Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản nhật bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản

Di tích Phật giáo trong khu vực Đền Horyu-ji

Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản. Mặc dù khu vực ngôi đền đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 670, nhưng phần phía tây của ngôi đền đã được chọn lựa để xây dựng lại trên  một quy mô lớn hơn. Phần hiện có của ngôi chùa , chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giớ, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8. Phần phía Đông ngôi đền đã được bổ sung vào thế kỷ thứ 8.

Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Horyu-ji là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Horyu-ji là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.

Nhật Bản Today - Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản

Di tích Phật giáo trong khu vực Đền Horyu-ji

Tọa lạc ở tỉnh Nara, ngôi đền Horyu-ji được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7, theo lệnh của hoàng tử Shotoku ( 574-622 ), người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản. Mặc dù khu vực ngôi đền đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn năm 670, nhưng phần phía tây của ngôi đền đã được chọn lựa để xây dựng lại trên  một quy mô lớn hơn. Phần hiện có của ngôi chùa , chính điện, cổng trong và một phần của hành lang bao quanh là những loại gỗ lâu đời nhất trên thế giớ, có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8. Phần phía Đông ngôi đền đã được bổ sung vào thế kỷ thứ 8.

Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Horyu-ji là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Horyu-ji là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.

Nhật Bản Today - Là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo. 

Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Mặc dù thành Himeji được xây dựng lần đầu trong khoảng giữa thế kỷ 14  nhưng hầu hết các công trình kiến trúc hiện có được xây giữa những năm 1601 và 1609.

Thành Himeji di tích Nhật Bản

Đây là một điển hình còn sót lại, tiêu biểu cho kiến trúc lâu đài Nhật Bản với một thành trì quân sự kỳ vĩ. Sau khi vượt qua được các bức tường bên ngoài, kẻ tấn công sẽ phải vượt qua một mê công phòng thủ chặt chẽ trước khi chúng có thể tiếp cận được với các tháp canh. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.

Nhật Bản Today - Là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo. 

Thường được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo (Lâu đài hạc trắng) do được sơn phủ một lớp màu trắng tinh xảo bên ngoài. Mặc dù thành Himeji được xây dựng lần đầu trong khoảng giữa thế kỷ 14  nhưng hầu hết các công trình kiến trúc hiện có được xây giữa những năm 1601 và 1609.

Thành Himeji di tích Nhật Bản

Đây là một điển hình còn sót lại, tiêu biểu cho kiến trúc lâu đài Nhật Bản với một thành trì quân sự kỳ vĩ. Sau khi vượt qua được các bức tường bên ngoài, kẻ tấn công sẽ phải vượt qua một mê công phòng thủ chặt chẽ trước khi chúng có thể tiếp cận được với các tháp canh. Được vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận và là Di sản văn hóa Nhật Bản đầu tiên (tháng 12/1993). Một trong ba lâu đài đón khách viếng đông nhất ở Nhật cùng với tòa lâu đài Matsumoto và Kumamoto.

Nhật Bản Today - Cố đô Kyoto, nơi ở của hoàng gia Nhật bản trong khoảng thời gian từ năm 794 đến 1868. Là trung tâm văn hóa Nhật Bản  trong hơn 1.000 năm, Kyoto có 24 bảo tàng – trong đó có Bảo tàng quốc gia Kyoto, 202 di sản quốc gia (chiếm 20% tổng số trong toàn quốc) và 1.684 di sản văn hóa quan trọng (15%). 

Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng.


Cố đô Kyoto Nhật Bản

Ngoài ra, trong số gần 2000 đền chùa Phật giáo và Thần đạo ở Kyoto có nhiều đền nổi tiếng khác như đền Yasakađền Heian, đền Chion'in; chùa Ginkakuji được xây dựng từ năm 1482 với khu vườn tuyệt đẹp, phía bắc thành phố là đền Kamo. Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở Kyoto, Ujin thuộc phủ Kyoto và Otsu ở huyện Shiga. Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.

Nhật Bản Today - Cố đô Kyoto, nơi ở của hoàng gia Nhật bản trong khoảng thời gian từ năm 794 đến 1868. Là trung tâm văn hóa Nhật Bản  trong hơn 1.000 năm, Kyoto có 24 bảo tàng – trong đó có Bảo tàng quốc gia Kyoto, 202 di sản quốc gia (chiếm 20% tổng số trong toàn quốc) và 1.684 di sản văn hóa quan trọng (15%). 

Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng.


