Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Thường được gọi là Mái vòm nguyên từ, ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên "Little Boy" được máy bay "Enola Gay" của Không lực Hoa Kỳ thả xuống thành phố ngày, ngay sát khu vực mái vòm, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là mái vòm này vẫn đứng vững. Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh , mái vòm đã được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố như một lời nhắc nhở trực quan nhất cho những hậu quả khủng khiếp mà bom nguyên tử để lại.


Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 1

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với Sảnh tưởng nịêm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima).

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8:15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom "Little Boy", nặng 9.700 pound chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khácÐài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài đơn giản nhưng ấn tượng. Một vòm như hình chữ "V" ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 2

 Một địa điểm nữa mà mọi Đoàn khách đều muốn thăm viếng là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn. Trước ngày bị giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima

 Có thể nói, bảo tàng Công viên Hòa bình Quốc tế là một bảo tàng điển hình trong việc khơi dậy những cảm xúc tuyên truyền về hậu quả tàn khốc, phản đối vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người, kêu gọi xây dựng một thế giới hòa bình

1 nhận xét: