Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa danh du lịch nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa danh du lịch nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Ðể hiểu về một Nhật Bản truyền thống phải tìm về Kyoto, một cố đô hơn 1000 năm tuổi. Có trà đạo, hoa anh đào, có samurai, geisha… 
Thành phố này không có những tòa nhà chọc trời, không có những công viên giải trí hiện đại, những bãi biển cát trắng mịn màng, nhưng Kyoto hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa truyền thống được nuôi dưỡng suốt hơn 10 thế kỷ thể hiện qua vô số những đền chùa miếu mạo và những lễ hội truyền thống. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 1

Lâu đài Osaka

Người ta vẫn gọi Kyoto ngày nay là hiện thân của Nhật Bản cổ xưa huyền thoại với một nửa số đền chùa miếu mạo lâu đài nguy nga cổ kính ở Nhật đều tập trung ở Kyoto. Và trong số các công trình kiến trúc tôn giáo ấy có 14 đền đài nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO, cùng hơn 1.700 kho báu và những tài sản văn hóa quốc gia quan trọng được chính phủ Nhật Bản phê chuẩn. Những thứ quý giá ấy đã làm nên nét quyến rũ du khách thập phương. Tuy nhiên, Osaka cũng là một cố đô trước cả Kyoto, một thủ đô thương mại lịch sử của Nhật, nơi hội tụ giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại.


Có lâu đài cổ Osaka tráng lệ cùng đền Taiheji. Ðây là trung tâm tài chính của Tây Nhật Bản. Trong thế kỷ 7 và 8 Osaka là hải cảng buôn bán với Trung Hoa. Người thống nhất đất nước Toyotomi Hideyoshi (1537-1589) xây dựng lâu đài Osaka làm tổng hành dinh của mình trong năm 1583. Osaka mang di tích của một cố đô Naniwakyo, nhà dựng nhiều tầng thượng thu hạ thách mái đao cong lợp ngói xanh xám, có thành lũy xếp bằng đá phiến với hào rộng nước bao quanh kiên cố và vững chãi.


Trở lại với Kyoto. Trước khi đến với chùa Nara Todai người ta phải đi qua Công viên Deer Park có rất nhiều hươu. Từng bầy hươu chăn thả tự do lông mượt vàng đôi mắt trong veo không thơ ngây mà khôn như cáo cứ xoắn suýt với người lẽo đẽo theo chừng nào chúng chưa nhận được chút “quà” gì đó từ con người… ban tặng. Chúng làm những cử chỉ thân thiện như liếm tay bạn, dụi đầu vào ống quần và vạt áo khoác làm bạn ngã lòng.

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 2
Phố lẩu Sumo

Nara Todai còn gọi là Todai-ji, là ngôi cổ tự lớn nhất thế giới. Todai-ji (Ðông Ðại Tự) vốn là một tu viện nổi tiếng của Nhật Bản tọa lạc tại thành phố Nara. Tu viện có một ngôi chánh điện bằng gỗ có bức tượng Tỳ Lô Giá Na Phật lớn gấp hai người thật đúc bằng đồng đặt ở vị trí trung tâm. Tu viện một thời là đại bản doanh của trường phái Kegon (Hoa Nghiêm) ra đời vào thế kỷ thứ 8. Chùa được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa thế giới, bởi nhẽ đây là công trình lịch sử của Vương quốc cổ Nara. Bức tường bao quanh ngôi chùa có hai cổng lớn được tái thiết vào năm 1199 với 18 cây cột mỗi cột cao 21 mét.


Người Nhật Bản mỗi lần lên chùa chiêm bái lễ Phật đều muốn vặn mình chui qua những cái hốc của một trong những cây cột này bởi tin rằng làm được như thế thì họ sẽ giành được một chỗ trên thiên giới. Rất nhiều công trình kiến trúc tích hợp trong khuôn viên tu viện cùng tạo nên những đường nét thẩm mỹ độc đáo mà nổi bật nhất là cách thiết kế khu vườn. Lối kiến trúc sân vườn hiện nay có thể xem là bắt chước theo ý tưởng của Todai-ji. Một trong những nguyên do làm cho ngôi chùa nổi tiếng là vị trí tọa lạc. Nara là trung tâm một vương quốc cổ một thời thịnh vượng, là trung tâm của nền văn minh đầu tiên của người Nhật. Tổng diện tích các khu chùa ở Nara khoảng 526 ha với những rừng cây cổ thụ có cây “lão” tới 550 năm tuổi cùng nhiều suối nước tự nhiên, trong đó nuôi dưỡng loài hươu thiêng của người Nhật. Tất cả đều được giữ gìn cẩn trọng suốt 13 thế kỷ qua như giữ những điểm son chói sáng trong lịch sử văn hóa Nhật.


Thứ đến có ngôi chùa Kinkakuji thường được mệnh danh là Tây kinh ở nước Nhật. Ðiều đặc biệt ở ngôi chùa là nó được mạ vàng nên còn được gọi là chùa Vàng. Xây dựng từ thế kỷ 14 đến nay chùa Vàng trở thành một trong những thắng địa nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào. Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358 – 1408). Chùa Vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy ở các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên từ năm 1950 chùa Vàng không còn được chính phủ Nhật công nhận là quốc bảo nữa. Lý do thật chua xót là vào năm đó một tiểu tăng đã đốt cháy toàn bộ chùa cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Năm 1955 chùa mới được xây dựng lại. Vẻ đẹp của khu chùa khiến người ta khó có thể hình dung ra được thời kỳ mà vị tướng quân Yoshimitsu Ashikaga về ở ẩn. Ðất nước thời ấy đang lúc rối ren và người dân Kyoto phải chịu nhiều khổ ải do nạn đói và bệnh dịch mà số người chết có lúc lên tới 1.000 người một ngày. Diện mạo của chùa Vàng hiện nay có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong lần tu phụng vào năm 1987. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 3
Lẩu Sumo

Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kỳ của chùa Vàng chính là vị thế rất ấn tượng, nó vàng óng ngời sáng lên giữa những tán cây xanh ngăn ngắt, và ánh sáng tinh khiết phản chiếu lung linh từ hồ nước tĩnh lặng mà người ta gọi là hồ gương. Bức tranh kỳ ảo ấy được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước hư thực làm nên một Kinkaku viễn cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto. Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là trần thứ ba của chùa được bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay thì toàn bộ ngôi chùa ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất khiến ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn. Chùa Vàng cũng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần đã từng là một Shariden (đền xá lỵ) di tích của Phật giáo.


Cách chùa Vàng không xa có Chùa Thanh Thủy Kymiomizu Dera. Chùa Thanh Thủy là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở cố đô Kyoto, vì ngôi chùa này là một trong số ít những ngôi chùa còn lại của kinh đô Bình An trước khi rời về đây. Chùa Thanh Thủy với bốn mùa hoa tuyết, chánh điện vũ đại hùng vĩ trang nghiêm, khí thế phi phàm của cổng nhơn vương chu hồng tử sắc cùng nước suối ngọt ngào uống vào có công năng dược trị liệu. Tháp âm vũ ngày đêm tuôn chảy như đem vận may đến cho tất cả mọi người. Chùa Thanh Thủy xứng danh là danh lam phạm vũ đồng thời là trung tâm tín ngưỡng của người dân Nhật đất cố đô. Phong cảnh chùa đã đẹp kiến trúc chùa lại không kém phần đặc biệt.


Chính điện chùa Thanh Thủy được dựng trên vách núi, mặt tiền của chính điện được dựng trên một đài cao làm bằng 139 cây cột gỗ to cao 12 mét dùng kết cấu dường cột giao nhau tạo thành mặt tiền như một khán đài thành thế “tựa sơn diện thủy” khí thế rất là hùng vĩ. Tất cả quần thể kiến trúc kết lại với nhau được dùng mộng cá không đóng một cây đinh. Ở Kiyomizu Dera có hai hòn đá được đặt tên “Ðá tình yêu”, tương truyền nếu nhắm mắt đi từ hòn đá này chạm được đến hòn đá kia sẽ có thể tìm được tình yêu. Kiyomizu Dera được bao quanh bởi vô số cây maple và anh đào. Khu chùa đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa anh đào nở rộ và mùa thu khi lá maple chuyển sang màu đỏ. Trong khuôn viên chùa còn có suối nước Otowa với ba dòng: Trường thọ, Ðỗ đạt và Hạnh phúc. Bạn có thể uống nước của một trong ba dòng nhưng không nên uống của cả ba vì sẽ bị coi là tham lam. Sẽ chẳng được gì mà còn bị thần linh “nghĩ xấu”.


Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 4
Tác giả và GEISHA SAYURI NITTA

Ðường lên chùa Thanh Thủy là một con phố cổ Gion sầm uất dài 1km với hàng ngàn món đồ lưu niệm đặc sắc Nhật Bản như hàng dệt thêu, kimono, đồ gốm sứ, đồ gỗ tiện nhỏ, những chuỗi dây chuỗi hạt cườm có treo những tượng cô gái Nhật nhỏ xinh để treo nơi bàn viết, trong xe con hoặc treo chìa khóa cùng điện thoại cầm tay bắt mắt kỷ niệm cho ai đó ít tiền thôi nhưng độc đáo hay hay. Bánh kẹo, hoa quả và các loại trà Nhật Bản rất sẵn, lúc nào cũng đông nghịt khách xem mua. Nơi đây có nhiều trà quán, thư quán để mọi người có thể trải nghiệm trà đạo hoặc viết những điều ước cũng như ký lưu bút. Tôi cầm trên tay và đang ngắm nghía một bức tượng một geisha nhỏ xinh trang phục lộng lẫy tạc từ gỗ cây ngân hạnh, thì như có một hơi thở nóng ấm nồng nàn phả vào một bên má. Quay lại, thật bất ngờ đó là một geisha đích thực. Cô cúi đầu thi lễ theo phong cách Nhật Bản. Tôi lặp lại chào cô theo cùng dáng điệu ấy. Cô bày tỏ cảm kích thấy tôi thích thú và nâng niu bức tượng geisha. Cô tên là Sayuri Nitta.