Cố đô Kyoto Nhật Bản

Ngoài ra, trong số gần 2000 đền chùa Phật giáo và Thần đạo ở Kyoto có nhiều đền nổi tiếng khác như đền Yasakađền Heian, đền Chion'in; chùa Ginkakuji được xây dựng từ năm 1482 với khu vườn tuyệt đẹp, phía bắc thành phố là đền Kamo. Các công trình kiến trúc lịch sử cố đô Kyoto nằm rải rác 17 địa điểm trong đó ba công trình ở Kyoto, Ujin thuộc phủ Kyoto và Otsu ở huyện Shiga. Gồm có 3 chùa phật giáo, 3 đền Thần đạo và một lâu đài. Riêng 38 cơ sở kiến trúc được chính phủ liệt vào danh sách Di sản quốc gia, 160 kiến trúc khác vào danh sách Các công trình văn hóa quan trọng. Tám khu vườn thắng cảnh đặc biệt và bốn với Thắng cảnh đẹp. Công nhận năm 1994.

Nhật Bản Today - Mỏ bạc Soma ( tên cũ của Iwami ) có từ thế kỷ 17 và được cho là đã đáp ứng 1/3 nhu cầu bạc cho toàn thế giớ. Là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu

Mỏ bạc Iwami Ginzan Nhật Bản

Mỏ bạc Soma ( tên cũ của Iwami ) có từ thế kỷ 17 và được cho là đã đáp ứng 1/3 nhu cầu bạc cho toàn thế giớ. Là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu. Bạc đã được khai thác ở Iwami Ginzan trong hơn 400 năm từ kể từ khi khu mỏ được phát hiện vào năm 1536 cho đến khi đóng cửa năm 1943. Sau khi đóng cửa, phần còn lại của khu mỏ và khu thị trấn của dân mỏ Ohmori cùng với khu cảng Yunotsu để xuất khẩu bạc đã được công nhận là di sản công nghiệp quốc gia. Iwami Ginza trở thành di sản công nghiệp đầu tiên được đăng ký như một Di sản Thế giới, được UNESCO ghi tên năm 2007 và hiện mỗi năm, nó thu hút từ 260.000 đến 300.000 khách du lịch đến tham quan.

Nhật Bản Today - Mỏ bạc Soma ( tên cũ của Iwami ) có từ thế kỷ 17 và được cho là đã đáp ứng 1/3 nhu cầu bạc cho toàn thế giớ. Là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu

Mỏ bạc Iwami Ginzan Nhật Bản

Mỏ bạc Soma ( tên cũ của Iwami ) có từ thế kỷ 17 và được cho là đã đáp ứng 1/3 nhu cầu bạc cho toàn thế giớ. Là một khu vực khoáng sản tại thành phố Oda, huyện Shimane, thuộc đảo Honshu. Bạc đã được khai thác ở Iwami Ginzan trong hơn 400 năm từ kể từ khi khu mỏ được phát hiện vào năm 1536 cho đến khi đóng cửa năm 1943. Sau khi đóng cửa, phần còn lại của khu mỏ và khu thị trấn của dân mỏ Ohmori cùng với khu cảng Yunotsu để xuất khẩu bạc đã được công nhận là di sản công nghiệp quốc gia. Iwami Ginza trở thành di sản công nghiệp đầu tiên được đăng ký như một Di sản Thế giới, được UNESCO ghi tên năm 2007 và hiện mỗi năm, nó thu hút từ 260.000 đến 300.000 khách du lịch đến tham quan.

Nhật Bản Today - Dãy núi Kii nằm ở cực Nam của hòn đảo chính gồm những đỉnh núi có độ cao từ 1 đến 2 nghìn mét . Vùng đất này mang giá trị đặc biệt đối với tâm linh người Nhật bởi còn lưu giữ được nhiều ngôi đền linh thiêng -biểu tượng cho sự đa dạng , phong phú của văn hóa và tôn giáo Nhật Bản . 

Dãy núi Kii hay bán đảo Kii - một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.

Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii là quần thể các kiến trúc chùa chiền, đền thờ và đường hành hương ở vùng núi Kii trải qua các tỉnh Mie, Nara, và Wakayama ở vùng Kinki của Nhật Bản. Ngày 7 tháng 7 năm 2004, quần thể này được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa).

Nhật Bản Today - Dãy núi Kii nằm ở cực Nam của hòn đảo chính gồm những đỉnh núi có độ cao từ 1 đến 2 nghìn mét . Vùng đất này mang giá trị đặc biệt đối với tâm linh người Nhật bởi còn lưu giữ được nhiều ngôi đền linh thiêng -biểu tượng cho sự đa dạng , phong phú của văn hóa và tôn giáo Nhật Bản . 

