Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất, hiện đại và đông đúc nhất thế giới. Nơi đây là một trong những địa điểm tập trung của những công ty hàng đầu thế giới, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất. Đến Tokyo các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời thú hơn là các bạn sẽ được vi vu thỏa thích mua sắm ở những trung tâm sầm uất nơi đây. 

Đến đây các bạn có thể tìm mua mọi thứ họ cần từ những sản phẩm công nghệ mới nhất, những đồ gia dụng hiện đại, đồ điện nội thất cho đến những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật… Vì vậy, đến Tokyo đừng bao giờ quên dạo qua những khu mua sắm nhé. 

Ginza

Nói đến những trung tâm mua sắm ở Nhật Bản thì không thể nào không nói đến khu Ginza. Nằm ở gần hoàng cung, Ginza là khu mua sắm sang trọng nhất Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hiệu, cửa hàng, phòng trưng bày, các tụ điểm giải trí như rạp chiếu phim, nhà hàng, hộp đêm, quán cà phê... Hàng hóa nơi đây rất đắt đỏ và đều là những thương hiệu nổi tiếngcủa thế giới. Bởi vậy nếu bạn không phải là người có nguồn tài chính dồi dào và cũng không có ý định mua những thứ thật sự quý giá thì chỉ nên tham quan thôi chứ đừng mua vì hàng hóa nơi đây đắc hơn những khu khác rất nhiều

Bạn nên đi Ginza vào những dịp cuối tuần vì vào những ngày này người đi dạo phố đông như ngày hội. Mọi người đều diện cho mình những bộ trang phục đẹp nhất thời trang nhất khi xuống phố.

Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 1


Chợ trung tâm Tsukiji

Từ Tokyo đi bộ khoảng 20 phút sẽ đến chợ trung tâm Tsukiji. Chợ Tsukiji được mệnh danh là chợ hải sản tươi sống lớn nhất thế giới. Nếu không tận mắt nhìn thấy, thật khó cho bạn có thể tưởng tượng được quy mô to lớn của khu chợ, nơi tụ tập đến hơn 2.300 tấn hải sản mỗi ngày. Mặc dù số lượng hải sản lớn như vậy nhưng chợ vẫn không hề có mùi tanh hôi, và có một quy luật rất độc đáo tại chợ , đó là hải sản phải bán hết trong ngày, nên bạn có thể yên tâm về chất lượng các loại hải sản nơi đây. Còn một nét độc đáo nữa là các loại hải sản nơi đây bán theo hình thức đấu giá, nếu có dịp hãy thử đến khu chợ đặc biệt của người Nhật này xem.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 2
 Khu điện tử Akihabara

Akihabara được mênh danh là “thành phố điện tử” của của Nhật Bản. Nằm trong lòng Tokyo , Akihabara là một địa danh rất nổi tiếng nơi đây. Hàng trăm món đồ điện tử được trưng bày nơi đây tha hồ cho du khách nhìn ngắm và thưởng thức. Giá đồ điện tử ở đây rẻ hơn từ 20-30%, có cả hệ thống bán ưu tiên miễn thuế cho người nước ngoài. Ngoài những mặt hàng cao cấp ở đây chúng ta còn có thể mua sắm những món hàng có xuất xứ từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, với giá rẻ hơn, hoặc mua sắm tại những khu cửa hàng 100 Yên. Nếu có dịp đến Nhật bạn không nên bỏ qua cơ hội sở hữu những món đồ điện tử chất lượng cao tại Khu điện từ Akihabara
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 3
Tòa nhà Sony

Nằm ở trung tâm Ginza -Tokyo tòa nhà Sony là một trong những trung tâm công nghệ thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới. Đây là nơi cập nhật các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của tập đoàn Sony và là nơi khách tham quan có thể tìm hiểu về làn sóng công nghệ cao của Sony. Đến đây các bạn sẽ được hòa mình vào thế giới công nghệ chìm đắm trong cảm giác liên kết giữa cuộc sống thật và thế giới ảo. Không những thế tòa nhà Sony còn có những có hệ thống những phòng trưng bày, nhà hàng, cửa hàng và tiệm cà phê độc đáo để phục vụ du khách.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 4
Đại lộ Omote-sando 

Nếu bạn là một tín đồ mua sắm chắc chắn Đại lộ Omote – Sando sẽ làm cho bạn thỏa mãn. Với nét đặc trưng là những hành lang rộng và hàng cây xanh mát hai bên, đại lộ Omote – Sando được mênh danh là đại lộ đẹp nhất và sang trọng nhất Tokyo. Ở đây bạn có thể tham quan, ngắm nhìn đầy đủ các cửa hiệu thời trang danh tiếng của Nhật, Pháp, Ý…, hoặc ghé thăm các cửa hàng ẩm thực độc đáo của Nhật. Đại lộ thời trang chính của Tokyo này chính là nơi bạn có thể đi dạo, ngắm cảnh, chiêm ngưỡng những xu hướng thời trang mới nhất của thế giới.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 5
Mandarake 

Với những ai là tín đồ của Manga, khi đến Nhật, chắc hẳn Mandarake là một địa điểm không thể bỏ qua. Đến Mandarake bạn có thể tận mắt chứng kiến sự phong phú, đa dạng của tất cả những ấn phẩm, sản phẩm về Manga được bày bán tạiđây, có thể tìm thấy từ những tác phầm nổi tiếng như là Doremon, Conan, Jindo… tới những bộ truyện vừa mới ra đời. Ngày nay cùng với Sumo và Sushi, thì hiện nay truyện tranh Manga cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.
 Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 6
Kapabashi-dori  

Khu vực này nằm gần Asakusa, là quê hương của nhiều nhà hàng chuyên cung cấp các cửa hàng mô hình. Nhiều nhà hàng Nhật Bản hiển thị phần thực đơn của họ bằng các mô hình bằng nhựa để bên ngoài, đặc biệt là các mô hình về chuyên môn của họ. Bạn có thể tìm tại đây tất cả các món ăn độc đáo của nhật như Sushi, Sashimi …, tất cả đều bằng nhựa
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 7
Trung tâm nghệ nhân truyền thống Japan 

Được xây dựng nhằm mục đích chung là tuyên truyền cho người tiêu dùng và nhà phân phối hiểu rõ tầm quan trọng của thủ công mỹ nghệ truyền thống, tại đây các giá trị thủ công truyền thống của Nhật được đề cao. Bạn có thể xem các triển lãm thường trực về thủ công mỹ nghệ, các tạp chí truyền thống và đời sống, tìm hiểu những thông tin thủ công mỹ nghệ qua các hình ảnh, hiện vật, thư viện và video, tìm hiểu các khu vực sản xuất , các dịch vụ tiêu dùng. Đây là một địa chỉ không thể không đến nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật Bản. 

Venus Fort
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 8
Bạn muốn vừa thưởng thức những món ăn ngon trong những nhà hàng Ý, Pháp, đi dạo trong những khu mua sắm của Las Vegas, và nhìn ngắm những phụ nữ Nhật trong trang phục hợp thời trang. Venus Fort chính là một địa điểm lý tưởng cho bạn. Đây là một địa điểm tham quan và mua sắm kết hợp rất độc đáo phong cách của nhiều quốc gia. Trong ánh đèn lung linh huyền ảo đầy mầu sắc, thưởng thức những món ăn Pháp với phong cách phục vụ rất nhanh chóng và tận tụy của người Nhật, tưởng tượng thử xem, bạn sẽ thấy mình là thượng đế thực sự khi đến với Venus Fort 

Biển Decks Tokyo

Một khu mua sắm khổng lồ với số lượng lớn các nhà hàng cửa hàng biển, các quán cafe và trung tâm giải trí. Tọa lạc tại huyện Odaiba Tokyo, đây chính là một trong những điểm tham quan chính ở Tokyo. Tại đây có bày bán đầy đủ các sản phẩm quần áo thời trang, đồ gỗ hiện đại và cổ xưa, đồng hồ, các thiết bị đồ chơi, mỹ phẩm, và các vật phẩm từ biển, sẽ là một thiếu xót nếu bạn đến Tokyo mà không ghé thăm nơi này

Nhật Bản Today - Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất, hiện đại và đông đúc nhất thế giới. Nơi đây là một trong những địa điểm tập trung của những công ty hàng đầu thế giới, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất. Đến Tokyo các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời thú hơn là các bạn sẽ được vi vu thỏa thích mua sắm ở những trung tâm sầm uất nơi đây. 

Đến đây các bạn có thể tìm mua mọi thứ họ cần từ những sản phẩm công nghệ mới nhất, những đồ gia dụng hiện đại, đồ điện nội thất cho đến những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật… Vì vậy, đến Tokyo đừng bao giờ quên dạo qua những khu mua sắm nhé. 