Vậy là trùng tên nhân vật chính trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Rob Marshall “Memori of A Geisha” (Hồi ức của Geisha) năm 1997 đã giành 2 giải Academy Award và Grammy. Rob Marshall đã chọn chùa Thanh Thủy làm bối cảnh cho một trường đoạn phim với hai diễn viên nổi tiếng Chương Tử Di và Củng Lợi. Sayuri Nitta giới thiệu tôi gặp cả nhóm geisha đi cùng cô, vui lòng cho phép chụp ảnh lưu niệm cùng cô tại một thỉnh nguyện quán nơi đã ghi hình “Hồi ức của Geisha”. Sayuri Nitta thật xinh, cử chỉ thanh thoát mảnh mai gợi tình nhất là khi cô mỉm cười nửa miệng với đôi mắt khép hờ. Cô ép sát bên tôi theo cái cách như nữ nhi muốn được nam nhi che chở.


Geisha tiếng Nhật là nghệ giả. Nghệ giả nghĩa đen là con người của nghệ thuật, là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản. Thời thế kỷ 18-19 đã có rất nhiều geisha. Có nhiều nhầm lẫn đặc biệt là ở bên ngoài Nhật Bản về bản chất của nghề geisha coi đây là một hình thức mại dâm bị bóp méo mặc dù nhiệm vụ geisha thường bao gồm tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi tuy được mã hóa theo các cách truyền thống nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng. Văn hóa Bushido (võ sĩ đạo) đã góp phần ra đời cho văn hóa geisha. Võ sĩ đạo là một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ với một bộ giới luật bất thành văn mà người võ sĩ samurai phải tuân theo: ngay thẳng - quang minh - chính đại - cao thượng - nghĩa hiệp. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 5
Tác giả và bà chủ quán lẩu CHIYO

Là tầng lớp quý tộc Nhật Bản, các samurai sống rất có văn hóa lấy ca múa nhã nhạc thi pháp làm trò giải trí. Họ ưa được hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hóa lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ. Nhu cầu giải trí tao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của geisha. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao thì các geisha là một phần trong đó được gọi là karyukai có nghĩa “hoa liễu giới”. Hiện nay những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học. Geisha được học chơi những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc) và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Thời gian làm việc của geisha được đo theo thời gian một cây hương cháy hết gọi là shenkodai (tuyến hương đại) hoặc gyokudai (ngọc đại).


Vào năm 1920 Nhật Bản có trên 80.000 geisha. Nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1.000 nên hiếm khi người ta nhìn thấy geisha.         
                 
Món lẩu “huyền bí” của võ sĩ sumo
Vâng. Trưa cái hôm sau khi thăm chùa Thanh Thủy tôi đã đến ăn bữa trưa muộn ở một con phố nhỏ ở Kyoto chuyên nấu món “lẩu sumo” dành cho bữa ăn của các võ sĩ sumo. Món lẩu huyền bí nuôi các võ sĩ lên cân rất nhanh để trở thành bục bịch như một khối thịt trên dưới 200 kg. Quán ăn trang trí rất lạ lùng là treo rất nhiều tranh vẽ chân dung các sumo nổi tiếng bên cạnh là dấu điểm chỉ cả bàn tay to bè màu son đỏ chói cộng chữ ký của họ. Có lẽ muốn minh chứng rằng các võ sĩ sumo đã ăn ở đây món lẩu huyền bí này. Bà chủ quán tên Chiyo thấy tôi vào quán mừng rỡ ôm chầm lấy tôi nơi vòng 2, yêu cầu được chụp một bức ảnh. Lạ lùng, nhưng rồi cũng hiểu, là bà nhận ra cái bụng của tôi “phổng” như của một sumo tập sự. Bà nói rằng tôi ở đây với bà hai tháng dùng thứ lẩu quán bà nấu sẽ nhanh chóng đạt chuẩn… bụng của sumo Nhật Bản. Câu nói của bà làm thực khách được một trận cười tơi tả.

Võ sĩ Sumo có ngoại hình đặc trưng là búi tóc nhỏ trên gần đỉnh đầu và có thân hình đồ sộ. Nhiều đô vật có thể ăn 5 kg thịt 10 tô cơm mỗi bữa. Họ phải cố gắng đưa càng nhiều thức ăn vào bụng càng tốt cho tới khi nào “phổng phao” lên. Akenobo sinh ra tại Hawaii là người nước ngoài đầu tiên trở thành nhà vô địch, nặng 220kg. Có Sumo nặng nhất nặng tới 270 kg. Chế độ luyện tập khá hà khắc và kỷ luật mang đến cho họ một cơ thể rắn chắc. Sự lặp lại liên tục các bài học có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng lại tạo nên khả năng chịu đựng về tinh thần cũng như thể chất. Với khoảng 70 đòn đánh một Sumo có thể đẩy, tát, thậm chí ngáng chân đối phương nhưng không bao giờ được đá hoặc tấn công đối phương với bàn tay nắm lại. Những sumo có thân hình đồ sộ là thế nhưng với nhiều phụ nữ Nhật Bản họ không thiếu đi sự hấp dẫn. Sự cuồng nhiệt của các fan gái với võ sĩ sumo không khác gì những siêu sao bóng đá đẹp trai.

Xem các võ sĩ sumo va chạm và quần nhau vật nhau quanh vòng tròn thi đấu nhiều người vẫn tự hỏi điều gì giúp họ trở nên to lớn và nhanh nhẹn đến vậy? Câu trả lời là tập luyện và chế độ ăn uống. Việc nạp năng lượng hằng ngày của võ sĩ sumo tới 8.000 kilo calo. Con số này cao gấp nhiều lần so với một người đàn ông Nhật Bản trung bình. Ăn càng nhiều càng tốt. Một bữa ăn “chuẩn mực” cho võ sĩ sumo - thuật ngữ chung này xuất phát từ từ Chankonabe - một món hầm. Thực ra món Chanconabe được chế biến từ nhiều nguyên liệu. Nhiều loại thịt khác nhau cùng rau và cá được nấu chung trong nồi nước luộc thịt gà. Chanconabe rất nhiều protein và thường được bày ra số lượng lớn cùng với các món ăn phụ khác. Matsuda kể món Chanconabe có từ thời kỳ Meiji (1868 -1912). Ðây là món dễ chế biến phục vụ cho khối lượng lớn võ sĩ sumo cùng lúc.

Võ sĩ sumo người Mông Cổ Hakuho 24 tuổi đã đạt tới đẳng cấp cao nhất trong môn võ này ở Nhật Bản. Bí quyết thành công của anh thật đơn giản như anh khiêm tốn bày tỏ, là “tập luyện chăm chỉ, ăn nhiều và ngủ nhiều”. Họ ở trần ngồi bệt bên bàn ăn và thưởng thức tất cả mọi món ăn được bày lên bàn. Các võ sĩ ăn cho tới khi không thể ăn được nữa mới thôi. Ngay sau bữa ăn đầu tiên vào lúc 11 giờ sáng (sau buổi tập) võ sĩ sumo trở về phòng ngủ ngủ một giấc dài. Tất cả thức ăn được chuyển hóa thành mỡ dự trữ sau đó đến 18 hoặc 19 giờ chiều lại ngồi vào bàn ăn bữa tối. Vậy là món “hầm hổ lốn” Chanconabe mà bà Chiyo gọi là “lẩu sumo” chả có gì là huyền bí rốt cuộc chỉ là ăn nhiều ngủ nhiều. Tôi nói với bà Chiyo, rằng bức ảnh bà chụp với tôi nên treo ở phòng ăn này, và nếu đấu giá được giá hời phải chia đều 50 / 50 nhá. Bà cười hứa, và yêu cầu tôi đặt bàn tay vào nghiên son lấy mực điểm chỉ vào một tờ giấy tàu bạch ký tên bằng bút dạ phớt. Chiyo cười hi hi sau khi tôi hoàn thành công việc.   

Nhật Bản Today - Ðể hiểu về một Nhật Bản truyền thống phải tìm về Kyoto, một cố đô hơn 1000 năm tuổi. Có trà đạo, hoa anh đào, có samurai, geisha… 
Thành phố này không có những tòa nhà chọc trời, không có những công viên giải trí hiện đại, những bãi biển cát trắng mịn màng, nhưng Kyoto hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa truyền thống được nuôi dưỡng suốt hơn 10 thế kỷ thể hiện qua vô số những đền chùa miếu mạo và những lễ hội truyền thống. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 1

Lâu đài Osaka

Người ta vẫn gọi Kyoto ngày nay là hiện thân của Nhật Bản cổ xưa huyền thoại với một nửa số đền chùa miếu mạo lâu đài nguy nga cổ kính ở Nhật đều tập trung ở Kyoto. Và trong số các công trình kiến trúc tôn giáo ấy có 14 đền đài nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO, cùng hơn 1.700 kho báu và những tài sản văn hóa quốc gia quan trọng được chính phủ Nhật Bản phê chuẩn. Những thứ quý giá ấy đã làm nên nét quyến rũ du khách thập phương. Tuy nhiên, Osaka cũng là một cố đô trước cả Kyoto, một thủ đô thương mại lịch sử của Nhật, nơi hội tụ giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại.