Dãy núi Kii hay bán đảo Kii - một trong các bán đảo lớn nhất ở Honshu.

Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii là quần thể các kiến trúc chùa chiền, đền thờ và đường hành hương ở vùng núi Kii trải qua các tỉnh Mie, Nara, và Wakayama ở vùng Kinki của Nhật Bản. Ngày 7 tháng 7 năm 2004, quần thể này được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa).

Nhật Bản Today - Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Dãy núi này bao gồm hàng loạt những đỉnh núi cao trên 1.000 mét và có một dải thực vật vô cùng phong phú . Trên những đỉnh núi này hiện còn tồn tại những rừng sồi nguyên thủ với tuổi trung binh khoảng 8000 năm

Vùng núi Shirakami Nhật Bản


Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Dãy núi này bao gồm hàng loạt những đỉnh núi cao trên 1.000 mét và có một dải thực vật vô cùng phong phú . Trên những đỉnh núi này hiện còn tồn tại những rừng sồi nguyên thủ với tuổi trung binh khoảng 8000 năm . Shirakami-shanchi là nơi đựoc các nhà khoa học coi là duy nhất ở đông á có những rừng sồi nguyên thủy vẫn đang phát triển suốt từ kỉ Băng Hà cho tới tận ngày nay . Vùng rừng núi này có nhiều thác nước đẹp, như hệ thống ba thác Anmon (Anmon no taki) là một hạng mục trong di sản thế giới Vùng núi Shirakami .Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² của ngọn núi được vào danh sách UNESCO.

Nhật Bản Today - Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Dãy núi này bao gồm hàng loạt những đỉnh núi cao trên 1.000 mét và có một dải thực vật vô cùng phong phú . Trên những đỉnh núi này hiện còn tồn tại những rừng sồi nguyên thủ với tuổi trung binh khoảng 8000 năm

Vùng núi Shirakami Nhật Bản


Các ngọn núi này trải dài vững chắc theo các khu rừng nguyên thủy từ huyện Akita đến Aomori. Dãy núi này bao gồm hàng loạt những đỉnh núi cao trên 1.000 mét và có một dải thực vật vô cùng phong phú . Trên những đỉnh núi này hiện còn tồn tại những rừng sồi nguyên thủ với tuổi trung binh khoảng 8000 năm . Shirakami-shanchi là nơi đựoc các nhà khoa học coi là duy nhất ở đông á có những rừng sồi nguyên thủy vẫn đang phát triển suốt từ kỉ Băng Hà cho tới tận ngày nay . Vùng rừng núi này có nhiều thác nước đẹp, như hệ thống ba thác Anmon (Anmon no taki) là một hạng mục trong di sản thế giới Vùng núi Shirakami .Tổng cộng 1. 300 km² trong đó 169,7 km² của ngọn núi được vào danh sách UNESCO.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.

Là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō.

Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.  Quần thể đền, chùa ở Nikko, Nhật Bản có thể gọi là "Di Hoà Viên của Nhật Bản"! Đó là quần thể những đền và chùa cổ kính , hầu hết được xây dựng vào thế kỉ 17,tọa lạc trên những ngọn núi bao quanh vùng Nikko đã ghi dấu lại một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật 300 năm về trước . 90% dân số Nhật Bản theo đạo Phật nên đâu đâu trên đất nước này bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cảnh chùa tuyệt đẹp. Nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Rinno xây trên núi Nikko.


Đền và chùa ở Nikko

Tên gọi quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko có từ khi quần thể này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.

Nhật Bản Today - Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.

Là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō.

Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.  Quần thể đền, chùa ở Nikko, Nhật Bản có thể gọi là "Di Hoà Viên của Nhật Bản"! Đó là quần thể những đền và chùa cổ kính , hầu hết được xây dựng vào thế kỉ 17,tọa lạc trên những ngọn núi bao quanh vùng Nikko đã ghi dấu lại một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật 300 năm về trước . 90% dân số Nhật Bản theo đạo Phật nên đâu đâu trên đất nước này bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cảnh chùa tuyệt đẹp. Nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Rinno xây trên núi Nikko.


Đền và chùa ở Nikko

Tên gọi quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko có từ khi quần thể này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.

Nhật Bản Today - Thường được gọi là Mái vòm nguyên từ, ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên "Little Boy" được máy bay "Enola Gay" của Không lực Hoa Kỳ thả xuống thành phố ngày, ngay sát khu vực mái vòm, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là mái vòm này vẫn đứng vững. Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh , mái vòm đã được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố như một lời nhắc nhở trực quan nhất cho những hậu quả khủng khiếp mà bom nguyên tử để lại.


Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 1

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với Sảnh tưởng nịêm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima).

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8:15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom "Little Boy", nặng 9.700 pound chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khácÐài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài đơn giản nhưng ấn tượng. Một vòm như hình chữ "V" ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 2

 Một địa điểm nữa mà mọi Đoàn khách đều muốn thăm viếng là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn. Trước ngày bị giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima

 Có thể nói, bảo tàng Công viên Hòa bình Quốc tế là một bảo tàng điển hình trong việc khơi dậy những cảm xúc tuyên truyền về hậu quả tàn khốc, phản đối vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người, kêu gọi xây dựng một thế giới hòa bình

Nhật Bản Today - Thường được gọi là Mái vòm nguyên từ, ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên "Little Boy" được máy bay "Enola Gay" của Không lực Hoa Kỳ thả xuống thành phố ngày, ngay sát khu vực mái vòm, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là mái vòm này vẫn đứng vững. Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh , mái vòm đã được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố như một lời nhắc nhở trực quan nhất cho những hậu quả khủng khiếp mà bom nguyên tử để lại.


Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 1

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với Sảnh tưởng nịêm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima).

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8:15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom "Little Boy", nặng 9.700 pound chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khácÐài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài đơn giản nhưng ấn tượng. Một vòm như hình chữ "V" ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 2

 Một địa điểm nữa mà mọi Đoàn khách đều muốn thăm viếng là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn. Trước ngày bị giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima

 Có thể nói, bảo tàng Công viên Hòa bình Quốc tế là một bảo tàng điển hình trong việc khơi dậy những cảm xúc tuyên truyền về hậu quả tàn khốc, phản đối vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người, kêu gọi xây dựng một thế giới hòa bình

Nhật Bản Today - Chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido, theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất", "phần cuối lãnh thổ" hay "mảnh đất nhô ra". Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, nơi đó là vườn quốc gia Shiretoko nổi tiếng ở Nhật Bản.

Vườn quốc gia Shiretoko 1

Shiretoko gồm hai thị trấn - Shari, Rausu và dãy núi hùng vĩ Shiretoko với độ cao 1200m-1600m trải dài qua trung tâm bán đảo giống như chiếc xương sống khổng lồ. Đỉnh cao nhất trong hệ thống núi này là Rausu-dake (trên mực nước biển 1661m). Nơi đây có rất nhiều hồ và thác nước như hồ Shiretoko Goko, thác nước Kamuiwakka, suối nước nóng tự nhiên đang phun từng đợt và gần 70 sông suối. Shiretoko cũng có nhiều suối nước nóng trong vùng núi lửa và tảng đá Godzilla Iwa khổng lồ trông như một con quái vật. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.  Shiretoko trong tiếng Ainu có nghĩa là "nơi tận cùng trái đất"

Có lẽ vì là nơi xa xôi như vậy, con người chỉ có thể tới đây chủ yếu bằng tàu hoặc thuyền do địa hình nơi đây khá hiểm, khó có thể để đậu đỗ máy bay nên thiên nhiên ở đây rất hoang sơ và gần như nguyên vẹn với những gì vốn có của chúng, khi không có sự phá hoại của những bàn tay xấu. Chính vì vẻ đẹp thiên nhiên mộc có, hoang dại có, mạnh mẽ có này mà năm 2005, công viên quốc gia Shiretoko được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Shiretoko nổi tiếng với du khách không chỉ bởi những ngọn núi lửa – nét đặc trưng của Hokkaido và cũng là của Nhật Bản, mà còn bởi những cánh rừng nguyên sinh sừng sững trên những vách đá hướng ra biển, bởi những cánh chim hải âu chao liệng ngoài xa. Cảm giác đứng trên cao và hướng ra biển sẽ thật tuyệt lắm đó – như một chấm nhỏ vô hình nối không gian trời, đất và biển , hãy tới xem năm hồ lớn của Shiretoko , địa điểm này dễ đến nhất đấy vì chúng nằm ở phía tây của bờ biển, cuối con đường chính. Những khu hồ này được bảo tồn rất tốt nên khi đến đây, bạn đừng vứt rác, sẽ không đẹp đâu đó. Hơn thế nữa, năm hồ ở đây được liên kết theo hình vòng cung nên bạn sẽ chỉ mất gần một tiếng đồng hồ để ngắm cảnh và chụp ảnh.

