Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Một cụ ông người Nhật Bản lên tới đỉnh Everest và trở thành người cao tuổi nhất chinh phục ngọn núi này.

Cụ ông 80 tuổi lên đỉnh Everest
Ông Miura trên đỉnh Everest hồi năm 2008 ở tuổi 75. Ảnh:Miura Dolphins.

Ông Yuichiro Miura, 80 tuổi, chạm đỉnh Everest vào 9h05' sáng qua (giờ địa phương). Trước đó, ông Miura từng 2 lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới vào năm 70 tuổi và 75 tuổi.

AP dẫn lời ông Miura, chia sẻ cảm nghĩ sau khi hoàn thành chặng leo núi: "Tôi đã làm được. Tôi không bao giờ tưởng tưởng rằng tôi có thể lên tới đỉnh Everest ở tuổi 80. Cảm giác này rất tuyệt vời mặc dù sau đó tôi hoàn toàn kiệt sức".

Một nhân viên của Trại Everest (cơ sở phục vụ các nhà leo núi) đã xác nhận ông Miura là người cao tuổi nhất chinh phục đỉnh núi Everest.

Trước đó, ông Min Bahadur Sherchan của Nepal đã lập kỷ lục leo núi vào năm 2008 ở tuổi 76. Mặc dù gặp vấn đề về đường tiêu hóa cách đây vài ngày, ông Sherchan, hiện 81 tuổi, cho biết ông đã "sẵn sàng bắt đầu thử thách mới" và đang chuẩn bị để thực hiện chặng leo núi vào tuần tới. Tuy nhiên, đội leo núi của Sherchan đang gặp khó khăn về tài chính bởi họ không được viện trợ từ chính phủ Nepal.

Trên trang web cá nhân của mình, ông Miura giải thích về những nỗ lực giúp ông lập kỷ lục. Ông viết: "Đó là thách thức cuối đời với tôi và cũng là để tôn vinh người mẹ thiên nhiên. Không còn gì hạnh phúc hơn khi tôi có thể chinh phục đỉnh Everest vào năm 80 tuổi".

Con gái ông Miura cho biết, ông vẫn quyết định leo núi dù vừa trải qua ca phẫu thuật tim hồi tháng 1 do nhịp tim không đều, cũng là lần phẫu thuật tim thứ 4 của ông kể từ năm 2007. Ngoài ra, ông còn bị vỡ xương chậu và chấn thương xương đùi trong một tai nạn trượt tuyết hồi năm 2009.

Khi còn trẻ, Miura là một vận động viên trượt tuyết nổi tiếng vì những pha trượt với tốc độ mạo hiểm. Năm 1970, ông đoạt giải "Người đàn ông trượt tuyết trên núi Everest". Miura cũng từng trượt tuyết trên núi Phú Sĩ của Nhật Bản.

Ông Yuichiro Miura thực hiện lần leo núi Everest đầu tiên vào năm 70 tuổi và tiếp tục chinh phục thành công ngọn núi này vào năm 75 tuổi. Sau đó, ông quyết định chạm đỉnh Everest một lần nữa ở tuổi 80.

Nhật Bản Today - Một cụ ông người Nhật Bản lên tới đỉnh Everest và trở thành người cao tuổi nhất chinh phục ngọn núi này.

Cụ ông 80 tuổi lên đỉnh Everest
Ông Miura trên đỉnh Everest hồi năm 2008 ở tuổi 75. Ảnh:Miura Dolphins.

Ông Yuichiro Miura, 80 tuổi, chạm đỉnh Everest vào 9h05' sáng qua (giờ địa phương). Trước đó, ông Miura từng 2 lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới vào năm 70 tuổi và 75 tuổi.

AP dẫn lời ông Miura, chia sẻ cảm nghĩ sau khi hoàn thành chặng leo núi: "Tôi đã làm được. Tôi không bao giờ tưởng tưởng rằng tôi có thể lên tới đỉnh Everest ở tuổi 80. Cảm giác này rất tuyệt vời mặc dù sau đó tôi hoàn toàn kiệt sức".

Một nhân viên của Trại Everest (cơ sở phục vụ các nhà leo núi) đã xác nhận ông Miura là người cao tuổi nhất chinh phục đỉnh núi Everest.

Trước đó, ông Min Bahadur Sherchan của Nepal đã lập kỷ lục leo núi vào năm 2008 ở tuổi 76. Mặc dù gặp vấn đề về đường tiêu hóa cách đây vài ngày, ông Sherchan, hiện 81 tuổi, cho biết ông đã "sẵn sàng bắt đầu thử thách mới" và đang chuẩn bị để thực hiện chặng leo núi vào tuần tới. Tuy nhiên, đội leo núi của Sherchan đang gặp khó khăn về tài chính bởi họ không được viện trợ từ chính phủ Nepal.

Trên trang web cá nhân của mình, ông Miura giải thích về những nỗ lực giúp ông lập kỷ lục. Ông viết: "Đó là thách thức cuối đời với tôi và cũng là để tôn vinh người mẹ thiên nhiên. Không còn gì hạnh phúc hơn khi tôi có thể chinh phục đỉnh Everest vào năm 80 tuổi".

Con gái ông Miura cho biết, ông vẫn quyết định leo núi dù vừa trải qua ca phẫu thuật tim hồi tháng 1 do nhịp tim không đều, cũng là lần phẫu thuật tim thứ 4 của ông kể từ năm 2007. Ngoài ra, ông còn bị vỡ xương chậu và chấn thương xương đùi trong một tai nạn trượt tuyết hồi năm 2009.

Khi còn trẻ, Miura là một vận động viên trượt tuyết nổi tiếng vì những pha trượt với tốc độ mạo hiểm. Năm 1970, ông đoạt giải "Người đàn ông trượt tuyết trên núi Everest". Miura cũng từng trượt tuyết trên núi Phú Sĩ của Nhật Bản.

Ông Yuichiro Miura thực hiện lần leo núi Everest đầu tiên vào năm 70 tuổi và tiếp tục chinh phục thành công ngọn núi này vào năm 75 tuổi. Sau đó, ông quyết định chạm đỉnh Everest một lần nữa ở tuổi 80.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Du học tại Nhật Bản ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của đất nước Phù Tang này. Dưới đây là những ngành học được nhiều du học sinh chọn lựa, bởi ''đầu vào'' hay ''đầu ra'' đều thuận lợi ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.
Ngành Y tế - Chăm sóc người già đang "hút"
Hẳn bạn không quá ngạc nhiên với việc tuổi thọ người Nhật thuộc top cao nhất thế giới đúng không? Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi theo cùng với nhịp sống hiện đại, thanh niên Nhật Bản thường ngại lập gia đình và ngại sinh con.
Dân số ngày càng già đi, kéo theo lực lượng trong độ tuổi lao động trong nước ngày một khan hiếm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc những người cao tuổi đã về hưu luôn là một vấn đề nan giải khi thiếu hụt nguồn lực lao động.
Bởi vậy, các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già. Nhận thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký theo học các chuyên khoa y, điều dưỡng. Và tất nhiên, khi học xong thì cơ hội ở lại Nhật hành nghề luôn rộng mở với các bạn cùng mức lương không hề ít ỏi chút nào đâu nhé.
Người già ở Nhật Bản thường không chịu được tiết trời lạnh lẽo mỗi khi vào đông nên vào thời điểm này, du lịch đến suối nước nóng nghỉ dưỡng tại những đất nước nhiệt đới là sự lựa chọn khả thi nhất. Việt Nam cũng nằm trong “tầm ngắm” bởi khí hậu ôn hòa, ấm áp. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam nhưng tại nước mình có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Nếu bạn muốn làm việc tại quê nhà thì sao có thể bỏ lỡ cơ hội này?
Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn đi du học Nhật Bản, làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 1
Ngành y tế đang rất hot với du học sinh Nhật Bản
Điện tử, điện lạnh dành cho các chàng trai mê công nghệ
Nhật Bản là một trong những nước tiên phong đổi mới phát triển trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Ngành học này cũng là một thế mạnh đào tạo tại các trường ở xứ sở hoa anh đào. Bởi vậy, khi học xong bạn có thể tìm kiếm một công việc ngay tại Nhật hoặc làm việc cho những công ty Nhật tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào thị trường “màu mỡ” ở Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại nước mình. Đây là cơ hội đáng giá cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương “khủng”. Ngành Điện tử, điện lạnh đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là hot nhất trong những năm trước.
Công nghệ sinh học, ngành kiếm tiền bạc tỉ
Ngành công nghệ sinh học nước ta đang trên từng bước phát triển, trong khi Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển từ trước đó. Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Hiện nay Nhật Bản muốn tiến xa hơn trong các ngành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền,… với việc thành lập thêm nhiều viện nghiên cứu cùng các hội đồng chiến lược.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 2
Ngành công nghệ sinh học đang có đầu ra rất rộng mở tại Nhật Bản
Từ đó có thể thấy cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học. Và vì thế cơ hội việc làm trong ngành công nghệ sinh học rất rộng mở cho các du học sinh, dù có về nước hay không.
Công nghệ thông tin, ngành hàng đầu của Nhật
Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Nhật cũng nổi danh về những đầu tư cho công nghệ thông tin với việc bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học trong nước.
Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong đời sống người Nhật, từ công việc cho đến giải trí, bởi vậy ngành này rất được chú trọng đầu tư và phát triển.
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ thông tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 3
Ngành công nghệ thông tin chiếm vai trò quan trọng tại Nhật Bản
Muốn trở thành nhà quản lý kinh tế giỏi, hãy học tập Nhật Bản!
Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô... Người Nhật cũng nổi tiếng thế giới với việc đào tạo ra những nhà quản lý kinh tế, hoạch định chính sách tài giỏi. Bởi vậy ngành kinh tế, quản lý nằm trong top những ngành được săn đón tại nước Phù Tang.
Khi theo học tại đây, không những bạn được học những kiến thức chuyên ngành mà còn được rèn dũa những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua tác phong làm việc của người Nhật Bản: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…
Bạn đã chọn cho mình ngành phù hợp để du học Nhật Bản chưa? Nếu rồi thì còn chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch thật hoành tráng cho việc học hỏi và trải nghiệm tại đất nước xinh đẹp này!

Nhật Bản Today - Du học tại Nhật Bản ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của đất nước Phù Tang này. Dưới đây là những ngành học được nhiều du học sinh chọn lựa, bởi ''đầu vào'' hay ''đầu ra'' đều thuận lợi ở cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.
Ngành Y tế - Chăm sóc người già đang "hút"
Hẳn bạn không quá ngạc nhiên với việc tuổi thọ người Nhật thuộc top cao nhất thế giới đúng không? Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, 1/5 dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên, và con số này được dự báo là tiếp tục tăng mạnh khi theo cùng với nhịp sống hiện đại, thanh niên Nhật Bản thường ngại lập gia đình và ngại sinh con.
Dân số ngày càng già đi, kéo theo lực lượng trong độ tuổi lao động trong nước ngày một khan hiếm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc những người cao tuổi đã về hưu luôn là một vấn đề nan giải khi thiếu hụt nguồn lực lao động.
Bởi vậy, các nguồn lao động nước ngoài luôn được chào đón tại Nhật Bản, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người già. Nhận thấy được thị trường tiềm năng này, không ít các bạn trẻ Việt Nam đã đăng ký theo học các chuyên khoa y, điều dưỡng. Và tất nhiên, khi học xong thì cơ hội ở lại Nhật hành nghề luôn rộng mở với các bạn cùng mức lương không hề ít ỏi chút nào đâu nhé.
Người già ở Nhật Bản thường không chịu được tiết trời lạnh lẽo mỗi khi vào đông nên vào thời điểm này, du lịch đến suối nước nóng nghỉ dưỡng tại những đất nước nhiệt đới là sự lựa chọn khả thi nhất. Việt Nam cũng nằm trong “tầm ngắm” bởi khí hậu ôn hòa, ấm áp. Trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ xây thêm nhiều viện dưỡng lão tại Việt Nam nhưng tại nước mình có rất ít y tá, bác sĩ có thể nói được tiếng Nhật. Nếu bạn muốn làm việc tại quê nhà thì sao có thể bỏ lỡ cơ hội này?
Do đó, đây thực sự là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ Việt Nam khi muốn đi du học Nhật Bản, làm việc tại Nhật, hoặc làm việc tại các bệnh viện Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 1
Ngành y tế đang rất hot với du học sinh Nhật Bản
Điện tử, điện lạnh dành cho các chàng trai mê công nghệ
Nhật Bản là một trong những nước tiên phong đổi mới phát triển trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Ngành học này cũng là một thế mạnh đào tạo tại các trường ở xứ sở hoa anh đào. Bởi vậy, khi học xong bạn có thể tìm kiếm một công việc ngay tại Nhật hoặc làm việc cho những công ty Nhật tại Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản nhờ đội ngũ lao động có tay nghề , chi phí nhân công rẻ, chỉ bằng một nửa so với lao động Trung Quốc, và tiềm lực tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, điện tử đang tăng mạnh tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản như Nidec Corp, Nitto Denko Corp, Toko Inc… đã đầu tư vào thị trường “màu mỡ” ở Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