Có lâu đài cổ Osaka tráng lệ cùng đền Taiheji. Ðây là trung tâm tài chính của Tây Nhật Bản. Trong thế kỷ 7 và 8 Osaka là hải cảng buôn bán với Trung Hoa. Người thống nhất đất nước Toyotomi Hideyoshi (1537-1589) xây dựng lâu đài Osaka làm tổng hành dinh của mình trong năm 1583. Osaka mang di tích của một cố đô Naniwakyo, nhà dựng nhiều tầng thượng thu hạ thách mái đao cong lợp ngói xanh xám, có thành lũy xếp bằng đá phiến với hào rộng nước bao quanh kiên cố và vững chãi.


Trở lại với Kyoto. Trước khi đến với chùa Nara Todai người ta phải đi qua Công viên Deer Park có rất nhiều hươu. Từng bầy hươu chăn thả tự do lông mượt vàng đôi mắt trong veo không thơ ngây mà khôn như cáo cứ xoắn suýt với người lẽo đẽo theo chừng nào chúng chưa nhận được chút “quà” gì đó từ con người… ban tặng. Chúng làm những cử chỉ thân thiện như liếm tay bạn, dụi đầu vào ống quần và vạt áo khoác làm bạn ngã lòng.

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 2
Phố lẩu Sumo

Nara Todai còn gọi là Todai-ji, là ngôi cổ tự lớn nhất thế giới. Todai-ji (Ðông Ðại Tự) vốn là một tu viện nổi tiếng của Nhật Bản tọa lạc tại thành phố Nara. Tu viện có một ngôi chánh điện bằng gỗ có bức tượng Tỳ Lô Giá Na Phật lớn gấp hai người thật đúc bằng đồng đặt ở vị trí trung tâm. Tu viện một thời là đại bản doanh của trường phái Kegon (Hoa Nghiêm) ra đời vào thế kỷ thứ 8. Chùa được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa thế giới, bởi nhẽ đây là công trình lịch sử của Vương quốc cổ Nara. Bức tường bao quanh ngôi chùa có hai cổng lớn được tái thiết vào năm 1199 với 18 cây cột mỗi cột cao 21 mét.


Người Nhật Bản mỗi lần lên chùa chiêm bái lễ Phật đều muốn vặn mình chui qua những cái hốc của một trong những cây cột này bởi tin rằng làm được như thế thì họ sẽ giành được một chỗ trên thiên giới. Rất nhiều công trình kiến trúc tích hợp trong khuôn viên tu viện cùng tạo nên những đường nét thẩm mỹ độc đáo mà nổi bật nhất là cách thiết kế khu vườn. Lối kiến trúc sân vườn hiện nay có thể xem là bắt chước theo ý tưởng của Todai-ji. Một trong những nguyên do làm cho ngôi chùa nổi tiếng là vị trí tọa lạc. Nara là trung tâm một vương quốc cổ một thời thịnh vượng, là trung tâm của nền văn minh đầu tiên của người Nhật. Tổng diện tích các khu chùa ở Nara khoảng 526 ha với những rừng cây cổ thụ có cây “lão” tới 550 năm tuổi cùng nhiều suối nước tự nhiên, trong đó nuôi dưỡng loài hươu thiêng của người Nhật. Tất cả đều được giữ gìn cẩn trọng suốt 13 thế kỷ qua như giữ những điểm son chói sáng trong lịch sử văn hóa Nhật.


Thứ đến có ngôi chùa Kinkakuji thường được mệnh danh là Tây kinh ở nước Nhật. Ðiều đặc biệt ở ngôi chùa là nó được mạ vàng nên còn được gọi là chùa Vàng. Xây dựng từ thế kỷ 14 đến nay chùa Vàng trở thành một trong những thắng địa nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào. Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358 – 1408). Chùa Vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy ở các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên từ năm 1950 chùa Vàng không còn được chính phủ Nhật công nhận là quốc bảo nữa. Lý do thật chua xót là vào năm đó một tiểu tăng đã đốt cháy toàn bộ chùa cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Năm 1955 chùa mới được xây dựng lại. Vẻ đẹp của khu chùa khiến người ta khó có thể hình dung ra được thời kỳ mà vị tướng quân Yoshimitsu Ashikaga về ở ẩn. Ðất nước thời ấy đang lúc rối ren và người dân Kyoto phải chịu nhiều khổ ải do nạn đói và bệnh dịch mà số người chết có lúc lên tới 1.000 người một ngày. Diện mạo của chùa Vàng hiện nay có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong lần tu phụng vào năm 1987. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 3
Lẩu Sumo

Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kỳ của chùa Vàng chính là vị thế rất ấn tượng, nó vàng óng ngời sáng lên giữa những tán cây xanh ngăn ngắt, và ánh sáng tinh khiết phản chiếu lung linh từ hồ nước tĩnh lặng mà người ta gọi là hồ gương. Bức tranh kỳ ảo ấy được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước hư thực làm nên một Kinkaku viễn cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto. Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là trần thứ ba của chùa được bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay thì toàn bộ ngôi chùa ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất khiến ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn. Chùa Vàng cũng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần đã từng là một Shariden (đền xá lỵ) di tích của Phật giáo.


Cách chùa Vàng không xa có Chùa Thanh Thủy Kymiomizu Dera. Chùa Thanh Thủy là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở cố đô Kyoto, vì ngôi chùa này là một trong số ít những ngôi chùa còn lại của kinh đô Bình An trước khi rời về đây. Chùa Thanh Thủy với bốn mùa hoa tuyết, chánh điện vũ đại hùng vĩ trang nghiêm, khí thế phi phàm của cổng nhơn vương chu hồng tử sắc cùng nước suối ngọt ngào uống vào có công năng dược trị liệu. Tháp âm vũ ngày đêm tuôn chảy như đem vận may đến cho tất cả mọi người. Chùa Thanh Thủy xứng danh là danh lam phạm vũ đồng thời là trung tâm tín ngưỡng của người dân Nhật đất cố đô. Phong cảnh chùa đã đẹp kiến trúc chùa lại không kém phần đặc biệt.


Chính điện chùa Thanh Thủy được dựng trên vách núi, mặt tiền của chính điện được dựng trên một đài cao làm bằng 139 cây cột gỗ to cao 12 mét dùng kết cấu dường cột giao nhau tạo thành mặt tiền như một khán đài thành thế “tựa sơn diện thủy” khí thế rất là hùng vĩ. Tất cả quần thể kiến trúc kết lại với nhau được dùng mộng cá không đóng một cây đinh. Ở Kiyomizu Dera có hai hòn đá được đặt tên “Ðá tình yêu”, tương truyền nếu nhắm mắt đi từ hòn đá này chạm được đến hòn đá kia sẽ có thể tìm được tình yêu. Kiyomizu Dera được bao quanh bởi vô số cây maple và anh đào. Khu chùa đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa anh đào nở rộ và mùa thu khi lá maple chuyển sang màu đỏ. Trong khuôn viên chùa còn có suối nước Otowa với ba dòng: Trường thọ, Ðỗ đạt và Hạnh phúc. Bạn có thể uống nước của một trong ba dòng nhưng không nên uống của cả ba vì sẽ bị coi là tham lam. Sẽ chẳng được gì mà còn bị thần linh “nghĩ xấu”.


Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 4
Tác giả và GEISHA SAYURI NITTA

Ðường lên chùa Thanh Thủy là một con phố cổ Gion sầm uất dài 1km với hàng ngàn món đồ lưu niệm đặc sắc Nhật Bản như hàng dệt thêu, kimono, đồ gốm sứ, đồ gỗ tiện nhỏ, những chuỗi dây chuỗi hạt cườm có treo những tượng cô gái Nhật nhỏ xinh để treo nơi bàn viết, trong xe con hoặc treo chìa khóa cùng điện thoại cầm tay bắt mắt kỷ niệm cho ai đó ít tiền thôi nhưng độc đáo hay hay. Bánh kẹo, hoa quả và các loại trà Nhật Bản rất sẵn, lúc nào cũng đông nghịt khách xem mua. Nơi đây có nhiều trà quán, thư quán để mọi người có thể trải nghiệm trà đạo hoặc viết những điều ước cũng như ký lưu bút. Tôi cầm trên tay và đang ngắm nghía một bức tượng một geisha nhỏ xinh trang phục lộng lẫy tạc từ gỗ cây ngân hạnh, thì như có một hơi thở nóng ấm nồng nàn phả vào một bên má. Quay lại, thật bất ngờ đó là một geisha đích thực. Cô cúi đầu thi lễ theo phong cách Nhật Bản. Tôi lặp lại chào cô theo cùng dáng điệu ấy. Cô bày tỏ cảm kích thấy tôi thích thú và nâng niu bức tượng geisha. Cô tên là Sayuri Nitta.