Ginza

Nói đến những trung tâm mua sắm ở Nhật Bản thì không thể nào không nói đến khu Ginza. Nằm ở gần hoàng cung, Ginza là khu mua sắm sang trọng nhất Tokyo với hàng trăm thương xá, cửa hiệu, cửa hàng, phòng trưng bày, các tụ điểm giải trí như rạp chiếu phim, nhà hàng, hộp đêm, quán cà phê... Hàng hóa nơi đây rất đắt đỏ và đều là những thương hiệu nổi tiếngcủa thế giới. Bởi vậy nếu bạn không phải là người có nguồn tài chính dồi dào và cũng không có ý định mua những thứ thật sự quý giá thì chỉ nên tham quan thôi chứ đừng mua vì hàng hóa nơi đây đắc hơn những khu khác rất nhiều

Bạn nên đi Ginza vào những dịp cuối tuần vì vào những ngày này người đi dạo phố đông như ngày hội. Mọi người đều diện cho mình những bộ trang phục đẹp nhất thời trang nhất khi xuống phố.

Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 1


Chợ trung tâm Tsukiji

Từ Tokyo đi bộ khoảng 20 phút sẽ đến chợ trung tâm Tsukiji. Chợ Tsukiji được mệnh danh là chợ hải sản tươi sống lớn nhất thế giới. Nếu không tận mắt nhìn thấy, thật khó cho bạn có thể tưởng tượng được quy mô to lớn của khu chợ, nơi tụ tập đến hơn 2.300 tấn hải sản mỗi ngày. Mặc dù số lượng hải sản lớn như vậy nhưng chợ vẫn không hề có mùi tanh hôi, và có một quy luật rất độc đáo tại chợ , đó là hải sản phải bán hết trong ngày, nên bạn có thể yên tâm về chất lượng các loại hải sản nơi đây. Còn một nét độc đáo nữa là các loại hải sản nơi đây bán theo hình thức đấu giá, nếu có dịp hãy thử đến khu chợ đặc biệt của người Nhật này xem.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 2
 Khu điện tử Akihabara

Akihabara được mênh danh là “thành phố điện tử” của của Nhật Bản. Nằm trong lòng Tokyo , Akihabara là một địa danh rất nổi tiếng nơi đây. Hàng trăm món đồ điện tử được trưng bày nơi đây tha hồ cho du khách nhìn ngắm và thưởng thức. Giá đồ điện tử ở đây rẻ hơn từ 20-30%, có cả hệ thống bán ưu tiên miễn thuế cho người nước ngoài. Ngoài những mặt hàng cao cấp ở đây chúng ta còn có thể mua sắm những món hàng có xuất xứ từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, với giá rẻ hơn, hoặc mua sắm tại những khu cửa hàng 100 Yên. Nếu có dịp đến Nhật bạn không nên bỏ qua cơ hội sở hữu những món đồ điện tử chất lượng cao tại Khu điện từ Akihabara
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 3
Tòa nhà Sony

Nằm ở trung tâm Ginza -Tokyo tòa nhà Sony là một trong những trung tâm công nghệ thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới. Đây là nơi cập nhật các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của tập đoàn Sony và là nơi khách tham quan có thể tìm hiểu về làn sóng công nghệ cao của Sony. Đến đây các bạn sẽ được hòa mình vào thế giới công nghệ chìm đắm trong cảm giác liên kết giữa cuộc sống thật và thế giới ảo. Không những thế tòa nhà Sony còn có những có hệ thống những phòng trưng bày, nhà hàng, cửa hàng và tiệm cà phê độc đáo để phục vụ du khách.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 4
Đại lộ Omote-sando 

Nếu bạn là một tín đồ mua sắm chắc chắn Đại lộ Omote – Sando sẽ làm cho bạn thỏa mãn. Với nét đặc trưng là những hành lang rộng và hàng cây xanh mát hai bên, đại lộ Omote – Sando được mênh danh là đại lộ đẹp nhất và sang trọng nhất Tokyo. Ở đây bạn có thể tham quan, ngắm nhìn đầy đủ các cửa hiệu thời trang danh tiếng của Nhật, Pháp, Ý…, hoặc ghé thăm các cửa hàng ẩm thực độc đáo của Nhật. Đại lộ thời trang chính của Tokyo này chính là nơi bạn có thể đi dạo, ngắm cảnh, chiêm ngưỡng những xu hướng thời trang mới nhất của thế giới.
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 5
Mandarake 

Với những ai là tín đồ của Manga, khi đến Nhật, chắc hẳn Mandarake là một địa điểm không thể bỏ qua. Đến Mandarake bạn có thể tận mắt chứng kiến sự phong phú, đa dạng của tất cả những ấn phẩm, sản phẩm về Manga được bày bán tạiđây, có thể tìm thấy từ những tác phầm nổi tiếng như là Doremon, Conan, Jindo… tới những bộ truyện vừa mới ra đời. Ngày nay cùng với Sumo và Sushi, thì hiện nay truyện tranh Manga cũng đã trở thành một trong những biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.
 Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 6
Kapabashi-dori  

Khu vực này nằm gần Asakusa, là quê hương của nhiều nhà hàng chuyên cung cấp các cửa hàng mô hình. Nhiều nhà hàng Nhật Bản hiển thị phần thực đơn của họ bằng các mô hình bằng nhựa để bên ngoài, đặc biệt là các mô hình về chuyên môn của họ. Bạn có thể tìm tại đây tất cả các món ăn độc đáo của nhật như Sushi, Sashimi …, tất cả đều bằng nhựa
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 7
Trung tâm nghệ nhân truyền thống Japan 

Được xây dựng nhằm mục đích chung là tuyên truyền cho người tiêu dùng và nhà phân phối hiểu rõ tầm quan trọng của thủ công mỹ nghệ truyền thống, tại đây các giá trị thủ công truyền thống của Nhật được đề cao. Bạn có thể xem các triển lãm thường trực về thủ công mỹ nghệ, các tạp chí truyền thống và đời sống, tìm hiểu những thông tin thủ công mỹ nghệ qua các hình ảnh, hiện vật, thư viện và video, tìm hiểu các khu vực sản xuất , các dịch vụ tiêu dùng. Đây là một địa chỉ không thể không đến nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật Bản. 

Venus Fort
Các khu mua sắm ở Tokyo cho khách du lịch Nhật Bản 8
Bạn muốn vừa thưởng thức những món ăn ngon trong những nhà hàng Ý, Pháp, đi dạo trong những khu mua sắm của Las Vegas, và nhìn ngắm những phụ nữ Nhật trong trang phục hợp thời trang. Venus Fort chính là một địa điểm lý tưởng cho bạn. Đây là một địa điểm tham quan và mua sắm kết hợp rất độc đáo phong cách của nhiều quốc gia. Trong ánh đèn lung linh huyền ảo đầy mầu sắc, thưởng thức những món ăn Pháp với phong cách phục vụ rất nhanh chóng và tận tụy của người Nhật, tưởng tượng thử xem, bạn sẽ thấy mình là thượng đế thực sự khi đến với Venus Fort 

Biển Decks Tokyo

Một khu mua sắm khổng lồ với số lượng lớn các nhà hàng cửa hàng biển, các quán cafe và trung tâm giải trí. Tọa lạc tại huyện Odaiba Tokyo, đây chính là một trong những điểm tham quan chính ở Tokyo. Tại đây có bày bán đầy đủ các sản phẩm quần áo thời trang, đồ gỗ hiện đại và cổ xưa, đồng hồ, các thiết bị đồ chơi, mỹ phẩm, và các vật phẩm từ biển, sẽ là một thiếu xót nếu bạn đến Tokyo mà không ghé thăm nơi này

Nhật Bản Today - Những ai thích mua sắm sẽ yêu thích đến thăm Nhật Bản. Hiện có rất nhiều sản phẩm khác nhau để lựa chọn, có nhiều thứ mà bạn sẽ không tìm thấy ở Sài Gòn. 

Nhật Bản là một nơi tuyệt vời với vô số cửa hàng quá, bạn luôn luôn có thể tìm thấy một số sản phẩm lạ và tuyệt vời bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhiều hàng hóa đa dạng phong phú trong đó có gốm sứ Nhật Bản là món quà lưu niệm ưu thích giới trẻ ngày nay không phải vì cái đẹp mà sự ngộ nghĩnh và lạ mắt.

Gốm sứ Nhật Bản cho khách du lịch 1

Gốm sứ là một phần của văn hóa Nhật Bản và cuộc sống trong nhiều thế kỷ và có lẽ hình thức nghệ thuật lâu đời nhất của Nhật Bản. Gốm sứ đã được tìm thấy có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới khoảng 11.000 trước Công nguyên. 

Có rất nhiều phong cách khác nhau của gốm Nhật Bản từ những chiếc bát trà bằng gốm sứ, tạo thành một phần của nghi lễ trà truyền thống, chú heo đất được tạo nhiều dạng thù như óng heo, đựng nước,lọ hoa bằng kính và đồ trang trí trong nhà.

Nhật Bản là quê hương của hơn 100 trung tâm đồ gốm, và có rất nhiều cửa hàng nghệ thuật, cửa hàng quà tặng và thậm chí cả các cửa hàng bình dân nhưng mẫu mã rất đẹp.

Gốm sứ Nhật Bản cho khách du lịch 2

Gốm sứ luôn là ưu thế vô cùng phổ biến các mặt hàng quà lưu niệm và quà tặng của du khách khi mua về tặng người thân và bạn bè.

