Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ướp xác ở Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ướp xác ở Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.