Từ đó, các ngành công nghiệp phụ trợ, khai thác, chế tạo máy, lắp ráp, tự động hóa cũng đang ngày được mở rộng và phát triển tại nước mình. Đây là cơ hội đáng giá cho những du học sinh đi học tại Nhật Bản về, có vốn tiếng Nhật tốt, và có chuyên môn về điện tử, điện lạnh làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương “khủng”. Ngành Điện tử, điện lạnh đang dần thay thế vị trí của các ngành học kinh tế, khách sạn, du lịch, vốn được coi là hot nhất trong những năm trước.
Công nghệ sinh học, ngành kiếm tiền bạc tỉ
Ngành công nghệ sinh học nước ta đang trên từng bước phát triển, trong khi Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển từ trước đó. Các ngành công nghệ sinh học cũ như lên men, sản xuất enzyme, chất phụ gia sản phẩm và thực phẩm lên men đóng một vai cực kỳ quan trọng trong công nghiệp Nhật Bản trong suốt thế kỷ qua. Hiện nay Nhật Bản muốn tiến xa hơn trong các ngành công nghệ sinh học mới như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, kỹ thuật di truyền,… với việc thành lập thêm nhiều viện nghiên cứu cùng các hội đồng chiến lược.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 2
Ngành công nghệ sinh học đang có đầu ra rất rộng mở tại Nhật Bản
Từ đó có thể thấy cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều đang cần nhiều kĩ sư nghiên cứu về công nghệ sinh học. Và vì thế cơ hội việc làm trong ngành công nghệ sinh học rất rộng mở cho các du học sinh, dù có về nước hay không.
Công nghệ thông tin, ngành hàng đầu của Nhật
Nhật Bản vốn nổi tiếng là cường quốc về công nghệ thông tin, với nhiều sáng tạo về công nghệ, phần mềm tiện ích, và sản xuất máy vi tính. Nhật cũng nổi danh về những đầu tư cho công nghệ thông tin với việc bỏ ra hơn 300 triệu USD để đầu tư cho việc phổ cập tin học tại các trường học trong nước.
Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong đời sống người Nhật, từ công việc cho đến giải trí, bởi vậy ngành này rất được chú trọng đầu tư và phát triển.
Nước này cũng là nơi có nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin, được đánh giá là có chất lượng tốt. Do đó mà nhiều học sinh lựa chọn công nghệ thông tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai.
Những ngành học hot nhất với du học sinh Nhật Bản 3
Ngành công nghệ thông tin chiếm vai trò quan trọng tại Nhật Bản
Muốn trở thành nhà quản lý kinh tế giỏi, hãy học tập Nhật Bản!
Xứ sở hoa anh đào được coi là cái nôi của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn nhỏ về điện tử, sản xuất ô tô... Người Nhật cũng nổi tiếng thế giới với việc đào tạo ra những nhà quản lý kinh tế, hoạch định chính sách tài giỏi. Bởi vậy ngành kinh tế, quản lý nằm trong top những ngành được săn đón tại nước Phù Tang.
Khi theo học tại đây, không những bạn được học những kiến thức chuyên ngành mà còn được rèn dũa những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua tác phong làm việc của người Nhật Bản: thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo các ý tưởng, làm việc đúng giờ, nghiêm túc trong công việc…
Bạn đã chọn cho mình ngành phù hợp để du học Nhật Bản chưa? Nếu rồi thì còn chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch thật hoành tráng cho việc học hỏi và trải nghiệm tại đất nước xinh đẹp này!