Vườn quốc gia Shiretoko 2

Thác nước nóng Kamuiwakka, một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Nhật Bản hiện ra trước mắt. Vẻ đẹp của thác đã được người xưa cảm thụ và đặt tên nó là dòng sông của những vị thần đấy. Để đến được địa điểm ngắm thác, chúng ta cần phải bắt một chuyến xe buýt, chạy khoảng 40 phút từ trung tâm bán đảo Shiretoko.

Trên đường ra về, ý Ichi là trên đường Shiretoko vẫn còn một ẩn số nữa đang chờ mọi người khám phá đó. Lúc chúng ta đến đây thì trời lác đác mây nhưng giờ đã quang hơn rất nhiều, sẽ là điều kiện lý tưởng để ngắm dãy núi Rausu đấy nghen. Nếu ai hứng thú leo lên núi Rausu này thì hãy chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo đấy. Một chuyến đi đầy khó khăn sẽ chờ bạn chinh phục đó bởi để leo được tới đỉnh dãy núi này thì cần tới 4 – 6 tiếng đồng hồ, thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt.

Nhật Bản Today - Chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido, theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất", "phần cuối lãnh thổ" hay "mảnh đất nhô ra". Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, nơi đó là vườn quốc gia Shiretoko nổi tiếng ở Nhật Bản.

Vườn quốc gia Shiretoko 1

Shiretoko gồm hai thị trấn - Shari, Rausu và dãy núi hùng vĩ Shiretoko với độ cao 1200m-1600m trải dài qua trung tâm bán đảo giống như chiếc xương sống khổng lồ. Đỉnh cao nhất trong hệ thống núi này là Rausu-dake (trên mực nước biển 1661m). Nơi đây có rất nhiều hồ và thác nước như hồ Shiretoko Goko, thác nước Kamuiwakka, suối nước nóng tự nhiên đang phun từng đợt và gần 70 sông suối. Shiretoko cũng có nhiều suối nước nóng trong vùng núi lửa và tảng đá Godzilla Iwa khổng lồ trông như một con quái vật. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.  Shiretoko trong tiếng Ainu có nghĩa là "nơi tận cùng trái đất"

Có lẽ vì là nơi xa xôi như vậy, con người chỉ có thể tới đây chủ yếu bằng tàu hoặc thuyền do địa hình nơi đây khá hiểm, khó có thể để đậu đỗ máy bay nên thiên nhiên ở đây rất hoang sơ và gần như nguyên vẹn với những gì vốn có của chúng, khi không có sự phá hoại của những bàn tay xấu. Chính vì vẻ đẹp thiên nhiên mộc có, hoang dại có, mạnh mẽ có này mà năm 2005, công viên quốc gia Shiretoko được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Shiretoko nổi tiếng với du khách không chỉ bởi những ngọn núi lửa – nét đặc trưng của Hokkaido và cũng là của Nhật Bản, mà còn bởi những cánh rừng nguyên sinh sừng sững trên những vách đá hướng ra biển, bởi những cánh chim hải âu chao liệng ngoài xa. Cảm giác đứng trên cao và hướng ra biển sẽ thật tuyệt lắm đó – như một chấm nhỏ vô hình nối không gian trời, đất và biển , hãy tới xem năm hồ lớn của Shiretoko , địa điểm này dễ đến nhất đấy vì chúng nằm ở phía tây của bờ biển, cuối con đường chính. Những khu hồ này được bảo tồn rất tốt nên khi đến đây, bạn đừng vứt rác, sẽ không đẹp đâu đó. Hơn thế nữa, năm hồ ở đây được liên kết theo hình vòng cung nên bạn sẽ chỉ mất gần một tiếng đồng hồ để ngắm cảnh và chụp ảnh.

Vườn quốc gia Shiretoko 2

Thác nước nóng Kamuiwakka, một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Nhật Bản hiện ra trước mắt. Vẻ đẹp của thác đã được người xưa cảm thụ và đặt tên nó là dòng sông của những vị thần đấy. Để đến được địa điểm ngắm thác, chúng ta cần phải bắt một chuyến xe buýt, chạy khoảng 40 phút từ trung tâm bán đảo Shiretoko.

Trên đường ra về, ý Ichi là trên đường Shiretoko vẫn còn một ẩn số nữa đang chờ mọi người khám phá đó. Lúc chúng ta đến đây thì trời lác đác mây nhưng giờ đã quang hơn rất nhiều, sẽ là điều kiện lý tưởng để ngắm dãy núi Rausu đấy nghen. Nếu ai hứng thú leo lên núi Rausu này thì hãy chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo đấy. Một chuyến đi đầy khó khăn sẽ chờ bạn chinh phục đó bởi để leo được tới đỉnh dãy núi này thì cần tới 4 – 6 tiếng đồng hồ, thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt.