Nhật Bản Today - Những ai thích mua sắm sẽ yêu thích đến thăm Nhật Bản. Hiện có rất nhiều sản phẩm khác nhau để lựa chọn, có nhiều thứ mà bạn sẽ không tìm thấy ở Sài Gòn. 

Nhật Bản là một nơi tuyệt vời với vô số cửa hàng quá, bạn luôn luôn có thể tìm thấy một số sản phẩm lạ và tuyệt vời bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhiều hàng hóa đa dạng phong phú trong đó có gốm sứ Nhật Bản là món quà lưu niệm ưu thích giới trẻ ngày nay không phải vì cái đẹp mà sự ngộ nghĩnh và lạ mắt.

Gốm sứ Nhật Bản cho khách du lịch 1

Gốm sứ là một phần của văn hóa Nhật Bản và cuộc sống trong nhiều thế kỷ và có lẽ hình thức nghệ thuật lâu đời nhất của Nhật Bản. Gốm sứ đã được tìm thấy có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới khoảng 11.000 trước Công nguyên. 

Có rất nhiều phong cách khác nhau của gốm Nhật Bản từ những chiếc bát trà bằng gốm sứ, tạo thành một phần của nghi lễ trà truyền thống, chú heo đất được tạo nhiều dạng thù như óng heo, đựng nước,lọ hoa bằng kính và đồ trang trí trong nhà.

Nhật Bản là quê hương của hơn 100 trung tâm đồ gốm, và có rất nhiều cửa hàng nghệ thuật, cửa hàng quà tặng và thậm chí cả các cửa hàng bình dân nhưng mẫu mã rất đẹp.

Gốm sứ Nhật Bản cho khách du lịch 2

Gốm sứ luôn là ưu thế vô cùng phổ biến các mặt hàng quà lưu niệm và quà tặng của du khách khi mua về tặng người thân và bạn bè.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Chương trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chương trình phái cử, nhưng thực chất là mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. 
Nói đây là ''đỉnh cao của xuất khẩu lao động'' thì cũng không sai nếu xét trên phương diện tổng thể bao gồm: khả năng đi của người lao động, số lượng thực tập sinh đi hàng năm, mức lương trung bình thực tập sinh nhận đươc, và thêm hai cái “đỉnh” nữa là: mức chi phí người lao động phải bỏ ra để có thể tham gia lao động tại Nhật Bản và thời gian từ lúc bắt đầu tham gia đến khi xuất cảnh.
Thực tập sinh kỹ năng đươc ra đời từ chương trình tu nghiệp sinh từ vài năm trước đây. Về cơ bản, nó đều là chương trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,… Thường thì các công ty phái cử là công ty sản xuất lớn, quy mô và có hợp tác với bên phía Nhật Bản.
Nhưng do Nhật Bản là đất nước có dân số già, nguồn lao động phổ thông thiếu trầm trọng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm nguồn lao động tốt từ nước ngoài. Phần lớn tu nghiệp sinh Nhật Bản đến từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 1
Được học tập văn hóa, phương pháp làm việc của con người Nhật Bản
+ Khả năng đi của người lao động tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản có thể nói là thấp nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông,…
+ Mức chi phí của thực tập sinh. Chi phí bao gồm rất nhiều khoản, thêm vào đó người lao động thường đi qua cò, họ phải trả cho cò khoản chi phí khá lớn, lên tới vài nghìn USD. Chi phí đi Nhật bao gồm cả tiền phí và tiền đặt cọc, các khoản này cũng phải đến cả chục ngàn USD.
+ Thời gian từ khi bắt đầu tham gia. Để thực tập sinh kỹ năng//tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể bay, mức thời gian trung bình lên tới 5-6 tháng là nhanh, chậm thì có thể 1-2 năm. Thực tập sinh phải học thật, thi thật với người Nhật, không phải cứ có tiền là đi được. Những đơn tuyển dụng do người Việt tuyển hộ thì thường bị hủy, gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, nhưng đơn tuyển dụng do người Nhật trực tiếp tuyển thì lại rất khắt khe
+ Tỷ lệ tham gia đi được: Trước kia, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 2-3 bạn có thể bay được. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ này được nâng lên khá cao, lên tới 7-8 người. Tỷ lệ này thấp do rất nhiều lý do, nhưng có 3 lý do chủ yếu:
                Bỏ cuộc giữa chừng do tiếng khó, thời gian đi lâu không theo được
                Chi phí phát sinh nhiều, chi phí đi cao, đặt cọc lớn
                Không được thi, thi đỗ thì đơn tuyển dụng bị hủy. Đây là lý do lớn nhất
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 2
Muốn đi Nhật: phải học thật, làm việc nghiêm túc
+ Xuất khẩu lao động sang Nhật là thị trường lớn nhất trong các nước tiên tiến mà Việt Nam hợp tác. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn do quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và Nhật bản (trước đây 90% thực tập sinh/tu nghiệp sinh là người Hoa) Cơ hội là rất lớn cho người lao động Việt Nam. Để làm tốt hơn thị trường này, bộ phận quản lý phải có cách ngăn chặn người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp Nhật có người lao động bỏ trốn thường dừng làm người lao động Việt Nam, điều này hạn chế nhiều cho các lớp lao động sau khi lớp trước xảy ra tình trạng này.
Ngoài ra, tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước được tạo điều kiện rất tốt khi hoàn lại xã hội. Họ được ưu tiên rất nhiều trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản. Họ có thể làm thêm nhiều lĩnh vực khác do tiếng Nhật rất tốt như các mảng du lịch, sư phạm, thương mại,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản xứng đáng là thị trường lao động tốt nhất hiện nay của lao động Việt Nam!

Nhật Bản Today - Chương trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chương trình phái cử, nhưng thực chất là mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. 
Nói đây là ''đỉnh cao của xuất khẩu lao động'' thì cũng không sai nếu xét trên phương diện tổng thể bao gồm: khả năng đi của người lao động, số lượng thực tập sinh đi hàng năm, mức lương trung bình thực tập sinh nhận đươc, và thêm hai cái “đỉnh” nữa là: mức chi phí người lao động phải bỏ ra để có thể tham gia lao động tại Nhật Bản và thời gian từ lúc bắt đầu tham gia đến khi xuất cảnh.
Thực tập sinh kỹ năng đươc ra đời từ chương trình tu nghiệp sinh từ vài năm trước đây. Về cơ bản, nó đều là chương trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,… Thường thì các công ty phái cử là công ty sản xuất lớn, quy mô và có hợp tác với bên phía Nhật Bản.
Nhưng do Nhật Bản là đất nước có dân số già, nguồn lao động phổ thông thiếu trầm trọng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm nguồn lao động tốt từ nước ngoài. Phần lớn tu nghiệp sinh Nhật Bản đến từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 1
Được học tập văn hóa, phương pháp làm việc của con người Nhật Bản
+ Khả năng đi của người lao động tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản có thể nói là thấp nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông,…
+ Mức chi phí của thực tập sinh. Chi phí bao gồm rất nhiều khoản, thêm vào đó người lao động thường đi qua cò, họ phải trả cho cò khoản chi phí khá lớn, lên tới vài nghìn USD. Chi phí đi Nhật bao gồm cả tiền phí và tiền đặt cọc, các khoản này cũng phải đến cả chục ngàn USD.
+ Thời gian từ khi bắt đầu tham gia. Để thực tập sinh kỹ năng//tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể bay, mức thời gian trung bình lên tới 5-6 tháng là nhanh, chậm thì có thể 1-2 năm. Thực tập sinh phải học thật, thi thật với người Nhật, không phải cứ có tiền là đi được. Những đơn tuyển dụng do người Việt tuyển hộ thì thường bị hủy, gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, nhưng đơn tuyển dụng do người Nhật trực tiếp tuyển thì lại rất khắt khe
+ Tỷ lệ tham gia đi được: Trước kia, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 2-3 bạn có thể bay được. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ này được nâng lên khá cao, lên tới 7-8 người. Tỷ lệ này thấp do rất nhiều lý do, nhưng có 3 lý do chủ yếu:
                Bỏ cuộc giữa chừng do tiếng khó, thời gian đi lâu không theo được
                Chi phí phát sinh nhiều, chi phí đi cao, đặt cọc lớn
                Không được thi, thi đỗ thì đơn tuyển dụng bị hủy. Đây là lý do lớn nhất
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 2
Muốn đi Nhật: phải học thật, làm việc nghiêm túc
+ Xuất khẩu lao động sang Nhật là thị trường lớn nhất trong các nước tiên tiến mà Việt Nam hợp tác. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn do quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và Nhật bản (trước đây 90% thực tập sinh/tu nghiệp sinh là người Hoa) Cơ hội là rất lớn cho người lao động Việt Nam. Để làm tốt hơn thị trường này, bộ phận quản lý phải có cách ngăn chặn người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp Nhật có người lao động bỏ trốn thường dừng làm người lao động Việt Nam, điều này hạn chế nhiều cho các lớp lao động sau khi lớp trước xảy ra tình trạng này.
Ngoài ra, tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước được tạo điều kiện rất tốt khi hoàn lại xã hội. Họ được ưu tiên rất nhiều trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản. Họ có thể làm thêm nhiều lĩnh vực khác do tiếng Nhật rất tốt như các mảng du lịch, sư phạm, thương mại,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản xứng đáng là thị trường lao động tốt nhất hiện nay của lao động Việt Nam!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Đất nước Phù Tang nổi tiếng với những lễ hội đậm sắc màu trong mùa hè thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
1. Lễ hội Sendai Tanabata

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 1


Là một trong những lễ hội nổi tiếng tại Nhật Bản, lễ hội Sendai Tanabata là lễ hội ngắm sao, thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân Nhật Bản và bạn bè quốc tế. Được biết, lễ hội này được bắt nguồn từ lễ hội Qixi của Trung Quốc, tức là lễ hội Ngưu Lang, Chức Nữ.