Vậy là trùng tên nhân vật chính trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Rob Marshall “Memori of A Geisha” (Hồi ức của Geisha) năm 1997 đã giành 2 giải Academy Award và Grammy. Rob Marshall đã chọn chùa Thanh Thủy làm bối cảnh cho một trường đoạn phim với hai diễn viên nổi tiếng Chương Tử Di và Củng Lợi. Sayuri Nitta giới thiệu tôi gặp cả nhóm geisha đi cùng cô, vui lòng cho phép chụp ảnh lưu niệm cùng cô tại một thỉnh nguyện quán nơi đã ghi hình “Hồi ức của Geisha”. Sayuri Nitta thật xinh, cử chỉ thanh thoát mảnh mai gợi tình nhất là khi cô mỉm cười nửa miệng với đôi mắt khép hờ. Cô ép sát bên tôi theo cái cách như nữ nhi muốn được nam nhi che chở.


Geisha tiếng Nhật là nghệ giả. Nghệ giả nghĩa đen là con người của nghệ thuật, là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản. Thời thế kỷ 18-19 đã có rất nhiều geisha. Có nhiều nhầm lẫn đặc biệt là ở bên ngoài Nhật Bản về bản chất của nghề geisha coi đây là một hình thức mại dâm bị bóp méo mặc dù nhiệm vụ geisha thường bao gồm tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi tuy được mã hóa theo các cách truyền thống nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng. Văn hóa Bushido (võ sĩ đạo) đã góp phần ra đời cho văn hóa geisha. Võ sĩ đạo là một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ với một bộ giới luật bất thành văn mà người võ sĩ samurai phải tuân theo: ngay thẳng - quang minh - chính đại - cao thượng - nghĩa hiệp. 

Kyoto – Một Nhật Bản truyền thống 5
Tác giả và bà chủ quán lẩu CHIYO

Là tầng lớp quý tộc Nhật Bản, các samurai sống rất có văn hóa lấy ca múa nhã nhạc thi pháp làm trò giải trí. Họ ưa được hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hóa lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ. Nhu cầu giải trí tao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của geisha. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao thì các geisha là một phần trong đó được gọi là karyukai có nghĩa “hoa liễu giới”. Hiện nay những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học. Geisha được học chơi những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc) và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Thời gian làm việc của geisha được đo theo thời gian một cây hương cháy hết gọi là shenkodai (tuyến hương đại) hoặc gyokudai (ngọc đại).


Vào năm 1920 Nhật Bản có trên 80.000 geisha. Nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1.000 nên hiếm khi người ta nhìn thấy geisha.         
                 
Món lẩu “huyền bí” của võ sĩ sumo
Vâng. Trưa cái hôm sau khi thăm chùa Thanh Thủy tôi đã đến ăn bữa trưa muộn ở một con phố nhỏ ở Kyoto chuyên nấu món “lẩu sumo” dành cho bữa ăn của các võ sĩ sumo. Món lẩu huyền bí nuôi các võ sĩ lên cân rất nhanh để trở thành bục bịch như một khối thịt trên dưới 200 kg. Quán ăn trang trí rất lạ lùng là treo rất nhiều tranh vẽ chân dung các sumo nổi tiếng bên cạnh là dấu điểm chỉ cả bàn tay to bè màu son đỏ chói cộng chữ ký của họ. Có lẽ muốn minh chứng rằng các võ sĩ sumo đã ăn ở đây món lẩu huyền bí này. Bà chủ quán tên Chiyo thấy tôi vào quán mừng rỡ ôm chầm lấy tôi nơi vòng 2, yêu cầu được chụp một bức ảnh. Lạ lùng, nhưng rồi cũng hiểu, là bà nhận ra cái bụng của tôi “phổng” như của một sumo tập sự. Bà nói rằng tôi ở đây với bà hai tháng dùng thứ lẩu quán bà nấu sẽ nhanh chóng đạt chuẩn… bụng của sumo Nhật Bản. Câu nói của bà làm thực khách được một trận cười tơi tả.

Võ sĩ Sumo có ngoại hình đặc trưng là búi tóc nhỏ trên gần đỉnh đầu và có thân hình đồ sộ. Nhiều đô vật có thể ăn 5 kg thịt 10 tô cơm mỗi bữa. Họ phải cố gắng đưa càng nhiều thức ăn vào bụng càng tốt cho tới khi nào “phổng phao” lên. Akenobo sinh ra tại Hawaii là người nước ngoài đầu tiên trở thành nhà vô địch, nặng 220kg. Có Sumo nặng nhất nặng tới 270 kg. Chế độ luyện tập khá hà khắc và kỷ luật mang đến cho họ một cơ thể rắn chắc. Sự lặp lại liên tục các bài học có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng lại tạo nên khả năng chịu đựng về tinh thần cũng như thể chất. Với khoảng 70 đòn đánh một Sumo có thể đẩy, tát, thậm chí ngáng chân đối phương nhưng không bao giờ được đá hoặc tấn công đối phương với bàn tay nắm lại. Những sumo có thân hình đồ sộ là thế nhưng với nhiều phụ nữ Nhật Bản họ không thiếu đi sự hấp dẫn. Sự cuồng nhiệt của các fan gái với võ sĩ sumo không khác gì những siêu sao bóng đá đẹp trai.

Xem các võ sĩ sumo va chạm và quần nhau vật nhau quanh vòng tròn thi đấu nhiều người vẫn tự hỏi điều gì giúp họ trở nên to lớn và nhanh nhẹn đến vậy? Câu trả lời là tập luyện và chế độ ăn uống. Việc nạp năng lượng hằng ngày của võ sĩ sumo tới 8.000 kilo calo. Con số này cao gấp nhiều lần so với một người đàn ông Nhật Bản trung bình. Ăn càng nhiều càng tốt. Một bữa ăn “chuẩn mực” cho võ sĩ sumo - thuật ngữ chung này xuất phát từ từ Chankonabe - một món hầm. Thực ra món Chanconabe được chế biến từ nhiều nguyên liệu. Nhiều loại thịt khác nhau cùng rau và cá được nấu chung trong nồi nước luộc thịt gà. Chanconabe rất nhiều protein và thường được bày ra số lượng lớn cùng với các món ăn phụ khác. Matsuda kể món Chanconabe có từ thời kỳ Meiji (1868 -1912). Ðây là món dễ chế biến phục vụ cho khối lượng lớn võ sĩ sumo cùng lúc.

Võ sĩ sumo người Mông Cổ Hakuho 24 tuổi đã đạt tới đẳng cấp cao nhất trong môn võ này ở Nhật Bản. Bí quyết thành công của anh thật đơn giản như anh khiêm tốn bày tỏ, là “tập luyện chăm chỉ, ăn nhiều và ngủ nhiều”. Họ ở trần ngồi bệt bên bàn ăn và thưởng thức tất cả mọi món ăn được bày lên bàn. Các võ sĩ ăn cho tới khi không thể ăn được nữa mới thôi. Ngay sau bữa ăn đầu tiên vào lúc 11 giờ sáng (sau buổi tập) võ sĩ sumo trở về phòng ngủ ngủ một giấc dài. Tất cả thức ăn được chuyển hóa thành mỡ dự trữ sau đó đến 18 hoặc 19 giờ chiều lại ngồi vào bàn ăn bữa tối. Vậy là món “hầm hổ lốn” Chanconabe mà bà Chiyo gọi là “lẩu sumo” chả có gì là huyền bí rốt cuộc chỉ là ăn nhiều ngủ nhiều. Tôi nói với bà Chiyo, rằng bức ảnh bà chụp với tôi nên treo ở phòng ăn này, và nếu đấu giá được giá hời phải chia đều 50 / 50 nhá. Bà cười hứa, và yêu cầu tôi đặt bàn tay vào nghiên son lấy mực điểm chỉ vào một tờ giấy tàu bạch ký tên bằng bút dạ phớt. Chiyo cười hi hi sau khi tôi hoàn thành công việc.   

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Tại đây khách hàng tham quan bằng cách đi thuyền nước giữa dòng nước hiền hòa với cảnh vật thanh bình dọc hai bên con kênh đào. Vào ngày xuân mấy con búp bê Nhật được đặt trên bên bờ kênh .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 1
Sông nước Yanagawa
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 2
Người lái chở khách đi trên sông nước Yanagawa
Du khách dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp các búp bê Hein ở đây.
Yanagawa nằm ở phía Tây Bắc vùng Kyushu. Thành phố này là địa điểm du lịch nổi tiếng lý tưởng có hệ thống kênh đào chằn chịt.
Những con kênh đào này từng được dùng để bảo vệ lâu đài Yanagawa có từ thời Motomachi. Ngày nay,  chúng đóng vai trò trong cuộc sống cư dân. Nếu bạn đi dạo theo con kênh này thì bạn có cảm giác thoải mái nhất vào ngày đầu xuân .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 3
Kênh Yanagawa