Nhật Bản Today - Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán - Việt là Lưu Cầu quốc.

Vương Quốc Lưu Cầu 1

Địa danh Lưu Cầu khá quen thuộc với những ai yêu thích sử học, qua những văn kiện bang giao giữa Lưu Cầu quốc với Quảng Nam quốc (tức xứ Đàng Trong) dưới thời các chúa Nguyễn, hay qua tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư do cụ Phan Bội Châu viết vào năm 1903.

Vương quốc Lưu Cầu tồn tại trong các thế kỷ 15-19, được Trung Hoa hậu thuẫn nhờ có mối giao hảo với các triều Minh - Thanh. Năm 1609, lãnh chúa xứ Satsuma ở phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản đã tấn công Lưu Cầu và buộc vương quốc này phải triều cống. Năm 1872, Nhật Bản tuyên bố Lưu Cầu là thuộc địa của mình, đặt tên là Okinawa - han. Đến năm 1879, Lưu Cầu bị sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Nhật, trở thành một tỉnh của đế chế mặt trời mọc. Ngày nay Okinawa là thánh địa của ngành du lịch Nhật Bản với một quần thể di tích thành quách, lâu đài, mộ cổ phong phú và một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của biển.

Vương Quốc Lưu Cầu 2

Du khách đến Lưu Cầu chủ yếu qua cửa ngõ Đài Loan. Sau một giờ bay từ Đài Bắc, thành phố Naha xinh đẹp - thủ phủ của Okinawa, hiện ra dưới cánh máy bay. Là một đảo quốc nhỏ ở giữa hai đế chế hùng mạnh là Trung Hoa và Nhật Bản, lại bị các tiểu quốc lân bang đe dọa thường xuyên nên các triều đại cai trị Lưu Cầu (triều Tenson, triều Eiso và triều Sho) đã cho xây dựng nhiều pháo đài và thành lũy trên các ngọn núi quanh đảo, bố trí lực lượng đồn trú hùng hậu để bảo vệ vương quốc.

Các tòa thành Nakijin, Zakimi, Katsuren, Nakagusuku, Shuri... cùng với cổng đá Sonohyan-Utaki, lăng Tamaudun, vườn Shikinaen, di tích Seifa-Utaki... ở phía nam đảo Okinawa là những chứng tích sống động của thời kỳ hoàng kim và thịnh trị của vương quốc Lưu Cầu. Quần thể di tích kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng của vương quốc Lưu Cầu là thành cổ Nakijin Gusuku với hai vòng thành xếp bằng đá nhìn ra biển Đông, từng là cung điện hoàng gia của vương triều Sho. Trong khuôn viên vòng tường thành dài hơn 1.500m vẫn còn dấu vết của ba ngôi đền cổ, trong đó đền thờ Hỏa thần còn khá nguyên vẹn, là nơi cư dân địa phương vẫn thường xuyên đến hành lễ.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật di tích này trong nhiều năm trời, phát hiện tiền cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây; đồ gốm của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan và cả gốm Chu Đậu của Việt Nam (có niên đại từ thế kỷ 16). Dưới chân thành Nakijin Gusuku là một dãy hàng quán, bán nhiều thứ đặc sản của Okinawa, đặc biệt là món gusuku soba, nghĩa là món "mì ở di chỉ thành lũy", nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon.

Một điểm đến hấp dẫn khác là lâu đài Katsuren của Amawari Aji, vị lãnh chúa thứ mười đầy quyền uy của dòng họ Aji. Lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra vịnh Okinawa nên có thể kiểm soát toàn bộ vùng cảng Okinawa và thung lũng Naha. Cũng như Nakijin Gusuku, kiến trúc thành lũy bao quanh Katsuren chủ yếu làm bằng đá xếp, không vôi vữa nhưng rất bền vững, đủ sức chống chọi với phong ba bão táp và những đợt tấn công của kẻ thù từ bên ngoài.

Vương Quốc Lưu Cầu 3

Amawari Aji chủ trương phát triển thương mại hàng hải với các nước lân bang. Ông đã cử thương thuyền đến các nước Đông Nam Á hay đến vùng biển Hoàng Hải để giao thương. Vì thế nơi phế tích này các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều đồ gốm sứ cao cấp của các nước Đông Á và nhiều đồ vàng bạc, ngọc trai, mã não đến từ các nước Nam Á được Amawari Aji cho mua về dùng và trang trí trong lâu đài.