Lễ Tanabata là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang này.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 2


Hiện nay, lễ hội Tanabata thường bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Lễ hội Tanabata phạm vi lớn được tổ chức tại nhiều nơi tại Nhật Bản, chủ yếu là dọc theo những khu mua sắm và đường phố, mà đã được trang trí với nhiều dải cờ lớn, màu sắc bay trong gió.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 2


Lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất được tổ chức tại Sendai từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Tám .
Ngày nay ở Nhật Bản, người ta kỷ niệm ngày này bằng cách viết điều ước vào một phiếu giấy nhỏ, và treo chúng lên cây tre, có lúc với đồ trang trí khác .Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt sau lễ hội, khoảng giữa đêm ngày hôm sau. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Phong tục trang trí cành tre có cả ở Nhật và Trung Quốc.

2. Lễ hội Aomori Nebuta

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 3


Ngoài Sendai Tanabata thì Aomori Nebuta cũng là một trong những lễ hội hè nổi tiếng tại Nhật Bản. Cứ đầu tháng tám là khắp mọi nơi trong thành phố lại vang lên tiếng trống, chiêng, sáo rộn rã báo hiệu một mùa lễ hội sôi nổi sắp đến. Lễ hội chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày nhưng để chuẩn bị cho nó thì người dân thành phố đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó. Đặc biệt là việc chế tạo các Nebuta thực sự là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng khi được tận mắt ngắm nhìn thành phẩm thì khách du lịch không khỏi bỡ ngỡ về độ tinh xảo và trình độ tay nghề tuyệt vời của những nghệ nhân Aomori.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 4


Hội Nebuta cũng được tổ chức còn rầm rộ ở Aomori mỗi mùa hè thu hút khoảng 3 triệu du khách. Nét đặc trưng của hội Nebuta ở Aomori là những chiếc lồng đèn phỏng theo hình của các nhân vật lịch sử hay huyền thoại. Hội Nebuta ở Aomori nổi tiếng là náo nhiệt với những nhóm người dẫn đầu vừa múa vừa hát vừa hò hét giữa những tiếng reo hò cổ vũ như sấm của đám đông người xem.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 5


Điều thu hút du khách đến với lễ hội mùa hè Nebuta còn ở chỗ sự chuẩn bị công phu và đầu tư của thành phố này.
Kết thúc lễ hội thường có màn bắn pháo hoa rất hoành tráng.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 6


3. Lễ hội Akita Kanto

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 7


Lễ hội Akita là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu cho 5 loại ngũ cốc, như lúa mì, gạo, đậu, kê kê. Là một trong ba lễ hội chính của Tohoku (Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori, Yamagata và quận Akita). Kanto là một cột tre cao 8 mét trên đó có gắn tới 46 chiếc lồng đèn giấy có hình dạng các loại ngũ cốc như gạo, hạt đậu vv… được trang trí với sợi giấy mỏng giữa các thanh gỗ. Kanto nặng 60 kg được gọi là o-waka và còn một số loại nhỏ hơn được gọi là chu waka, ko-yo waka waka và giảm dần trọng lượng. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 8


Nguồn gốc của lễ hội này nằm trong nghi lễ Tanabata, từ một lễ hội hàng năm được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 để thờ các ngôi sao, được gọi là neburi-Nagashi (hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ).

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 9

Nhật Bản Today - Đất nước Phù Tang nổi tiếng với những lễ hội đậm sắc màu trong mùa hè thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.
1. Lễ hội Sendai Tanabata

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 1


Là một trong những lễ hội nổi tiếng tại Nhật Bản, lễ hội Sendai Tanabata là lễ hội ngắm sao, thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân Nhật Bản và bạn bè quốc tế. Được biết, lễ hội này được bắt nguồn từ lễ hội Qixi của Trung Quốc, tức là lễ hội Ngưu Lang, Chức Nữ.

Lễ Tanabata là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang này.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 2


Hiện nay, lễ hội Tanabata thường bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Lễ hội Tanabata phạm vi lớn được tổ chức tại nhiều nơi tại Nhật Bản, chủ yếu là dọc theo những khu mua sắm và đường phố, mà đã được trang trí với nhiều dải cờ lớn, màu sắc bay trong gió.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 2


Lễ hội Tanabata nổi tiếng nhất được tổ chức tại Sendai từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Tám .
Ngày nay ở Nhật Bản, người ta kỷ niệm ngày này bằng cách viết điều ước vào một phiếu giấy nhỏ, và treo chúng lên cây tre, có lúc với đồ trang trí khác .Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt sau lễ hội, khoảng giữa đêm ngày hôm sau. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Phong tục trang trí cành tre có cả ở Nhật và Trung Quốc.

2. Lễ hội Aomori Nebuta

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 3


Ngoài Sendai Tanabata thì Aomori Nebuta cũng là một trong những lễ hội hè nổi tiếng tại Nhật Bản. Cứ đầu tháng tám là khắp mọi nơi trong thành phố lại vang lên tiếng trống, chiêng, sáo rộn rã báo hiệu một mùa lễ hội sôi nổi sắp đến. Lễ hội chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày nhưng để chuẩn bị cho nó thì người dân thành phố đã phải chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó. Đặc biệt là việc chế tạo các Nebuta thực sự là một công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng khi được tận mắt ngắm nhìn thành phẩm thì khách du lịch không khỏi bỡ ngỡ về độ tinh xảo và trình độ tay nghề tuyệt vời của những nghệ nhân Aomori.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 4


Hội Nebuta cũng được tổ chức còn rầm rộ ở Aomori mỗi mùa hè thu hút khoảng 3 triệu du khách. Nét đặc trưng của hội Nebuta ở Aomori là những chiếc lồng đèn phỏng theo hình của các nhân vật lịch sử hay huyền thoại. Hội Nebuta ở Aomori nổi tiếng là náo nhiệt với những nhóm người dẫn đầu vừa múa vừa hát vừa hò hét giữa những tiếng reo hò cổ vũ như sấm của đám đông người xem.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 5


Điều thu hút du khách đến với lễ hội mùa hè Nebuta còn ở chỗ sự chuẩn bị công phu và đầu tư của thành phố này.
Kết thúc lễ hội thường có màn bắn pháo hoa rất hoành tráng.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 6


3. Lễ hội Akita Kanto

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 7


Lễ hội Akita là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu cho 5 loại ngũ cốc, như lúa mì, gạo, đậu, kê kê. Là một trong ba lễ hội chính của Tohoku (Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori, Yamagata và quận Akita). Kanto là một cột tre cao 8 mét trên đó có gắn tới 46 chiếc lồng đèn giấy có hình dạng các loại ngũ cốc như gạo, hạt đậu vv… được trang trí với sợi giấy mỏng giữa các thanh gỗ. Kanto nặng 60 kg được gọi là o-waka và còn một số loại nhỏ hơn được gọi là chu waka, ko-yo waka waka và giảm dần trọng lượng. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 8


Nguồn gốc của lễ hội này nằm trong nghi lễ Tanabata, từ một lễ hội hàng năm được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 để thờ các ngôi sao, được gọi là neburi-Nagashi (hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ).