Yanagawa là thành phố nổi tiếng nhờ  các kênh đào với tổng chiều dài 450 kilommet. Người ta tạo ra các con kênh này khoảng 4 thế kỷ trải qua gia đoạn biến cố. Lâu dài Yanagawa đã không còn nữa nhưng các con kênh vẫn không khác gì mấy so khi được tạo ra. Hiện nay các con kênh đào vẫn được sử dụng như cung cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của thành phố.
Vào đầu mùa xuân, người dân Yanagawa tỏ chức nghi lể để cảm ơn thần linh vì an toàn khi đi trên dòng sông. Trước khi làm lễ, họ đóng cửa các kênh cách ly nước trong thành phố với nước bên ngoài. Kết thúc nghi lễ, cánh cửa ngăn nước được mở, dòng nước tiếp tục chảy vào đi sâu vào thành phố Yanagawa.
Đi theo dọc con phố cổ Yanagawa, du khách cảm nhận gió mát của mùa xuân và xem các vật trang trí màu sắc được các hộ treo trước nhà.
Mỗi năm trên khắp đất nước Nhật Bản , lể hội búp bê được tổ chức nhộn nhịp vào đầu mùa xuân. Búp bê được tin đem lại sức khỏe cho các bé gái và niềm tin.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 4
Búp bê Yanagawa

Từ ngày xưa, người dân tin rằng mang lại niềm tin cho các bé gái xua đuổi những gì không may mắn cho các bé.
Các đồ thủ công dùng trong lễ hội búp bê được treo khắp nơi trong nhà.Chủ nhà luôn rộng mở chào đón khách tham quan. Tất cả các đồ vật được treo được làm bằng tay. Mỗi đồ chơi điều có mang ý nghĩa riêng như con gá đồ chơi tạo ra sức sống, nét thanh lịch; con gà con tượng trưng cho sự đáng yêu; con tôm là sự thiếu động.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 5
Đồ chơi treo trong nhà người dân Yanagawa

Tất cả các đồ chơi được trang trí trong nhà mang ý nghĩa sự phát triển của trẻ. Đồng thời mang lại sức khỏe cho trẻ thật chí lúc trưởng thành. ở Yanagawa, bà ngoại chuẩn bị các đồ trang trí bằng thủ công cho trẻ.
Thành phố Yanagawa có rất nhiều xưởng và cửa hàng làm nghề truyền thống tại đây. Một đền thờ nhỏ thờ thần Shinto. Người ta đặt đền thờ nhỏ trong nhà bày tỏ lòng biết ơn thần đã mang lại sự thịnh vượn,  an toàn cho gia đình.

Nhật Bản Today - Tại đây khách hàng tham quan bằng cách đi thuyền nước giữa dòng nước hiền hòa với cảnh vật thanh bình dọc hai bên con kênh đào. Vào ngày xuân mấy con búp bê Nhật được đặt trên bên bờ kênh .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 1
Sông nước Yanagawa
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 2
Người lái chở khách đi trên sông nước Yanagawa
Du khách dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp các búp bê Hein ở đây.
Yanagawa nằm ở phía Tây Bắc vùng Kyushu. Thành phố này là địa điểm du lịch nổi tiếng lý tưởng có hệ thống kênh đào chằn chịt.
Những con kênh đào này từng được dùng để bảo vệ lâu đài Yanagawa có từ thời Motomachi. Ngày nay,  chúng đóng vai trò trong cuộc sống cư dân. Nếu bạn đi dạo theo con kênh này thì bạn có cảm giác thoải mái nhất vào ngày đầu xuân .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 3
Kênh Yanagawa

Yanagawa là thành phố nổi tiếng nhờ  các kênh đào với tổng chiều dài 450 kilommet. Người ta tạo ra các con kênh này khoảng 4 thế kỷ trải qua gia đoạn biến cố. Lâu dài Yanagawa đã không còn nữa nhưng các con kênh vẫn không khác gì mấy so khi được tạo ra. Hiện nay các con kênh đào vẫn được sử dụng như cung cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của thành phố.
Vào đầu mùa xuân, người dân Yanagawa tỏ chức nghi lể để cảm ơn thần linh vì an toàn khi đi trên dòng sông. Trước khi làm lễ, họ đóng cửa các kênh cách ly nước trong thành phố với nước bên ngoài. Kết thúc nghi lễ, cánh cửa ngăn nước được mở, dòng nước tiếp tục chảy vào đi sâu vào thành phố Yanagawa.
Đi theo dọc con phố cổ Yanagawa, du khách cảm nhận gió mát của mùa xuân và xem các vật trang trí màu sắc được các hộ treo trước nhà.
Mỗi năm trên khắp đất nước Nhật Bản , lể hội búp bê được tổ chức nhộn nhịp vào đầu mùa xuân. Búp bê được tin đem lại sức khỏe cho các bé gái và niềm tin.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 4
Búp bê Yanagawa

Từ ngày xưa, người dân tin rằng mang lại niềm tin cho các bé gái xua đuổi những gì không may mắn cho các bé.
Các đồ thủ công dùng trong lễ hội búp bê được treo khắp nơi trong nhà.Chủ nhà luôn rộng mở chào đón khách tham quan. Tất cả các đồ vật được treo được làm bằng tay. Mỗi đồ chơi điều có mang ý nghĩa riêng như con gá đồ chơi tạo ra sức sống, nét thanh lịch; con gà con tượng trưng cho sự đáng yêu; con tôm là sự thiếu động.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 5
Đồ chơi treo trong nhà người dân Yanagawa

Tất cả các đồ chơi được trang trí trong nhà mang ý nghĩa sự phát triển của trẻ. Đồng thời mang lại sức khỏe cho trẻ thật chí lúc trưởng thành. ở Yanagawa, bà ngoại chuẩn bị các đồ trang trí bằng thủ công cho trẻ.
Thành phố Yanagawa có rất nhiều xưởng và cửa hàng làm nghề truyền thống tại đây. Một đền thờ nhỏ thờ thần Shinto. Người ta đặt đền thờ nhỏ trong nhà bày tỏ lòng biết ơn thần đã mang lại sự thịnh vượn,  an toàn cho gia đình.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 1

Người ta nói rằng, tên của ngọn núi này bắt nguồn từ động từ thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Cho đến nay gần 300 năm đã trôi qua kể từ lần phun trào gần nhất của nó vào năm 1707. Tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2.

Lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.

Ngày nay, khí hậu quanh vùng núi rất ổn định. 5 cái hồ lớn ở đây lại càng làm cho cảnh quan ngoạn mục hơn. Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 8 mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt lữa đóng cửa núi đã được tiến hành. Ðây là thời gian có khí hậu lí tưởng nhất ở núi Phú Sĩ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5oc đến 6oc. MặC dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn khoảng 25 triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.
 
Núi Phú Sĩ Nhật Bản 2

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.

Lên đỉnh có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. "Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có "Nữ Thần Tự Do"-người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 3
Những ruộng lúa xanh mướt vào mùa xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 4
Đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết khi mùa xuân tới, trong khi đó những người dân Nhật Bản đã treo cờ cá chép để chào đón lễ hội mùa xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 5
Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc và xanh mướt vào tiết trời cuối xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 6
Mùa hè, dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy hoa rực rỡ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 7
Cánh đồng hoa hướng dương vàng rực dưới chân núi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 8
Vào mùa hè, tuyết trên đỉnh Phú Sĩ đã tan hết.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 9
Thời tiết se lạnh cũng khiến tuyết bắt đầu đóng băng trên đỉnh núi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 10
Mùa đông, cây cối cũng như chìm trong giấc ngủ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 11
Phú Sĩ trong ánh hoàng hôn mùa đông, lúc này tuyết đã lan tới chân núi.

Nhật Bản Today - Núi Fuji gọi theo âm Hán Việt là núi Phú Sĩ, thuộc tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không đầy 100km về phía Tây Nam. Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 1

Người ta nói rằng, tên của ngọn núi này bắt nguồn từ động từ thổi bật ra" (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. Núi Phú Sĩ đã phun trào ít nhất 10 lần kể từ thế kỷ 18. Cho đến nay gần 300 năm đã trôi qua kể từ lần phun trào gần nhất của nó vào năm 1707. Tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2.

Lòng chảo phía trong là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m. Hiện nay, Phú Sĩ là ngọn núi lửa đã chết, nhưng gần đây vẫn có tin đồn rằng nó có khả năng hoạt động trở lại.

Ngày nay, khí hậu quanh vùng núi rất ổn định. 5 cái hồ lớn ở đây lại càng làm cho cảnh quan ngoạn mục hơn. Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 8 mọi hoạt động chính thức kết thúc, nhưng trước đó vào ngày 26, 27 lễ đốt lữa đóng cửa núi đã được tiến hành. Ðây là thời gian có khí hậu lí tưởng nhất ở núi Phú Sĩ. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5oc đến 6oc. MặC dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn khoảng 25 triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây.
 
Núi Phú Sĩ Nhật Bản 2

Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành "ngọn núi thiêng", "ngọn núi thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.

Lên đỉnh có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. "Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có "Nữ Thần Tự Do"-người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 3
Những ruộng lúa xanh mướt vào mùa xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 4
Đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết khi mùa xuân tới, trong khi đó những người dân Nhật Bản đã treo cờ cá chép để chào đón lễ hội mùa xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 5
Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc và xanh mướt vào tiết trời cuối xuân.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 6
Mùa hè, dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy hoa rực rỡ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 7
Cánh đồng hoa hướng dương vàng rực dưới chân núi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 8
Vào mùa hè, tuyết trên đỉnh Phú Sĩ đã tan hết.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 9
Thời tiết se lạnh cũng khiến tuyết bắt đầu đóng băng trên đỉnh núi.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 10
Mùa đông, cây cối cũng như chìm trong giấc ngủ.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản 11
Phú Sĩ trong ánh hoàng hôn mùa đông, lúc này tuyết đã lan tới chân núi.

Nhật Bản Today - Quận Shizuoka nằm giữa thủ đô Tokyo và Nagoya đi bằng tàu “đầu đạn” Shinkansen mất khoảng 1,5 giờ từ Tokyo và 50 phút từ Nagoya. Khác hẳn với nhịp sống gấp gáp ở các thành phố lớn, cuộc sống ở Shizuoka chầm chậm, ngưng đọng lại với thời gian.

Shizuoka nhật bản

Tại thị trấn Shizuoka, những ngôi nhà ngói đỏ, nằm ẩn hiện giữa các khu vườn rộng. Bao quanh nhà là các hàng rào bằng gỗ, bằng dâm bụt thấp đến ngang thắt lưng, đủ để ôm quanh các ngôi nhà nhưng không che khuất tầm mắt. Nhà nào cũng có những cánh cổng gỗ treo biển ghi tên chủ nhà như để tỏ lòng hiếu khách.

Một người bạn Nhật cho biết, trong mỗi ngôi nhà ở đây, bàn thờ tổ tiên được đặt trong phòng chính tại vị trí trang trọng nhất, bên dưới là một bếp sưởi nhỏ cho người già khi mùa đông đến. Ở đây, du khách Việt như có cảm giác như đang ở quê mình vì vẫn nghe thấy tiếng ếch kêu sau mưa, tiếng gà gáy sáng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này một khí hậu ôn hoà bậc nhất Nhật Bản. Chẳng thế mà Shizuoka nổi tiếng là vùng đất trồng chè xanh, cam Navel và củ cải Wasabi.
 
Thắng cảnh nổi tiếng nhất Shizuoka là núi Phú Sĩ. Với độ cao 3.776 m so với mặt biển, núi Phú Sĩ đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng có khả năng làm điều đó. Ngay dưới chân núi này có khá nhiều người Việt sinh sống và du khách có thể dùng cơm tại nhà hàng Sài Gòn trước khi tham quan hồ Hamanako thơ mộng.
 
Thác Shiraito ở chân núi Phú Sĩ là một địa điểm rất hấp dẫn du khách. Điểm độc đáo của thác này là dòng nước lao thẳng từ độ cao 20 m dội xuống chân núi, từ xa trông nó như một đường chỉ căng trên dãy núi.
 
Một điểm đến khác nổi tiếng không kém núi Phú Sĩ là cây cầu Horai - được ghi vào kỷ lục Guinness là cây cầu gỗ dài nhất thế giới. Cây cầu được dựng từ năm 1879, dài 897 m, nối hai bờ sông Oi.

Nhật Bản Today - Quận Shizuoka nằm giữa thủ đô Tokyo và Nagoya đi bằng tàu “đầu đạn” Shinkansen mất khoảng 1,5 giờ từ Tokyo và 50 phút từ Nagoya. Khác hẳn với nhịp sống gấp gáp ở các thành phố lớn, cuộc sống ở Shizuoka chầm chậm, ngưng đọng lại với thời gian.

Shizuoka nhật bản

Tại thị trấn Shizuoka, những ngôi nhà ngói đỏ, nằm ẩn hiện giữa các khu vườn rộng. Bao quanh nhà là các hàng rào bằng gỗ, bằng dâm bụt thấp đến ngang thắt lưng, đủ để ôm quanh các ngôi nhà nhưng không che khuất tầm mắt. Nhà nào cũng có những cánh cổng gỗ treo biển ghi tên chủ nhà như để tỏ lòng hiếu khách.

Một người bạn Nhật cho biết, trong mỗi ngôi nhà ở đây, bàn thờ tổ tiên được đặt trong phòng chính tại vị trí trang trọng nhất, bên dưới là một bếp sưởi nhỏ cho người già khi mùa đông đến. Ở đây, du khách Việt như có cảm giác như đang ở quê mình vì vẫn nghe thấy tiếng ếch kêu sau mưa, tiếng gà gáy sáng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này một khí hậu ôn hoà bậc nhất Nhật Bản. Chẳng thế mà Shizuoka nổi tiếng là vùng đất trồng chè xanh, cam Navel và củ cải Wasabi.
 
Thắng cảnh nổi tiếng nhất Shizuoka là núi Phú Sĩ. Với độ cao 3.776 m so với mặt biển, núi Phú Sĩ đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng có khả năng làm điều đó. Ngay dưới chân núi này có khá nhiều người Việt sinh sống và du khách có thể dùng cơm tại nhà hàng Sài Gòn trước khi tham quan hồ Hamanako thơ mộng.
 
Thác Shiraito ở chân núi Phú Sĩ là một địa điểm rất hấp dẫn du khách. Điểm độc đáo của thác này là dòng nước lao thẳng từ độ cao 20 m dội xuống chân núi, từ xa trông nó như một đường chỉ căng trên dãy núi.
 
Một điểm đến khác nổi tiếng không kém núi Phú Sĩ là cây cầu Horai - được ghi vào kỷ lục Guinness là cây cầu gỗ dài nhất thế giới. Cây cầu được dựng từ năm 1879, dài 897 m, nối hai bờ sông Oi.

Nhật Bản Today - Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-kyo được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước ăm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara.

Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijo-kyo, nhưng còn được gọi là thủ đô Nara có lẽ còn do vị trí của thành phố. Cố đô Nara rất nổi tiếng với các kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa. Khi đến Nhật bạn không thể nào không ghé thăm thành phố Nara này.

Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Một con đường rộng được thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó.
 
Vào thời Nara, đạo Phật được mạnh mẽ. Nhiều ngôi chùa lớn đã được dựng xây. Vì người dân họ nghĩ việc xây dựng xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật này sẽ bảo vệ được vua và nước Nhật. Lúc bấy giờ, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, nên thành phố Nara đã tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Trên những ngôi chùa ta vẫn thấy đâu đó dáng dấp những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... độc đáo của Trung Quốc. Đến ngày nay, nhưng kiến trúc này được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào.
 
Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... là di sản văn hóa thế giới.
 
Chùa Yakushi
 
Ngôi chùa này đầu tiên được xây dựng vào năm 640 tại Asuka, để là nơi cầu nguyện cho Hoàng hậu khỏi bệnh. Sau đó ngôi chùa được chuyển đến Nara khi thủ đô được chuyển đến đây. Trong ngôi chùa có tượng của Yakushi Nyorai, một biểu tượng sức mạnh của sức khỏe và chữa bệnh.
 
Đền chùa ngự trị trên nhiều đại điểm Phật giáo ở Nhật. Chiều cao thon hình búp măng của chúng nhắc nhở các Phật tử về núi Meru huyền thoại linh thiêng.
 
Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 1

Chùa Kofuku là kiến trúc đặc sắc thứ ba của kinh đô Nara. Đây là một trong Thất Đại tự của Nara. Ngôi chùa ngày được chuyển về Nara từ thủ đô trước là Asuka vào năm 710, khi thủ đô được chuyển đến Nara. Ngôi chùa cao 50.8 m gồm 5 tầng.
 
Một ví dụ tiêu biểu cho việc kết hợp hài hòa và yên bình giữa các tôn giáo tại Nhật Bản. Năm 937, một nhà sư của Kofuku-ji đã nhìn thấy trong giấc mơ của mình vị thần Shinto của đền Kasuga, xuất hiện dưới vẻ ngòai của một vị Phật.
 
Chùa Todai

Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 2

Đây là ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới, rộng 50 m, dài 57 m và cao 48 m. Chùa cũ được xây dựng từ năm 751 và đã bị phá huỷ vì chiến tranh. Ngôi chùa hiện nay nhỏ hơn, được xây lại vào năm 1692. Trong chùa có pho tượng Đại Phật lớn nhất thế giới cao 14,98m mặt dài 5,33m, mắt 1,02 m, mũi cao 0,5 m tai dài 2,54 m, nặng 550 tấn.
 
Todai đã bị huỷ hoại nhiều do chiến tranh năm 1180 và 1567 và được xây dựng lại 2 lần vào các năm 1183,1692. Trong hai thời kỳ Meji (1868-1922) và Taisho (1912-1926). Todai được nhiều lần tu bổ lớn. Ngày này, tuy đã thu nhỏ chỉ còn bằng 2/3 so với nguyên thủy. Todai vẫn gây một ấn tượng choáng ngợp bởi kích thước đồ sộ cùng nghệ thuật điêu khắc chạm tinh vi và hàng trăm hiện vật quý hiếm.
 
Đền Kasuga
 
Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 3

Nằm ở dưới chân ngọn núi thiêng Mifuta, ngôi chùa lớn Kasuga được xây dựng vào năm 768. Núi Mifuta là nơi tiến hành những buổi cầu nguyện những vị thần linh. Bốn công trình xây dựng của ngôi đền đã được xếp là Tài sản Quốc gia và 27 công trình xây dựng khác được xếp vào danh sách những Tài Sản Văn hóa Quan trọng (Important Cultural Properties). Với màu sơn đỏ son, ngôi đền nổi bật lên trong màu xanh của ngôi rừng trên ngọn núi thiêng Mifuta.
 
Ở trước đền, hai bên lối vào, có khoảng 2.000 chiếc đèn bằng đá. Đêm mồng 3 tháng 2 (Setsubun: tiết phân) tất cả các đèn ấy đều được thắp sáng cùng với khoảng 1.000 chiếc đèn bằng đồng treo ở hàng hiên trong đền.
 