Nhật Bản Today - Nhật đang có những bước đi cụ thể không chỉ đơn giản là giúp Myanmar phát triển kinh tế, Nhật còn muốn lôi kéo Myanmar về phía mình trong mục tiêu hạn chế sức mạnh Trung Quốc.


Trong một động thái nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với tiến trình cải cách đang diễn ra ở Myanmar, ngày 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm Myanmar đã cam kết viện trợ mới 91 tỷ yen đồng thời xóa toàn bộ số nợ khoảng 190 tỷ yên cho Myanmar.

Nhật dùng tiền '’tách’' Myanmar khỏi Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm chính thức tới Myanmar.


Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Myanmar Thein Sein tại Yangon nêu rõ, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "đặt nền tảng mới cho quan hệ hữu nghị song phương" bằng cách thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh cũng như trong các hoạt động trao đổi về con người và văn hóa.

Tuyên bố còn cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Myanmar khoản vay mới trị giá 51 tỷ yên nhằm giúp nước này phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với khoản viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 40 tỷ yên trong năm tài chính 2013.

Về hợp tác chính trị và an ninh song phương, cả hai nhà lãnh đạo đã quyết định tăng cường đối thoại về các vấn đề an ninh và khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa giới chức quốc phòng hai nước.

Trước đó, hồi tháng 3, lần đầu tiên trong 26 năm qua, Tokyo thông báo sẽ dành cho Myanmar những khoản vay chủ yếu bằng đồng yen.

Hôm 13/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thông báo về cuộc diễn tập hàng hải biển xa do sĩ quan phòng vệ trên biển trẻ của Nhật Bản chỉ huy sẽ diễn ra trong tháng 5/2013.

“Hạm đội huấn luyện” thực hiện nhiệm vụ hoạt động biển xa lần này sẽ chạy vòng quanh Trái đất, và sẽ cập cảng ở Myanmar. Đây sẽ là lần đầu tiên tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cập cảng ở Myanmar.

Myanmar được đánh giá là đồng minh trung thành nhất và cũng là nước đại diện cho lợi ích của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Trung Quốc không chỉ có số lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar, mà còn xây dựng tuyến đường ống vận chuyển dầu khí chiến lược chạy qua Myanmar nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào tuyến đường vận chuyển qua Eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát.

Các nhà phân tích cho rằng, đối với Trung Quốc, Myanmar không chỉ mang ý nghĩa kinh tế quan trọng mà còn mang giá trị chính trị không thể đo đếm. Sự hiện diện của tàu chiến Nhật Bản tại Myanmar có thể là điều mà Trung Quốc không muốn thấy.

Không chỉ hợp tác với Nhật, Myanmar còn mở cửa và thân phương Tây hơn, khi mới đây Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có công vũ gì bắc biệt tới Mỹ, và kêu gọi Mỹ giúp Myanmar mở cửa thị trường bất động sản..

Nhật Bản Today - Nhật đang có những bước đi cụ thể không chỉ đơn giản là giúp Myanmar phát triển kinh tế, Nhật còn muốn lôi kéo Myanmar về phía mình trong mục tiêu hạn chế sức mạnh Trung Quốc.


Trong một động thái nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với tiến trình cải cách đang diễn ra ở Myanmar, ngày 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang ở thăm Myanmar đã cam kết viện trợ mới 91 tỷ yen đồng thời xóa toàn bộ số nợ khoảng 190 tỷ yên cho Myanmar.

Nhật dùng tiền '’tách’' Myanmar khỏi Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm chính thức tới Myanmar.


Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Myanmar Thein Sein tại Yangon nêu rõ, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "đặt nền tảng mới cho quan hệ hữu nghị song phương" bằng cách thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh cũng như trong các hoạt động trao đổi về con người và văn hóa.

Tuyên bố còn cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Myanmar khoản vay mới trị giá 51 tỷ yên nhằm giúp nước này phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với khoản viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 40 tỷ yên trong năm tài chính 2013.

Về hợp tác chính trị và an ninh song phương, cả hai nhà lãnh đạo đã quyết định tăng cường đối thoại về các vấn đề an ninh và khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa giới chức quốc phòng hai nước.

Trước đó, hồi tháng 3, lần đầu tiên trong 26 năm qua, Tokyo thông báo sẽ dành cho Myanmar những khoản vay chủ yếu bằng đồng yen.