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản 9

Nhật Bản Today - Tại đây khách hàng tham quan bằng cách đi thuyền nước giữa dòng nước hiền hòa với cảnh vật thanh bình dọc hai bên con kênh đào. Vào ngày xuân mấy con búp bê Nhật được đặt trên bên bờ kênh .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 1
Sông nước Yanagawa
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 2
Người lái chở khách đi trên sông nước Yanagawa
Du khách dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp các búp bê Hein ở đây.
Yanagawa nằm ở phía Tây Bắc vùng Kyushu. Thành phố này là địa điểm du lịch nổi tiếng lý tưởng có hệ thống kênh đào chằn chịt.
Những con kênh đào này từng được dùng để bảo vệ lâu đài Yanagawa có từ thời Motomachi. Ngày nay,  chúng đóng vai trò trong cuộc sống cư dân. Nếu bạn đi dạo theo con kênh này thì bạn có cảm giác thoải mái nhất vào ngày đầu xuân .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 3
Kênh Yanagawa

Yanagawa là thành phố nổi tiếng nhờ  các kênh đào với tổng chiều dài 450 kilommet. Người ta tạo ra các con kênh này khoảng 4 thế kỷ trải qua gia đoạn biến cố. Lâu dài Yanagawa đã không còn nữa nhưng các con kênh vẫn không khác gì mấy so khi được tạo ra. Hiện nay các con kênh đào vẫn được sử dụng như cung cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của thành phố.
Vào đầu mùa xuân, người dân Yanagawa tỏ chức nghi lể để cảm ơn thần linh vì an toàn khi đi trên dòng sông. Trước khi làm lễ, họ đóng cửa các kênh cách ly nước trong thành phố với nước bên ngoài. Kết thúc nghi lễ, cánh cửa ngăn nước được mở, dòng nước tiếp tục chảy vào đi sâu vào thành phố Yanagawa.
Đi theo dọc con phố cổ Yanagawa, du khách cảm nhận gió mát của mùa xuân và xem các vật trang trí màu sắc được các hộ treo trước nhà.
Mỗi năm trên khắp đất nước Nhật Bản , lể hội búp bê được tổ chức nhộn nhịp vào đầu mùa xuân. Búp bê được tin đem lại sức khỏe cho các bé gái và niềm tin.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 4
Búp bê Yanagawa

Từ ngày xưa, người dân tin rằng mang lại niềm tin cho các bé gái xua đuổi những gì không may mắn cho các bé.
Các đồ thủ công dùng trong lễ hội búp bê được treo khắp nơi trong nhà.Chủ nhà luôn rộng mở chào đón khách tham quan. Tất cả các đồ vật được treo được làm bằng tay. Mỗi đồ chơi điều có mang ý nghĩa riêng như con gá đồ chơi tạo ra sức sống, nét thanh lịch; con gà con tượng trưng cho sự đáng yêu; con tôm là sự thiếu động.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 5
Đồ chơi treo trong nhà người dân Yanagawa

Tất cả các đồ chơi được trang trí trong nhà mang ý nghĩa sự phát triển của trẻ. Đồng thời mang lại sức khỏe cho trẻ thật chí lúc trưởng thành. ở Yanagawa, bà ngoại chuẩn bị các đồ trang trí bằng thủ công cho trẻ.
Thành phố Yanagawa có rất nhiều xưởng và cửa hàng làm nghề truyền thống tại đây. Một đền thờ nhỏ thờ thần Shinto. Người ta đặt đền thờ nhỏ trong nhà bày tỏ lòng biết ơn thần đã mang lại sự thịnh vượn,  an toàn cho gia đình.

Nhật Bản Today - Tại đây khách hàng tham quan bằng cách đi thuyền nước giữa dòng nước hiền hòa với cảnh vật thanh bình dọc hai bên con kênh đào. Vào ngày xuân mấy con búp bê Nhật được đặt trên bên bờ kênh .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 1
Sông nước Yanagawa
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 2
Người lái chở khách đi trên sông nước Yanagawa
Du khách dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp các búp bê Hein ở đây.
Yanagawa nằm ở phía Tây Bắc vùng Kyushu. Thành phố này là địa điểm du lịch nổi tiếng lý tưởng có hệ thống kênh đào chằn chịt.
Những con kênh đào này từng được dùng để bảo vệ lâu đài Yanagawa có từ thời Motomachi. Ngày nay,  chúng đóng vai trò trong cuộc sống cư dân. Nếu bạn đi dạo theo con kênh này thì bạn có cảm giác thoải mái nhất vào ngày đầu xuân .
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 3
Kênh Yanagawa

Yanagawa là thành phố nổi tiếng nhờ  các kênh đào với tổng chiều dài 450 kilommet. Người ta tạo ra các con kênh này khoảng 4 thế kỷ trải qua gia đoạn biến cố. Lâu dài Yanagawa đã không còn nữa nhưng các con kênh vẫn không khác gì mấy so khi được tạo ra. Hiện nay các con kênh đào vẫn được sử dụng như cung cấp nước cho hoạt động tưới tiêu của thành phố.
Vào đầu mùa xuân, người dân Yanagawa tỏ chức nghi lể để cảm ơn thần linh vì an toàn khi đi trên dòng sông. Trước khi làm lễ, họ đóng cửa các kênh cách ly nước trong thành phố với nước bên ngoài. Kết thúc nghi lễ, cánh cửa ngăn nước được mở, dòng nước tiếp tục chảy vào đi sâu vào thành phố Yanagawa.
Đi theo dọc con phố cổ Yanagawa, du khách cảm nhận gió mát của mùa xuân và xem các vật trang trí màu sắc được các hộ treo trước nhà.
Mỗi năm trên khắp đất nước Nhật Bản , lể hội búp bê được tổ chức nhộn nhịp vào đầu mùa xuân. Búp bê được tin đem lại sức khỏe cho các bé gái và niềm tin.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 4
Búp bê Yanagawa

Từ ngày xưa, người dân tin rằng mang lại niềm tin cho các bé gái xua đuổi những gì không may mắn cho các bé.
Các đồ thủ công dùng trong lễ hội búp bê được treo khắp nơi trong nhà.Chủ nhà luôn rộng mở chào đón khách tham quan. Tất cả các đồ vật được treo được làm bằng tay. Mỗi đồ chơi điều có mang ý nghĩa riêng như con gá đồ chơi tạo ra sức sống, nét thanh lịch; con gà con tượng trưng cho sự đáng yêu; con tôm là sự thiếu động.
Mùa xuân trên thành phố nước Yanagawa 5
Đồ chơi treo trong nhà người dân Yanagawa

Tất cả các đồ chơi được trang trí trong nhà mang ý nghĩa sự phát triển của trẻ. Đồng thời mang lại sức khỏe cho trẻ thật chí lúc trưởng thành. ở Yanagawa, bà ngoại chuẩn bị các đồ trang trí bằng thủ công cho trẻ.
Thành phố Yanagawa có rất nhiều xưởng và cửa hàng làm nghề truyền thống tại đây. Một đền thờ nhỏ thờ thần Shinto. Người ta đặt đền thờ nhỏ trong nhà bày tỏ lòng biết ơn thần đã mang lại sự thịnh vượn,  an toàn cho gia đình.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Trong những năm gần đây, hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 5-6 nghìn lao động Việt Nam sang tu nghiệp, thực tập kỹ thuật và làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy số lượng chưa thật lớn so với nhiều thị trường khác, nhưng Nhật Bản vẫn được coi là một thị trường việc làm ngoài nước trọng điểm của Việt Nam.

Giải pháp để phát triển thị trường lao động tại Nhật Bản bền vững

I. Thách thức:

Trong những năm gần đây, hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 5-6 nghìn lao động Việt Nam sang tu nghiệp, thực tập kỹ thuật và làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy số lượng chưa thật  lớn so với nhiều thị trường khác, nhưng Nhật Bản vẫn được coi là một thị trường việc làm ngoài nước trọng điểm của Việt Nam. Bởi lẽ, thị trường này có nhiều đặc điểm nổi trội: Khoảng cách địa lý không xa; khí hậu ôn hòa; phong tục tập quán gần gũi, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam; điều kiện làm việc, sinh hoạt và quan hệ chủ thợ tốt; thu nhập của người lao động cao; và nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong những năm tới còn khá lớn; quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp…

Tuy nhiên, việc mở rộng hơn nữa thị phần lao động Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, bảo đảm phát triển mạnh mẽ và bền vững thị trường còn nhiều tiềm năng này, đang đứng trước những thách thức không nhỏ:

- Một là, chất lượng lao động tham gia thị trường Nhật Bản, đặc biệt về ý thức kỷ luật:

Ưu điểm nổi bật của lao động Việt Nam thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản là: cần cù, chịu khó, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhanh, sẵn sàng làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ theo yêu cầu của chủ sử dụng; Số đông người lao động Việt Nam có ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng tu nghiệp. Nhưng, bên cạnh đó,vẫn còn một bộ phận người lao động Việt Nam trong thời gian tu nghiệp, thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản ý thức kém, vi phạm kỷ luật, ăn cắp, đánh nhau, bỏ hợp đồng hoặc hết hạn không về nước, trốn ở lại sống bất hợp pháp.  Bộ phận người lao động vi phạm này tuy nhỏ, nhưng tác hại của nó rất lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến ổn định và phát triển thị phần cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

Có thể nói, quy mô và tốc độ thu hẹp hay mở rộng thị phần việc làm của lao động Việt Nam ở thị trường Nhật Bản tuỳ thuộc chủ yếu tăng hay giảm số lao động vi phạm kỷ luật nêu trên, đặc biệt là lao động bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước.

- Hai là, việc đầu tư cho thị trường Nhật Bản và tính chuyên nghiệp của một số doanh nghiệp tham gia thị trường này còn hạn chế.

Đến nay có trên 60 doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản, nhưng mới có khoảng 1/3 số doanh nghiệp này đầu tư cơ sở đào tạo cho lao động trước khi đi Nhật tương đối tốt. Số còn lại hoặc đầu tư chưa đủ tầm, và tính chuyên nghiệp của bộ máy làm thị trường Nhật chưa cao hoặc mới tham gia thị trường Nhật nên kết quả còn hạn chế.

II. Giải pháp:

Từ nghiên cứu tổng kết thực tiễn hoạt động cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản những năm qua có thể rút ra những giải pháp chủ yếu giúp vượt qua thách thức nhằm phát triển bền vững thị trường này dưới đây:

1.Nâng cao chất lượng lao động tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản – chìa khóa thành công của ổn định và mở rộng thị phần.

Các giải pháp cụ thể cần được các doanh nghiệp thực hiện một cách đồng bộ là:

1.1 Tuyển chọn lao động kỹ lưỡng:

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, dễ dãi hoặc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn đầu vào thì không thể có được một đội ngũ lao động có chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu của đối tác và thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu, gây tổn thất cả về kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp..

Tuyển chọn kỹ lưỡng ở đây bao gồm cả tiêu chí tuyển chọn và cách làm:

- Về tiêu chí tuyển chọn: Những doanh nghiệp có chất lượng lao động tốt và thành công trong chiếm lĩnh thị trường này, thường phấn đấu nâng dần tiêu chí đầu vào.

Công ty SULECO là một ví dụ điển hình về việc này, mặc dù đối tác không yêu cầu tất cả thực tập sinh phải tốt nghiệp PTTH, nhưng công ty đang cố gắng tuyển đầu vào tốt nghiệp PTTH, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; mở rộng tuyển kỹ sư để đáp ứng yêu cầu đảm nhiệm công việc kỹ thuật cao của phía đối tác. Đến nay, công ty đã đưa được 140 kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản, được phía đối tác đánh giá cao. Với đầu vào như vậy, việc đào tạo ngoại ngữ và giáo dục ý thức cho người lao động có nhiều thuận lợi.

-Về cách làm trong tuyển chọn:

Các doanh nghiệp làm tốt đều phải có một quy trình tuyển chọn chặt chẽ và kiểm soát được.

Quá trình tuyển chọn cũng không chỉ dừng ở thời điểm khi mà người lao động đã được đối tác Nhật đồng ý tuyển lựa, mà còn phải tiếp tục theo dõi, sàng lọc trong thời gian đào tạo, giáo dục định hướng cho đến khi xuất cảnh. Theo dõi sát sao, kiên quyết loại bỏ những người lao động phát hiện thấy có những vi phạm hoặc có vấn đề dẫn đến không đảm bảo hoàn thành hợp đồng tu nghiệp.

Có nhiều doanh nghiệp làm tốt đã thực hiện giải pháp này. Công ty TOCONTAP SAIGON là một ví dụ điển hình, khi tuyển chọn, công ty không những xem xét trên hồ sơ và trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra người lao động, mà còn phân công cán bộ thâm nhập xác minh về thân nhân, tư chất người lao động qua địa phương và gia đình họ. Công ty đã phân công cán bộ và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp theo sát quá trình sinh hoạt, học tập của TTS ở ký túc xá. Nhờ vậy đã sàng lọc được những người lao động nếu để sang Nhật thì chắc chắn sẽ bỏ trốn như trường hợp TTS đang học chuẩn bị đi Nhật, thì phát hiện có vợ vừa ly dị chồng để làm thủ tục kết hôn giả với người Nhật.

Tìm mọi cách tiết giảm chi phí cho người lao động, khuyến khích tuyển con em các gia đình đã có TTS đi Nhật Bản chấp hành tốt cũng là những biện pháp đã được TOCONTAP SAIGON áp dụng nhằm giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn.

1.2 Tăng thời lượng và chất lượng đào tạo cho người lao động trước khi xuất cảnh

-  Về thời lượng: ở các doanh nghiệp có chất lượng đầu ra tốt thường phải đào tạo ít nhất 4 tháng đến 6 tháng. Công ty SULECO đang tổ chức đào tạo 6 tháng với mục tiêu về tiếng Nhật đạt trình độ 3 và giáo dục định hướng, bổ túc nghề. Đối với kỹ sư có những lớp vừa đào tạo tiếng vừa bổ túc nâng cao tay nghề chuyên môn 6-8 tháng.

Đây là nền tảng tốt để các TTS hoàn thành tốt công việc và có thể dễ dàng hơn trong phấn đấu học đạt trình độ 2 tiếng Nhật trong thời gian ở Nhật Bản. Những người phấn đấu được như vậy, với kỹ sư có thể làm việc nhiều năm ở Nhật Bản, với TTS có thể tìm việc với thu nhập cao ở Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng trở về.

- Để đảm bảo có chất lượng đào tạo cao, các giải pháp cụ thể sau đây cần được quan tâm thực hiện.

+ Có cơ sở đào tạo nội trú đủ điều kiện học ngoại ngữ, bổ túc nghề, nơi ăn ở sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe cho người lao động;

+ Có chuyên gia, giáo viên Nhật Bản giúp đào tạo ngoại ngữ, bổ túc nghề và giáo dục định hướng cho người lao động. Các công ty Suleco, LOD, Traenco-Hiteco, ADC, AIC, Airseco, Tocontap Saigon… đều áp dụng biện pháp này và cho rằng rất có hiệu quả;

+ Tổ chức nếp sống quân sự cho TTS trong quá trình đào tạo. Đây cũng là giải pháp được nhiều công ty áp dụng và đem lại hiệu quả như Suleco. LOD, AIC, ADC… Ở công ty Tocontap Saigon đã tổ chức TTS sinh hoạt theo nhóm; thuê bảo vệ chuyên theo dõi chấm điểm chấp hành giờ giấc, lịch biểu học tập, sinh hoạt của TTS. Lãnh đạo công ty còn cho biết, công ty chấp nhận phải chi phí nhiều hơn khi tổ chức cho người lao động ăn, ở và đào tạo tập trung tại hai trung tâm khác nhau, dành riêng cho nam và nữ. Từ ngày áp dụng biện pháp này, tỷ lệ lao động của công ty rủ nhau bỏ trốn ở Nhật Bản giảm hẳn;

+ Xây dựng động lực học tập ngay từ đầu cho TTS, tâm lý phổ biến của người lao động là muốn học ngắn và được xuất cảnh nhanh, vì vậy ngay từ đầu cần có những bài giảng tư vấn để xây dựng động lực cho TTS. Khi họ tự giác và say sưa học tập, rèn luyện có mục tiêu thì kết quả sẽ tốt.

1.3   Nâng cao chất lượng quản lý TTS trong thời gian ở Nhật Bản

- Các doanh nghiệp làm tốt đều có văn phòng hoặc cán bộ đại diện ở Nhật Bản, những cán bộ này vừa là cầu nối thường xuyên giữa doanh nghiệp và đối tác, vừa là lực lượng thường xuyên theo dõi, tư vấn, hỗ trợ người lao động khi họ gặp khó khăn, động viên góp ý để người lao động thực hiện tốt hợp đồng;

- Bố trí phiên dịch hoặc phân công những TTS có ý thức, có kinh nghiệm và tiếng Nhật tốt làm tổ trưởng, giữ mối liên hệ giữa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp và tổ trưởng cũng là biện pháp có hiệu quả để theo sát thực hiện chấp hành của TTS. Cách làm này được Airseco, Tocontap Saigon và nhiều doanh nghiệp khác đang áp dụng và thấy có hiệu quả;

- Quan tâm chăm lo người lao động trong thời gian ở Nhật Bản, nhất là khi họ gặp khó khăn. Khi sự cố động đất, sóng thần, hạt nhân ở Nhật Bản xảy ra, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp (LOD, Airseco, Tocontap Saigon…) đã có mặt ở Nhật Bản để thăm lao động, gặp gỡ đối tác xem xét và bàn giải pháp ổn định cuộc sống, làm việc của TTS. Đây là những hoạt động cần thiết xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm của doanh nghiệp ta đối với người lao động và với ổn định phát triển thị trường. Các đối tác Nhật đánh giá cao hành động này.

Không chỉ các trường hợp gay cấn đột xuất, Tocontap Saigon và một số doanh nghiệp khác còn chủ động lập các đoàn công tác đi tiếp xúc với doanh nghiệp sử dung lao động ở Nhật Bản để xem xét tình hình sản xuất, áp lực công việc, giờ làm thêm, quan hệ chủ thợ…để xử lý trước những áp lực, nguyên nhân dẫn đến TTS bỏ trốn.

-  Xây dựng quan hệ gắn bó với gia đình TTS cũng là việc làm tốt và có hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp ta đã áp dụng ở mức độ khác nhau. Thông tin thường xuyên cho gia đình về tình hình tu nghiệp của con em họ. Phân tích tư vấn cho gia đình để khuyên con em họ không bỏ trốn, thực hiện tốt hợp đồng tu nghiệp là việc làm đem lại hiệu quả trên thực tế. Chính vì vậy, không chỉ đi thăm hỏi gia đình TTS cùng với đối tác Nhật Bản, công ty Tocontap Saigon đã chủ trương lập Ban quan hệ đối tác để chăm lo việc quan hệ với gia đình TTS.

1.4   Hỗ trợ tư vấn, tạo việc làm cho người lao động từ Nhật trở về:

Ở mức độ khác nhau, nhiều công ty bước đầu đã quan tâm tổ chức triển khai hoạt động này như Suleco, LOD, Tocontap Saigon…Các doanh nghiệp này đã quan hệ hợp tác với các đối tác tại Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để đào tạo lại và sử dụng lực lượng TTS từ Nhật Bản trở về. Việc làm này được nhân rộng và phát triển tốt sẽ góp phần phát huy tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo tại Nhật Bản; Đồng thời cũng động viên người lao động yên tâm về nước sau khi hoàn thành tu nghiệp.

2. Tăng cường đầu tư, nâng chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp tham gia thị trường Nhật Bản. Đây là nhóm giải pháp góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp ở thị trường này.

Một khi đã chọn Nhật Bản là một thị trường trọng điểm của mình, thì doanh nghiệp cần có chiến lược và thực thi đầu tư cho phát triển bền vững thị trường.

-  Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo bằng nguồn vốn của mình và tranh thủ hợp tác hỗ trợ của đối tác, việc đầu tư để có được một Trung tâm đào tạo tiếng Nhật và giáo dục định hướng tập trung, nội trú là yêu cầu tối thiểu. Những doanh nghiệp có điều kiện, có trường dạy nghề như Letco, LOD, Suleco…nên hợp tác đầu tư để đào tạo, bổ túc nghề cho người lao động trước khi đưa đi Nhật Bản. Cách làm của Suleco là một ví dụ có hiệu quả.

-  Đầu tư nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ; khai thác sử dụng lực lượng giáo viên và chuyên gia từ Nhật Bản là một trong những giải pháp quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp;

-  Đầu tư để xây dựng quan hệ và có đối tác, bạn hàng tốt, tin cậy cũng là một giải pháp không thể thiếu cho phát triển thành công ở thị trường này.

3. Hỗ trợ của cơ quan nhà nước:

Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp nêu trên, rất cần thiết có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước cho chiến lược phát triển bền vững thị trường này. Trong đó, cần tiếp tục vận động để phía Nhật Bản nới rộng thời gian tu nghiệp, thực tập kỹ thuật, xử lý  mạnh mẽ, triệt để vi phạm của các chủ sử dụng đang chứa chấp, thuê lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp và người môi giới cho hoạt động này tại Nhật Bản. Đồng thời nghiên cứu bổ sung luật pháp các chế tài xử lý đối với người lao động bỏ trốn không về nước

Nhật Bản Today - Trong những năm gần đây, hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 5-6 nghìn lao động Việt Nam sang tu nghiệp, thực tập kỹ thuật và làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy số lượng chưa thật lớn so với nhiều thị trường khác, nhưng Nhật Bản vẫn được coi là một thị trường việc làm ngoài nước trọng điểm của Việt Nam.

Giải pháp để phát triển thị trường lao động tại Nhật Bản bền vững

I. Thách thức:

Trong những năm gần đây, hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng 5-6 nghìn lao động Việt Nam sang tu nghiệp, thực tập kỹ thuật và làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy số lượng chưa thật  lớn so với nhiều thị trường khác, nhưng Nhật Bản vẫn được coi là một thị trường việc làm ngoài nước trọng điểm của Việt Nam. Bởi lẽ, thị trường này có nhiều đặc điểm nổi trội: Khoảng cách địa lý không xa; khí hậu ôn hòa; phong tục tập quán gần gũi, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam; điều kiện làm việc, sinh hoạt và quan hệ chủ thợ tốt; thu nhập của người lao động cao; và nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong những năm tới còn khá lớn; quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển tốt đẹp…

Tuy nhiên, việc mở rộng hơn nữa thị phần lao động Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, bảo đảm phát triển mạnh mẽ và bền vững thị trường còn nhiều tiềm năng này, đang đứng trước những thách thức không nhỏ:

- Một là, chất lượng lao động tham gia thị trường Nhật Bản, đặc biệt về ý thức kỷ luật:

Ưu điểm nổi bật của lao động Việt Nam thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản là: cần cù, chịu khó, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhanh, sẵn sàng làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ theo yêu cầu của chủ sử dụng; Số đông người lao động Việt Nam có ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng tu nghiệp. Nhưng, bên cạnh đó,vẫn còn một bộ phận người lao động Việt Nam trong thời gian tu nghiệp, thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản ý thức kém, vi phạm kỷ luật, ăn cắp, đánh nhau, bỏ hợp đồng hoặc hết hạn không về nước, trốn ở lại sống bất hợp pháp.  Bộ phận người lao động vi phạm này tuy nhỏ, nhưng tác hại của nó rất lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến ổn định và phát triển thị phần cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

Có thể nói, quy mô và tốc độ thu hẹp hay mở rộng thị phần việc làm của lao động Việt Nam ở thị trường Nhật Bản tuỳ thuộc chủ yếu tăng hay giảm số lao động vi phạm kỷ luật nêu trên, đặc biệt là lao động bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước.

- Hai là, việc đầu tư cho thị trường Nhật Bản và tính chuyên nghiệp của một số doanh nghiệp tham gia thị trường này còn hạn chế.

Đến nay có trên 60 doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản, nhưng mới có khoảng 1/3 số doanh nghiệp này đầu tư cơ sở đào tạo cho lao động trước khi đi Nhật tương đối tốt. Số còn lại hoặc đầu tư chưa đủ tầm, và tính chuyên nghiệp của bộ máy làm thị trường Nhật chưa cao hoặc mới tham gia thị trường Nhật nên kết quả còn hạn chế.

II. Giải pháp:

Từ nghiên cứu tổng kết thực tiễn hoạt động cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản những năm qua có thể rút ra những giải pháp chủ yếu giúp vượt qua thách thức nhằm phát triển bền vững thị trường này dưới đây:

1.Nâng cao chất lượng lao động tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản – chìa khóa thành công của ổn định và mở rộng thị phần.

Các giải pháp cụ thể cần được các doanh nghiệp thực hiện một cách đồng bộ là:

1.1 Tuyển chọn lao động kỹ lưỡng:

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, dễ dãi hoặc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn đầu vào thì không thể có được một đội ngũ lao động có chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu của đối tác và thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu, gây tổn thất cả về kinh tế và thương hiệu của doanh nghiệp..

Tuyển chọn kỹ lưỡng ở đây bao gồm cả tiêu chí tuyển chọn và cách làm:

- Về tiêu chí tuyển chọn: Những doanh nghiệp có chất lượng lao động tốt và thành công trong chiếm lĩnh thị trường này, thường phấn đấu nâng dần tiêu chí đầu vào.

Công ty SULECO là một ví dụ điển hình về việc này, mặc dù đối tác không yêu cầu tất cả thực tập sinh phải tốt nghiệp PTTH, nhưng công ty đang cố gắng tuyển đầu vào tốt nghiệp PTTH, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; mở rộng tuyển kỹ sư để đáp ứng yêu cầu đảm nhiệm công việc kỹ thuật cao của phía đối tác. Đến nay, công ty đã đưa được 140 kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản, được phía đối tác đánh giá cao. Với đầu vào như vậy, việc đào tạo ngoại ngữ và giáo dục ý thức cho người lao động có nhiều thuận lợi.

-Về cách làm trong tuyển chọn:

Các doanh nghiệp làm tốt đều phải có một quy trình tuyển chọn chặt chẽ và kiểm soát được.

Quá trình tuyển chọn cũng không chỉ dừng ở thời điểm khi mà người lao động đã được đối tác Nhật đồng ý tuyển lựa, mà còn phải tiếp tục theo dõi, sàng lọc trong thời gian đào tạo, giáo dục định hướng cho đến khi xuất cảnh. Theo dõi sát sao, kiên quyết loại bỏ những người lao động phát hiện thấy có những vi phạm hoặc có vấn đề dẫn đến không đảm bảo hoàn thành hợp đồng tu nghiệp.

Có nhiều doanh nghiệp làm tốt đã thực hiện giải pháp này. Công ty TOCONTAP SAIGON là một ví dụ điển hình, khi tuyển chọn, công ty không những xem xét trên hồ sơ và trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra người lao động, mà còn phân công cán bộ thâm nhập xác minh về thân nhân, tư chất người lao động qua địa phương và gia đình họ. Công ty đã phân công cán bộ và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp theo sát quá trình sinh hoạt, học tập của TTS ở ký túc xá. Nhờ vậy đã sàng lọc được những người lao động nếu để sang Nhật thì chắc chắn sẽ bỏ trốn như trường hợp TTS đang học chuẩn bị đi Nhật, thì phát hiện có vợ vừa ly dị chồng để làm thủ tục kết hôn giả với người Nhật.

Tìm mọi cách tiết giảm chi phí cho người lao động, khuyến khích tuyển con em các gia đình đã có TTS đi Nhật Bản chấp hành tốt cũng là những biện pháp đã được TOCONTAP SAIGON áp dụng nhằm giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn.