Kasuga là ngôi đền thờ dòng họ Fujiware xưa kia, được xây dựng cách Nara 18km về phía Nam. Khi Nara được lấy làm kinh đô thì ngôi đền được dời về vị trí hiện nay và gồm có bốn điện thờ làm theo lối kiến trúc đặc biệt gọi là Kasuga-Zukuri.

Nhật Bản Today - Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-kyo được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước ăm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara.

Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijo-kyo, nhưng còn được gọi là thủ đô Nara có lẽ còn do vị trí của thành phố. Cố đô Nara rất nổi tiếng với các kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa. Khi đến Nhật bạn không thể nào không ghé thăm thành phố Nara này.

Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Một con đường rộng được thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó.
 
Vào thời Nara, đạo Phật được mạnh mẽ. Nhiều ngôi chùa lớn đã được dựng xây. Vì người dân họ nghĩ việc xây dựng xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật này sẽ bảo vệ được vua và nước Nhật. Lúc bấy giờ, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, nên thành phố Nara đã tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Trên những ngôi chùa ta vẫn thấy đâu đó dáng dấp những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... độc đáo của Trung Quốc. Đến ngày nay, nhưng kiến trúc này được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào.
 
Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... là di sản văn hóa thế giới.
 
Chùa Yakushi
 
Ngôi chùa này đầu tiên được xây dựng vào năm 640 tại Asuka, để là nơi cầu nguyện cho Hoàng hậu khỏi bệnh. Sau đó ngôi chùa được chuyển đến Nara khi thủ đô được chuyển đến đây. Trong ngôi chùa có tượng của Yakushi Nyorai, một biểu tượng sức mạnh của sức khỏe và chữa bệnh.
 
Đền chùa ngự trị trên nhiều đại điểm Phật giáo ở Nhật. Chiều cao thon hình búp măng của chúng nhắc nhở các Phật tử về núi Meru huyền thoại linh thiêng.
 
Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 1

Chùa Kofuku là kiến trúc đặc sắc thứ ba của kinh đô Nara. Đây là một trong Thất Đại tự của Nara. Ngôi chùa ngày được chuyển về Nara từ thủ đô trước là Asuka vào năm 710, khi thủ đô được chuyển đến Nara. Ngôi chùa cao 50.8 m gồm 5 tầng.
 
Một ví dụ tiêu biểu cho việc kết hợp hài hòa và yên bình giữa các tôn giáo tại Nhật Bản. Năm 937, một nhà sư của Kofuku-ji đã nhìn thấy trong giấc mơ của mình vị thần Shinto của đền Kasuga, xuất hiện dưới vẻ ngòai của một vị Phật.
 
Chùa Todai

Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 2

Đây là ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới, rộng 50 m, dài 57 m và cao 48 m. Chùa cũ được xây dựng từ năm 751 và đã bị phá huỷ vì chiến tranh. Ngôi chùa hiện nay nhỏ hơn, được xây lại vào năm 1692. Trong chùa có pho tượng Đại Phật lớn nhất thế giới cao 14,98m mặt dài 5,33m, mắt 1,02 m, mũi cao 0,5 m tai dài 2,54 m, nặng 550 tấn.
 
Todai đã bị huỷ hoại nhiều do chiến tranh năm 1180 và 1567 và được xây dựng lại 2 lần vào các năm 1183,1692. Trong hai thời kỳ Meji (1868-1922) và Taisho (1912-1926). Todai được nhiều lần tu bổ lớn. Ngày này, tuy đã thu nhỏ chỉ còn bằng 2/3 so với nguyên thủy. Todai vẫn gây một ấn tượng choáng ngợp bởi kích thước đồ sộ cùng nghệ thuật điêu khắc chạm tinh vi và hàng trăm hiện vật quý hiếm.
 
Đền Kasuga
 
Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 3

Nằm ở dưới chân ngọn núi thiêng Mifuta, ngôi chùa lớn Kasuga được xây dựng vào năm 768. Núi Mifuta là nơi tiến hành những buổi cầu nguyện những vị thần linh. Bốn công trình xây dựng của ngôi đền đã được xếp là Tài sản Quốc gia và 27 công trình xây dựng khác được xếp vào danh sách những Tài Sản Văn hóa Quan trọng (Important Cultural Properties). Với màu sơn đỏ son, ngôi đền nổi bật lên trong màu xanh của ngôi rừng trên ngọn núi thiêng Mifuta.
 
Ở trước đền, hai bên lối vào, có khoảng 2.000 chiếc đèn bằng đá. Đêm mồng 3 tháng 2 (Setsubun: tiết phân) tất cả các đèn ấy đều được thắp sáng cùng với khoảng 1.000 chiếc đèn bằng đồng treo ở hàng hiên trong đền.
 
Kasuga là ngôi đền thờ dòng họ Fujiware xưa kia, được xây dựng cách Nara 18km về phía Nam. Khi Nara được lấy làm kinh đô thì ngôi đền được dời về vị trí hiện nay và gồm có bốn điện thờ làm theo lối kiến trúc đặc biệt gọi là Kasuga-Zukuri.

Nhật Bản Today - Công viên Hitachi (Hitachi Seaside Park) nằm tại thành phố Hitachinaka (quận Ibaraki, Nhật Bản). Nằm cạnh bãi biển Ajigaura, công viên với diện tích 3,5ha này khi xưa là nơi để phi công Mỹ tập ném bom vào Thế chiến thứ 2, năm 1946. Đến năm 1973, công viên được trao trả lại cho chính phủ Nhật và được xây dựng thành công viên với đủ loại hoa.

Ngày nay Hitachi là điểm đến nổi tiếng của nhiều tour du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Hitachi được mệnh danh là thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ với những loài hoa nở quanh năm. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa. Chúng thay phiên nhau nở vào mỗi mùa. Đặc biệt nhất là hoa Nemophila màu xanh dương với 4,5 triệu cây nở đồng loạt vào mùa xuân đẹp mướt mát như bầu trời dưới mặt đất. Ngoài Nemophila, công viên còn có hơn 1 triệu cây hoa thủy tiên vàng nở giữa rừng thông xanh, khoảng 170 giống hoa tuylip và rất nhiều loài cây, hoa muôn màu khác.

Công viên Hitachi Nhật Bản 1
 Dừng chân vào mùa xuân, bạn sẽ thấy công viên tràn ngập trong sắc vàng pha đỏ của hơn 1 triệu bông hoa thủy tiên vàng.

Công viên Hitachi Nhật Bản 2

Công viên Hitachi Nhật Bản 3
Với hơn 170 giống tulip khác nhau, chúng trông như chiếc thảm đầy màu sắc và bắt mắt.

Hàng năm, công viên đều tổ chức lễ hội Hanami Nemophila – lễ hội ngắm hoa. Choáng ngợp trước sắc xanh của những đồi hoa Nemophila là cảm nhận của hầu hết các du khách khi đến đây vào mỗi dịp lễ hội. Cứ khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, mùa hạ sang, hàng triệu bông hoa Nemophila xinh xắn nở xanh cả các sườn đồi.

Công viên Hitachi Nhật Bản 4

Cao chừng 25cm, Nemophila có hình dáng tuyệt đẹp, với những sắc hoa khác nhau từ xanh đến tím. Đứng giữa những đồi hoa xanh mướt, người ta có cảm giác như đang hòa mình giữa đại dương xanh mênh mông tựa như bầu trời đang sa dần xuống mặt đất.

Công viên Hitachi Nhật Bản 5

Đây là đồi cây bụi Kochia lúc còn xanh – một địa điểm không thể bỏ qua ở công viên Hitachi. Được biết đến với sức chịu đựng mãnh liệt, Kochia có thể chịu đựng hạn hán, thậm chí là đất mặn hay bị nghèo dinh dưỡng nhất. Tùy vào điều kiện sống chúng có thể cao đến 6 feet (khoảng 1,8m).

Công viên Hitachi Nhật Bản 6

Vườn hoa chuông xanh được trồng bên cạnh những bông hoa tulip, thủy tiên. Cánh hoa có màu tím hòa với sắc xanh pha chút trắng tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.

Nhật Bản Today - Công viên Hitachi (Hitachi Seaside Park) nằm tại thành phố Hitachinaka (quận Ibaraki, Nhật Bản). Nằm cạnh bãi biển Ajigaura, công viên với diện tích 3,5ha này khi xưa là nơi để phi công Mỹ tập ném bom vào Thế chiến thứ 2, năm 1946. Đến năm 1973, công viên được trao trả lại cho chính phủ Nhật và được xây dựng thành công viên với đủ loại hoa.

Ngày nay Hitachi là điểm đến nổi tiếng của nhiều tour du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Hitachi được mệnh danh là thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ với những loài hoa nở quanh năm. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa. Chúng thay phiên nhau nở vào mỗi mùa. Đặc biệt nhất là hoa Nemophila màu xanh dương với 4,5 triệu cây nở đồng loạt vào mùa xuân đẹp mướt mát như bầu trời dưới mặt đất. Ngoài Nemophila, công viên còn có hơn 1 triệu cây hoa thủy tiên vàng nở giữa rừng thông xanh, khoảng 170 giống hoa tuylip và rất nhiều loài cây, hoa muôn màu khác.

Công viên Hitachi Nhật Bản 1
 Dừng chân vào mùa xuân, bạn sẽ thấy công viên tràn ngập trong sắc vàng pha đỏ của hơn 1 triệu bông hoa thủy tiên vàng.