Hôm 13/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng thông báo về cuộc diễn tập hàng hải biển xa do sĩ quan phòng vệ trên biển trẻ của Nhật Bản chỉ huy sẽ diễn ra trong tháng 5/2013.

“Hạm đội huấn luyện” thực hiện nhiệm vụ hoạt động biển xa lần này sẽ chạy vòng quanh Trái đất, và sẽ cập cảng ở Myanmar. Đây sẽ là lần đầu tiên tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cập cảng ở Myanmar.

Myanmar được đánh giá là đồng minh trung thành nhất và cũng là nước đại diện cho lợi ích của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Trung Quốc không chỉ có số lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar, mà còn xây dựng tuyến đường ống vận chuyển dầu khí chiến lược chạy qua Myanmar nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào tuyến đường vận chuyển qua Eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát.

Các nhà phân tích cho rằng, đối với Trung Quốc, Myanmar không chỉ mang ý nghĩa kinh tế quan trọng mà còn mang giá trị chính trị không thể đo đếm. Sự hiện diện của tàu chiến Nhật Bản tại Myanmar có thể là điều mà Trung Quốc không muốn thấy.

Không chỉ hợp tác với Nhật, Myanmar còn mở cửa và thân phương Tây hơn, khi mới đây Tổng thống Myanmar Thein Sein đã có công vũ gì bắc biệt tới Mỹ, và kêu gọi Mỹ giúp Myanmar mở cửa thị trường bất động sản..

Nhật Bản Today - Kiềm chế bản thân, tế nhị, khiêm nhường và nhã nhặn...là những đức tính mà xưa nay người Nhật vẫn tôn trọng . Nói chung, việc bộc lộ thẳng tình cảm ra được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã lắm . Đặc biệt, người Nhật không thể hiện tình yêu trước mặt người khác.
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 1


Cách thể hiện bản thân

    * Người ta cho rằng khó có thể dò xét được tình cảm và suy nghĩ của người Nhật bởi cách cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài của họ . Nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấu hiểu được những tình cảm với sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từng cử chỉ giao thiệp .
    * Người Nhật thường kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận được những lời khen ngợi . Nhiều người khi được khen cũng không thể hiện niềm vui mà ngượng ngịu trả lời “đâu có được như thế” hay tỏ vẻ bối rối “đừng đùa như vậy nữa”.
    * Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như khi tặng quà, người Nhật thường nói “..chỉ là chút quà mọn của tôi..” . Người nước ngoài nghe được câu này thường rất ngạc nhiên . Thực ra, đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩn thận . Đó là sự nhã nhặn, khiêm tốn thật sự đúng cách của người Nhật .
    * Tuy nhiên, có sự khác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộ tình cảm của mình . Chính vì vậy nên ngày nay có thể nhìn thấy nhiều đôi thanh niên Nhật nắm tay hay khoát vai nhau trên đường phố.

Kính ngữ

    * Trong tiếng Nhật, kính ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp . Kính ngữ trong tiếng Nhật có ba lối nói : Lối nói lễ phép, lối nói kính trọng và lối nói khiêm nhường  tự nhún mình để thể hiện sự tôn trọng .
    * Chương trình giáo dục bắt buộc ở tiểu học và trung học có đưa vào nội dung giảng dạy quốc ngữ một số tiết học về kính ngữ nên thanh thiếu niên có sự hiểu biết nhất định, tuy nhiên,  chưa phải họ đã sử dụng được thành thục kính ngữ trong đời sống hàng ngày . Nhiều người lớn tuổi phàn nàn về thế hệ trẻ ngày nay sử dụng kính ngữ lung tung .
    * Thực tế, kính ngữ trong tiếng Nhật rất phức tạp . Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy thì phải dùng cách nói khiêm nhường .
    * Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp thì sẽ bị coi là thiếu giáo dục. Không hiểu biết lễ nghi, vì vậy có thê nói rằng kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu được đối với người Nhật .
    * Có những công ty đưa việc sử dụng kính ngữ cùng với cách ứng xử qua điện thoại, cách giao tiếp với khách vào trong chương trình giáo dục, đào tạo nhân viên mới .