Du khách đến Okinawa còn tham quan những ngôi mộ cổ nằm cheo leo nơi vách núi cạnh các cảng biển. Người Lưu Cầu xưa chôn người chết trong những chiếc quách bằng đá ở sườn núi, ba năm sau cải táng chuyển hài cốt sang các hũ sành và đặt trong những chiếc quách mới làm bằng gỗ, cũng nằm cheo leo nơi vách núi. Ngày nay, nhiều người dân Okinawa còn giữ phong tục mai táng này nhưng người qua đời được chôn vĩnh viễn trong ngôi mộ bằng đá gắn vào vách núi.

Sau một ngày thăm thú các sử tích của vương quốc Lưu Cầu, du khách thường kết thúc hành trình tham quan trong một nhà hàng để thưởng thức các món ăn vùng biển đảo, đặc biệt là các món sashimi chế biến từ mực, ốc, cá; món đậu phụ lạnh ăn kèm với cá muối và món canh rong biển. Ở Okinawa có thứ rượu gạo awamori nặng đến 60 độ, được dân bản địa coi là một đặc sản đáng tự hào. Đến đây, nếu không cụng ly và dốc cạn những giọt awamori cuối cùng, du khách sẽ không phải là những người bạn đáng tin đối với người Okinawa. Thật đấy!

Nhật Bản Today - Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán - Việt là Lưu Cầu quốc.

Vương Quốc Lưu Cầu 1

Địa danh Lưu Cầu khá quen thuộc với những ai yêu thích sử học, qua những văn kiện bang giao giữa Lưu Cầu quốc với Quảng Nam quốc (tức xứ Đàng Trong) dưới thời các chúa Nguyễn, hay qua tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư do cụ Phan Bội Châu viết vào năm 1903.

Vương quốc Lưu Cầu tồn tại trong các thế kỷ 15-19, được Trung Hoa hậu thuẫn nhờ có mối giao hảo với các triều Minh - Thanh. Năm 1609, lãnh chúa xứ Satsuma ở phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản đã tấn công Lưu Cầu và buộc vương quốc này phải triều cống. Năm 1872, Nhật Bản tuyên bố Lưu Cầu là thuộc địa của mình, đặt tên là Okinawa - han. Đến năm 1879, Lưu Cầu bị sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Nhật, trở thành một tỉnh của đế chế mặt trời mọc. Ngày nay Okinawa là thánh địa của ngành du lịch Nhật Bản với một quần thể di tích thành quách, lâu đài, mộ cổ phong phú và một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của biển.

Vương Quốc Lưu Cầu 2

Du khách đến Lưu Cầu chủ yếu qua cửa ngõ Đài Loan. Sau một giờ bay từ Đài Bắc, thành phố Naha xinh đẹp - thủ phủ của Okinawa, hiện ra dưới cánh máy bay. Là một đảo quốc nhỏ ở giữa hai đế chế hùng mạnh là Trung Hoa và Nhật Bản, lại bị các tiểu quốc lân bang đe dọa thường xuyên nên các triều đại cai trị Lưu Cầu (triều Tenson, triều Eiso và triều Sho) đã cho xây dựng nhiều pháo đài và thành lũy trên các ngọn núi quanh đảo, bố trí lực lượng đồn trú hùng hậu để bảo vệ vương quốc.

Các tòa thành Nakijin, Zakimi, Katsuren, Nakagusuku, Shuri... cùng với cổng đá Sonohyan-Utaki, lăng Tamaudun, vườn Shikinaen, di tích Seifa-Utaki... ở phía nam đảo Okinawa là những chứng tích sống động của thời kỳ hoàng kim và thịnh trị của vương quốc Lưu Cầu. Quần thể di tích kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng của vương quốc Lưu Cầu là thành cổ Nakijin Gusuku với hai vòng thành xếp bằng đá nhìn ra biển Đông, từng là cung điện hoàng gia của vương triều Sho. Trong khuôn viên vòng tường thành dài hơn 1.500m vẫn còn dấu vết của ba ngôi đền cổ, trong đó đền thờ Hỏa thần còn khá nguyên vẹn, là nơi cư dân địa phương vẫn thường xuyên đến hành lễ.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật di tích này trong nhiều năm trời, phát hiện tiền cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây; đồ gốm của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan và cả gốm Chu Đậu của Việt Nam (có niên đại từ thế kỷ 16). Dưới chân thành Nakijin Gusuku là một dãy hàng quán, bán nhiều thứ đặc sản của Okinawa, đặc biệt là món gusuku soba, nghĩa là món "mì ở di chỉ thành lũy", nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon.