Công viên Hitachi Nhật Bản 2

Công viên Hitachi Nhật Bản 3
Với hơn 170 giống tulip khác nhau, chúng trông như chiếc thảm đầy màu sắc và bắt mắt.

Hàng năm, công viên đều tổ chức lễ hội Hanami Nemophila – lễ hội ngắm hoa. Choáng ngợp trước sắc xanh của những đồi hoa Nemophila là cảm nhận của hầu hết các du khách khi đến đây vào mỗi dịp lễ hội. Cứ khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, mùa hạ sang, hàng triệu bông hoa Nemophila xinh xắn nở xanh cả các sườn đồi.

Công viên Hitachi Nhật Bản 4

Cao chừng 25cm, Nemophila có hình dáng tuyệt đẹp, với những sắc hoa khác nhau từ xanh đến tím. Đứng giữa những đồi hoa xanh mướt, người ta có cảm giác như đang hòa mình giữa đại dương xanh mênh mông tựa như bầu trời đang sa dần xuống mặt đất.

Công viên Hitachi Nhật Bản 5

Đây là đồi cây bụi Kochia lúc còn xanh – một địa điểm không thể bỏ qua ở công viên Hitachi. Được biết đến với sức chịu đựng mãnh liệt, Kochia có thể chịu đựng hạn hán, thậm chí là đất mặn hay bị nghèo dinh dưỡng nhất. Tùy vào điều kiện sống chúng có thể cao đến 6 feet (khoảng 1,8m).

Công viên Hitachi Nhật Bản 6

Vườn hoa chuông xanh được trồng bên cạnh những bông hoa tulip, thủy tiên. Cánh hoa có màu tím hòa với sắc xanh pha chút trắng tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.

Nhật Bản Today - Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính, trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam.

Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Ngôi chùa Horyu được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại.


Ngôi chùa gỗ cổ nhất Nhật Bản

 Tòa Kim Đường và ngọn tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông được tạo bởi dãy hành lang xung quanh. Trong đó, Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa là một bệ được làm bằng đất nung đặt 3 pho tượng phật bằng đồng. Còn tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét, với 4 mặt có hình tượng thể hiện 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức phật.

Hiện chùa Horyu-ji đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu phật giáo du nhập vào Nhật Bản.


Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.


Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến thăm chùa là những nền cát trắng, tạo cho ngôi chùa vẻ trang nghiêm và thanh tịnh nơi đây.

Nhật Bản Today - Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính, trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam.

Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Ngôi chùa Horyu được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại.


Ngôi chùa gỗ cổ nhất Nhật Bản

 Tòa Kim Đường và ngọn tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông được tạo bởi dãy hành lang xung quanh. Trong đó, Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa là một bệ được làm bằng đất nung đặt 3 pho tượng phật bằng đồng. Còn tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét, với 4 mặt có hình tượng thể hiện 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức phật.

Hiện chùa Horyu-ji đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu phật giáo du nhập vào Nhật Bản.


Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.


Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến thăm chùa là những nền cát trắng, tạo cho ngôi chùa vẻ trang nghiêm và thanh tịnh nơi đây.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Cầu thang Haiku còn được gọi là “Nấc thang thiên đường”, là một dốc đường mòn đi bộ đường dài trên đảo Oahu.

Đường mòn bắt đầu như một cái thang bằng gỗ đơn giản, bậc thang tăng dần về phía vách đá ở phía nam thung lũng Iku. Nó được cài đặt trong Thế chiến II để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đài phát thanh khổng lồ, nằm bí mật ẩn trong một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã lâu.

Khác với các trạm phát thanh khác, trạm phát thanh của hải quân Hoa Kỳ không sử dụng bất kỳ tòa tháp nào cả, chỉ có cáp ăng-ten chạy dọc giữa các vách đá trong thung lũng Iku, cùng với một tòa nhà trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 850 m, để truyền tải các tín hiệu đến các tàu ngầm xa xôi tận vùng vịnh Tokyo ( Nhật Bản) hay kết nối liên lạc giữa quận Wahiawa với trạm hải quân Hoa Kỳ.


Nấc thang thiên đường ở Oahu 1
 
Đầu những năm 1950, người ta thay thế 3.922 bậc cầu thang gỗ bằng kim loại để giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ đường dài trong thời tiết mưa liên tục. Cầu thang được thay thế khá hẹp, chỉ có thể lưu thông một chiều.
 
Vào cuối những năm 1960, đài phát thanh được chuyển đổi thành một trạm hệ thống định vị (trạm OMEGA), khi đó việc bảo trì cầu thang đã chấm dứt. Dưới tác hại của thiên nhiên, cầu thang bị xói mòn, bị gỉ sét khủng khiếp và nguy hiểm. Vì vậy, khu vực này đã chính thức đóng cửa vào năm 1987, không cho công chúng viếng thăm cũng như du khách đi bộ đường dài để cho quá trình tu sửa.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 2 

Bạn có thể thấy đường cao tốc H3 bên dưới, trông như một con rắn thông qua vùng vịnh Kaneohe và dần dần khuất dạng trong dãy núi Koolau.
 
Đến năm 2003, Cầu thang Haiku đã được sửa chữa xong, tổng chi phí sửa chữa là 875.000 đôla. Một số tiền không nhỏ mà chính quyền thành phố Honolulu bỏ ra, cho nên họ không có kế hoạch mở cửa cầu thang trở lại cho người dân viếng thăm vì lo ngại về trách nhiệm.
 
Trong quá khứ, người dân sử dụng cầu thang này như một điểm dừng chân lí tưởng, họ thường leo lên những nấc cuối cùng cầu thang để có một cái nhìn bao quát về cảnh quan tuyệt vời xung quanh. Cho đến ngày hôm nay, cầu thang vẫn chưa mở cửa trở lại. Một số người đi bộ đường dài vẫn khao khát đến một ngày nào đó, nó mở cửa trở lại và người ta lại có cơ hội được leo lên đó để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp từ trên xuống.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 3 

Đây là quang cảnh phía bắc, bạn có thể nhìn thấy thị trấn Kaawa và vịnh Kaneohe.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 4

Con đường đi lên và xuống không phải dễ dàng, có khá nhiều chỗ dốc.

Nhật Bản Today - Cầu thang Haiku còn được gọi là “Nấc thang thiên đường”, là một dốc đường mòn đi bộ đường dài trên đảo Oahu.

Đường mòn bắt đầu như một cái thang bằng gỗ đơn giản, bậc thang tăng dần về phía vách đá ở phía nam thung lũng Iku. Nó được cài đặt trong Thế chiến II để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đài phát thanh khổng lồ, nằm bí mật ẩn trong một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã lâu.

Khác với các trạm phát thanh khác, trạm phát thanh của hải quân Hoa Kỳ không sử dụng bất kỳ tòa tháp nào cả, chỉ có cáp ăng-ten chạy dọc giữa các vách đá trong thung lũng Iku, cùng với một tòa nhà trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 850 m, để truyền tải các tín hiệu đến các tàu ngầm xa xôi tận vùng vịnh Tokyo ( Nhật Bản) hay kết nối liên lạc giữa quận Wahiawa với trạm hải quân Hoa Kỳ.


Nấc thang thiên đường ở Oahu 1
 
Đầu những năm 1950, người ta thay thế 3.922 bậc cầu thang gỗ bằng kim loại để giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ đường dài trong thời tiết mưa liên tục. Cầu thang được thay thế khá hẹp, chỉ có thể lưu thông một chiều.
 
Vào cuối những năm 1960, đài phát thanh được chuyển đổi thành một trạm hệ thống định vị (trạm OMEGA), khi đó việc bảo trì cầu thang đã chấm dứt. Dưới tác hại của thiên nhiên, cầu thang bị xói mòn, bị gỉ sét khủng khiếp và nguy hiểm. Vì vậy, khu vực này đã chính thức đóng cửa vào năm 1987, không cho công chúng viếng thăm cũng như du khách đi bộ đường dài để cho quá trình tu sửa.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 2 

Bạn có thể thấy đường cao tốc H3 bên dưới, trông như một con rắn thông qua vùng vịnh Kaneohe và dần dần khuất dạng trong dãy núi Koolau.
 
Đến năm 2003, Cầu thang Haiku đã được sửa chữa xong, tổng chi phí sửa chữa là 875.000 đôla. Một số tiền không nhỏ mà chính quyền thành phố Honolulu bỏ ra, cho nên họ không có kế hoạch mở cửa cầu thang trở lại cho người dân viếng thăm vì lo ngại về trách nhiệm.
 
Trong quá khứ, người dân sử dụng cầu thang này như một điểm dừng chân lí tưởng, họ thường leo lên những nấc cuối cùng cầu thang để có một cái nhìn bao quát về cảnh quan tuyệt vời xung quanh. Cho đến ngày hôm nay, cầu thang vẫn chưa mở cửa trở lại. Một số người đi bộ đường dài vẫn khao khát đến một ngày nào đó, nó mở cửa trở lại và người ta lại có cơ hội được leo lên đó để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp từ trên xuống.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 3 

Đây là quang cảnh phía bắc, bạn có thể nhìn thấy thị trấn Kaawa và vịnh Kaneohe.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 4

Con đường đi lên và xuống không phải dễ dàng, có khá nhiều chỗ dốc.