  Chào hỏi đúng quy cách
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 2
Cách chào cơ bản nhất là 2 người đứng cách nhau một khoảng cách nhất định, cúi thấp đầu xuống bằng cách uốn gập phần trên của cơ thể. Góc độ cúi thấp đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trên dưới với người đối diện. Đối với phụ nữ thì nếu tay không cầm gì thì 2 tay chụm vào nhau ở vị trí phía trước cơ thể và cúi đầu chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì thường người Nhật đứng dậy và cúi người chào, nếu như nền nhà có trải nệm ngồi thì họ quỳ xuống, 2 bàn tay chạm nhẹ xuống đất và cúi gập người để chào hỏi. Cũng giống như người phương Tây khi bắt tay, người Nhật vừa cúi đầu chào nhau vừa trao đổi những câu chào hỏi xã giao.


Người Nhật có bắt tay không?
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 3
Tập tục bắt tay được truyền đến Nhật từ phương Tây. Vào thời điểm đó thì việc bắt tay với người nước ngoài là không hề đơn giản chút nào bởi vì họ quen với phong cách trào hỏi có tôn ti trật tự trên dưới tùy vào từng tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đó, trong xã hội phong kiến Nhật Bản thì người ta cấm nam nữ ngồi chung bàn hay trao đổi những câu nói thân mật xuồng xã, vì vậy việc bắt tay là khó có thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà đương nhiên trong thời kỳ đó việc bắt tay với phụ nữ như là một cách chào hỏi không được chấp nhận. Hiện nay thì những thương nhân Nhật Bản có dịp gặp gỡ thường xuyên với người phương Tây và họ bắt tay chào hỏi một cách rất thân mật. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày thì người Nhật không hay bắt tay mấy. 

Nhật Bản Today - Kiềm chế bản thân, tế nhị, khiêm nhường và nhã nhặn...là những đức tính mà xưa nay người Nhật vẫn tôn trọng . Nói chung, việc bộc lộ thẳng tình cảm ra được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử của người lớn và không được coi là thanh nhã lắm . Đặc biệt, người Nhật không thể hiện tình yêu trước mặt người khác.
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 1


Cách thể hiện bản thân

    * Người ta cho rằng khó có thể dò xét được tình cảm và suy nghĩ của người Nhật bởi cách cư xử kín đáo, ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài của họ . Nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấu hiểu được những tình cảm với sự khác nhau rất tinh tế chứa đựng trong từng cử chỉ giao thiệp .
    * Người Nhật thường kiềm chế bản thân, họ không dễ dàng sung sướng khi nhận được những lời khen ngợi . Nhiều người khi được khen cũng không thể hiện niềm vui mà ngượng ngịu trả lời “đâu có được như thế” hay tỏ vẻ bối rối “đừng đùa như vậy nữa”.
    * Về tính khiêm nhường, có thể ví dụ như khi tặng quà, người Nhật thường nói “..chỉ là chút quà mọn của tôi..” . Người nước ngoài nghe được câu này thường rất ngạc nhiên . Thực ra, đó là cách diễn đạt tế nhị dù quà tặng luôn được chọn hết sức cẩn thận . Đó là sự nhã nhặn, khiêm tốn thật sự đúng cách của người Nhật .
    * Tuy nhiên, có sự khác biệt trong suy nghĩ giữa các thế hệ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng nên bộc lộ tình cảm của mình . Chính vì vậy nên ngày nay có thể nhìn thấy nhiều đôi thanh niên Nhật nắm tay hay khoát vai nhau trên đường phố.

Kính ngữ

    * Trong tiếng Nhật, kính ngữ được sử dụng rất đa dạng và phức tạp . Kính ngữ trong tiếng Nhật có ba lối nói : Lối nói lễ phép, lối nói kính trọng và lối nói khiêm nhường  tự nhún mình để thể hiện sự tôn trọng .
    * Chương trình giáo dục bắt buộc ở tiểu học và trung học có đưa vào nội dung giảng dạy quốc ngữ một số tiết học về kính ngữ nên thanh thiếu niên có sự hiểu biết nhất định, tuy nhiên,  chưa phải họ đã sử dụng được thành thục kính ngữ trong đời sống hàng ngày . Nhiều người lớn tuổi phàn nàn về thế hệ trẻ ngày nay sử dụng kính ngữ lung tung .
    * Thực tế, kính ngữ trong tiếng Nhật rất phức tạp . Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng khi nói với người ngoài công ty về người ấy thì phải dùng cách nói khiêm nhường .
    * Nếu không biết dùng kính ngữ phù hợp với đối tượng mình giao tiếp thì sẽ bị coi là thiếu giáo dục. Không hiểu biết lễ nghi, vì vậy có thê nói rằng kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu được đối với người Nhật .
    * Có những công ty đưa việc sử dụng kính ngữ cùng với cách ứng xử qua điện thoại, cách giao tiếp với khách vào trong chương trình giáo dục, đào tạo nhân viên mới .

