản lượng CN tích lũy 3 năm
Giảm hơn 10%              11,5%                3%               -2,3%
Thay đổi ít hơn 10%            3,5%                 24%                 8,8%
Tăng hơn 10%               -1,6%                     59%                         10,1%

Ở bảng này, có 21 năm đồng yên giảm hơn 10% hoặc tăng hơn 10% và 19 năm đồng yên thay đổi ít hơn 10%. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đồng yên yếu sẽ kéo theo lạm phát tăng lên. Tuy nhiên, sẽ là đáng ngạc nhiên nếu như quan sát thấy đồng yên yếu dẫn đến thị trường chứng khoán ảm đạm và sản lượng công nghiệp sụt giảm. Như vậy, những lời tiên đoán thông thường là sai bét!