Một điểm đến hấp dẫn khác là lâu đài Katsuren của Amawari Aji, vị lãnh chúa thứ mười đầy quyền uy của dòng họ Aji. Lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra vịnh Okinawa nên có thể kiểm soát toàn bộ vùng cảng Okinawa và thung lũng Naha. Cũng như Nakijin Gusuku, kiến trúc thành lũy bao quanh Katsuren chủ yếu làm bằng đá xếp, không vôi vữa nhưng rất bền vững, đủ sức chống chọi với phong ba bão táp và những đợt tấn công của kẻ thù từ bên ngoài.

Vương Quốc Lưu Cầu 3

Amawari Aji chủ trương phát triển thương mại hàng hải với các nước lân bang. Ông đã cử thương thuyền đến các nước Đông Nam Á hay đến vùng biển Hoàng Hải để giao thương. Vì thế nơi phế tích này các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều đồ gốm sứ cao cấp của các nước Đông Á và nhiều đồ vàng bạc, ngọc trai, mã não đến từ các nước Nam Á được Amawari Aji cho mua về dùng và trang trí trong lâu đài.

Du khách đến Okinawa còn tham quan những ngôi mộ cổ nằm cheo leo nơi vách núi cạnh các cảng biển. Người Lưu Cầu xưa chôn người chết trong những chiếc quách bằng đá ở sườn núi, ba năm sau cải táng chuyển hài cốt sang các hũ sành và đặt trong những chiếc quách mới làm bằng gỗ, cũng nằm cheo leo nơi vách núi. Ngày nay, nhiều người dân Okinawa còn giữ phong tục mai táng này nhưng người qua đời được chôn vĩnh viễn trong ngôi mộ bằng đá gắn vào vách núi.

Sau một ngày thăm thú các sử tích của vương quốc Lưu Cầu, du khách thường kết thúc hành trình tham quan trong một nhà hàng để thưởng thức các món ăn vùng biển đảo, đặc biệt là các món sashimi chế biến từ mực, ốc, cá; món đậu phụ lạnh ăn kèm với cá muối và món canh rong biển. Ở Okinawa có thứ rượu gạo awamori nặng đến 60 độ, được dân bản địa coi là một đặc sản đáng tự hào. Đến đây, nếu không cụng ly và dốc cạn những giọt awamori cuối cùng, du khách sẽ không phải là những người bạn đáng tin đối với người Okinawa. Thật đấy!

Nhật Bản Today - Kiyomizu (Dòng nước trong lành) nằm trên khu vực đồi núi phía tây cố đô Kyoto. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của xứ sở hoa anh đào, được xây dựng vào năm 780. 
Đền Kiyomizu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1994 và đang được đề cử vào danh sách 7 di sản thế giới mới.
  
Kiyomizu - Nhật Bản 1
Tòa tháp 3 tầng.

Cánh tây của đền (Sai-mon) được xây dựng vào thập kỷ 1630.

Kiyomizu - Nhật Bản 3
Tượng trong chính điện.

Kiyomizu - Nhật Bản 4
Nơi thờ Phật tổ Như Lai.

Kiyomizu - Nhật Bản 5
Khu vườn phía tây nam đền.

Kiyomizu - Nhật Bản 6
Sớ cầu nguyện của Phật tử treo ở phía đông đền Kiyomizu.

Kiyomizu - Nhật Bản 7
Toàn cảnh chính điện.

Nhật Bản Today - Kiyomizu (Dòng nước trong lành) nằm trên khu vực đồi núi phía tây cố đô Kyoto. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của xứ sở hoa anh đào, được xây dựng vào năm 780. 
Đền Kiyomizu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1994 và đang được đề cử vào danh sách 7 di sản thế giới mới.
  
Kiyomizu - Nhật Bản 1
Tòa tháp 3 tầng.

Cánh tây của đền (Sai-mon) được xây dựng vào thập kỷ 1630.

Kiyomizu - Nhật Bản 3
Tượng trong chính điện.

Kiyomizu - Nhật Bản 4
Nơi thờ Phật tổ Như Lai.

Kiyomizu - Nhật Bản 5
Khu vườn phía tây nam đền.

Kiyomizu - Nhật Bản 6
Sớ cầu nguyện của Phật tử treo ở phía đông đền Kiyomizu.

Kiyomizu - Nhật Bản 7
Toàn cảnh chính điện.