1.2 Tăng thời lượng và chất lượng đào tạo cho người lao động trước khi xuất cảnh

-  Về thời lượng: ở các doanh nghiệp có chất lượng đầu ra tốt thường phải đào tạo ít nhất 4 tháng đến 6 tháng. Công ty SULECO đang tổ chức đào tạo 6 tháng với mục tiêu về tiếng Nhật đạt trình độ 3 và giáo dục định hướng, bổ túc nghề. Đối với kỹ sư có những lớp vừa đào tạo tiếng vừa bổ túc nâng cao tay nghề chuyên môn 6-8 tháng.

Đây là nền tảng tốt để các TTS hoàn thành tốt công việc và có thể dễ dàng hơn trong phấn đấu học đạt trình độ 2 tiếng Nhật trong thời gian ở Nhật Bản. Những người phấn đấu được như vậy, với kỹ sư có thể làm việc nhiều năm ở Nhật Bản, với TTS có thể tìm việc với thu nhập cao ở Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng trở về.

- Để đảm bảo có chất lượng đào tạo cao, các giải pháp cụ thể sau đây cần được quan tâm thực hiện.

+ Có cơ sở đào tạo nội trú đủ điều kiện học ngoại ngữ, bổ túc nghề, nơi ăn ở sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe cho người lao động;

+ Có chuyên gia, giáo viên Nhật Bản giúp đào tạo ngoại ngữ, bổ túc nghề và giáo dục định hướng cho người lao động. Các công ty Suleco, LOD, Traenco-Hiteco, ADC, AIC, Airseco, Tocontap Saigon… đều áp dụng biện pháp này và cho rằng rất có hiệu quả;

+ Tổ chức nếp sống quân sự cho TTS trong quá trình đào tạo. Đây cũng là giải pháp được nhiều công ty áp dụng và đem lại hiệu quả như Suleco. LOD, AIC, ADC… Ở công ty Tocontap Saigon đã tổ chức TTS sinh hoạt theo nhóm; thuê bảo vệ chuyên theo dõi chấm điểm chấp hành giờ giấc, lịch biểu học tập, sinh hoạt của TTS. Lãnh đạo công ty còn cho biết, công ty chấp nhận phải chi phí nhiều hơn khi tổ chức cho người lao động ăn, ở và đào tạo tập trung tại hai trung tâm khác nhau, dành riêng cho nam và nữ. Từ ngày áp dụng biện pháp này, tỷ lệ lao động của công ty rủ nhau bỏ trốn ở Nhật Bản giảm hẳn;

+ Xây dựng động lực học tập ngay từ đầu cho TTS, tâm lý phổ biến của người lao động là muốn học ngắn và được xuất cảnh nhanh, vì vậy ngay từ đầu cần có những bài giảng tư vấn để xây dựng động lực cho TTS. Khi họ tự giác và say sưa học tập, rèn luyện có mục tiêu thì kết quả sẽ tốt.

1.3   Nâng cao chất lượng quản lý TTS trong thời gian ở Nhật Bản

- Các doanh nghiệp làm tốt đều có văn phòng hoặc cán bộ đại diện ở Nhật Bản, những cán bộ này vừa là cầu nối thường xuyên giữa doanh nghiệp và đối tác, vừa là lực lượng thường xuyên theo dõi, tư vấn, hỗ trợ người lao động khi họ gặp khó khăn, động viên góp ý để người lao động thực hiện tốt hợp đồng;

- Bố trí phiên dịch hoặc phân công những TTS có ý thức, có kinh nghiệm và tiếng Nhật tốt làm tổ trưởng, giữ mối liên hệ giữa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp và tổ trưởng cũng là biện pháp có hiệu quả để theo sát thực hiện chấp hành của TTS. Cách làm này được Airseco, Tocontap Saigon và nhiều doanh nghiệp khác đang áp dụng và thấy có hiệu quả;

- Quan tâm chăm lo người lao động trong thời gian ở Nhật Bản, nhất là khi họ gặp khó khăn. Khi sự cố động đất, sóng thần, hạt nhân ở Nhật Bản xảy ra, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp (LOD, Airseco, Tocontap Saigon…) đã có mặt ở Nhật Bản để thăm lao động, gặp gỡ đối tác xem xét và bàn giải pháp ổn định cuộc sống, làm việc của TTS. Đây là những hoạt động cần thiết xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm của doanh nghiệp ta đối với người lao động và với ổn định phát triển thị trường. Các đối tác Nhật đánh giá cao hành động này.

Không chỉ các trường hợp gay cấn đột xuất, Tocontap Saigon và một số doanh nghiệp khác còn chủ động lập các đoàn công tác đi tiếp xúc với doanh nghiệp sử dung lao động ở Nhật Bản để xem xét tình hình sản xuất, áp lực công việc, giờ làm thêm, quan hệ chủ thợ…để xử lý trước những áp lực, nguyên nhân dẫn đến TTS bỏ trốn.

-  Xây dựng quan hệ gắn bó với gia đình TTS cũng là việc làm tốt và có hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp ta đã áp dụng ở mức độ khác nhau. Thông tin thường xuyên cho gia đình về tình hình tu nghiệp của con em họ. Phân tích tư vấn cho gia đình để khuyên con em họ không bỏ trốn, thực hiện tốt hợp đồng tu nghiệp là việc làm đem lại hiệu quả trên thực tế. Chính vì vậy, không chỉ đi thăm hỏi gia đình TTS cùng với đối tác Nhật Bản, công ty Tocontap Saigon đã chủ trương lập Ban quan hệ đối tác để chăm lo việc quan hệ với gia đình TTS.

1.4   Hỗ trợ tư vấn, tạo việc làm cho người lao động từ Nhật trở về:

Ở mức độ khác nhau, nhiều công ty bước đầu đã quan tâm tổ chức triển khai hoạt động này như Suleco, LOD, Tocontap Saigon…Các doanh nghiệp này đã quan hệ hợp tác với các đối tác tại Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam để đào tạo lại và sử dụng lực lượng TTS từ Nhật Bản trở về. Việc làm này được nhân rộng và phát triển tốt sẽ góp phần phát huy tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo tại Nhật Bản; Đồng thời cũng động viên người lao động yên tâm về nước sau khi hoàn thành tu nghiệp.

2. Tăng cường đầu tư, nâng chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của doanh nghiệp tham gia thị trường Nhật Bản. Đây là nhóm giải pháp góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp ở thị trường này.

Một khi đã chọn Nhật Bản là một thị trường trọng điểm của mình, thì doanh nghiệp cần có chiến lược và thực thi đầu tư cho phát triển bền vững thị trường.

-  Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo bằng nguồn vốn của mình và tranh thủ hợp tác hỗ trợ của đối tác, việc đầu tư để có được một Trung tâm đào tạo tiếng Nhật và giáo dục định hướng tập trung, nội trú là yêu cầu tối thiểu. Những doanh nghiệp có điều kiện, có trường dạy nghề như Letco, LOD, Suleco…nên hợp tác đầu tư để đào tạo, bổ túc nghề cho người lao động trước khi đưa đi Nhật Bản. Cách làm của Suleco là một ví dụ có hiệu quả.

-  Đầu tư nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ; khai thác sử dụng lực lượng giáo viên và chuyên gia từ Nhật Bản là một trong những giải pháp quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp;

-  Đầu tư để xây dựng quan hệ và có đối tác, bạn hàng tốt, tin cậy cũng là một giải pháp không thể thiếu cho phát triển thành công ở thị trường này.

3. Hỗ trợ của cơ quan nhà nước:

Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp nêu trên, rất cần thiết có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước cho chiến lược phát triển bền vững thị trường này. Trong đó, cần tiếp tục vận động để phía Nhật Bản nới rộng thời gian tu nghiệp, thực tập kỹ thuật, xử lý  mạnh mẽ, triệt để vi phạm của các chủ sử dụng đang chứa chấp, thuê lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp và người môi giới cho hoạt động này tại Nhật Bản. Đồng thời nghiên cứu bổ sung luật pháp các chế tài xử lý đối với người lao động bỏ trốn không về nước

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản

Di tích Phật giáo trong khu vực Đền Horyu-ji

Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản. Mặc dù khu vực ngôi đền đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 670, nhưng phần phía tây của ngôi đền đã được chọn lựa để xây dựng lại trên  một quy mô lớn hơn. Phần hiện có của ngôi chùa , chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giớ, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8. Phần phía Đông ngôi đền đã được bổ sung vào thế kỷ thứ 8.

Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Horyu-ji là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Horyu-ji là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.

Nhật Bản Today - Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản

Di tích Phật giáo trong khu vực Đền Horyu-ji

Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản. Mặc dù khu vực ngôi đền đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 670, nhưng phần phía tây của ngôi đền đã được chọn lựa để xây dựng lại trên  một quy mô lớn hơn. Phần hiện có của ngôi chùa , chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giớ, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8. Phần phía Đông ngôi đền đã được bổ sung vào thế kỷ thứ 8.

Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Horyu-ji là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Horyu-ji là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.