  Chào hỏi đúng quy cách
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 2
Cách chào cơ bản nhất là 2 người đứng cách nhau một khoảng cách nhất định, cúi thấp đầu xuống bằng cách uốn gập phần trên của cơ thể. Góc độ cúi thấp đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trên dưới với người đối diện. Đối với phụ nữ thì nếu tay không cầm gì thì 2 tay chụm vào nhau ở vị trí phía trước cơ thể và cúi đầu chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì thường người Nhật đứng dậy và cúi người chào, nếu như nền nhà có trải nệm ngồi thì họ quỳ xuống, 2 bàn tay chạm nhẹ xuống đất và cúi gập người để chào hỏi. Cũng giống như người phương Tây khi bắt tay, người Nhật vừa cúi đầu chào nhau vừa trao đổi những câu chào hỏi xã giao.


Người Nhật có bắt tay không?
Thói quen sinh hoạt thường ngày của người Nhật 3
Tập tục bắt tay được truyền đến Nhật từ phương Tây. Vào thời điểm đó thì việc bắt tay với người nước ngoài là không hề đơn giản chút nào bởi vì họ quen với phong cách trào hỏi có tôn ti trật tự trên dưới tùy vào từng tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đó, trong xã hội phong kiến Nhật Bản thì người ta cấm nam nữ ngồi chung bàn hay trao đổi những câu nói thân mật xuồng xã, vì vậy việc bắt tay là khó có thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà đương nhiên trong thời kỳ đó việc bắt tay với phụ nữ như là một cách chào hỏi không được chấp nhận. Hiện nay thì những thương nhân Nhật Bản có dịp gặp gỡ thường xuyên với người phương Tây và họ bắt tay chào hỏi một cách rất thân mật. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày thì người Nhật không hay bắt tay mấy. 

Nhật Bản Today - Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước.



Phong cách giao tiếp của người Nhật 1

Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.



Phong cách giao tiếp của người Nhật 2

Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.

Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.

Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. 

Nhật Bản Today - Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước.



Phong cách giao tiếp của người Nhật 1

Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.



Phong cách giao tiếp của người Nhật 2

Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.

Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.

Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật. 

Nhật Bản Today - Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.

Trà đạo Nhật Bản

Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.

Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.

Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.

Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.

Nhật Bản Today - Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.

Trà đạo Nhật Bản

Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.

Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.

Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.

Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Chương trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chương trình phái cử, nhưng thực chất là mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. 
Nói đây là ''đỉnh cao của xuất khẩu lao động'' thì cũng không sai nếu xét trên phương diện tổng thể bao gồm: khả năng đi của người lao động, số lượng thực tập sinh đi hàng năm, mức lương trung bình thực tập sinh nhận đươc, và thêm hai cái “đỉnh” nữa là: mức chi phí người lao động phải bỏ ra để có thể tham gia lao động tại Nhật Bản và thời gian từ lúc bắt đầu tham gia đến khi xuất cảnh.
Thực tập sinh kỹ năng đươc ra đời từ chương trình tu nghiệp sinh từ vài năm trước đây. Về cơ bản, nó đều là chương trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,… Thường thì các công ty phái cử là công ty sản xuất lớn, quy mô và có hợp tác với bên phía Nhật Bản.
Nhưng do Nhật Bản là đất nước có dân số già, nguồn lao động phổ thông thiếu trầm trọng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm nguồn lao động tốt từ nước ngoài. Phần lớn tu nghiệp sinh Nhật Bản đến từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 1
Được học tập văn hóa, phương pháp làm việc của con người Nhật Bản
+ Khả năng đi của người lao động tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản có thể nói là thấp nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông,…
+ Mức chi phí của thực tập sinh. Chi phí bao gồm rất nhiều khoản, thêm vào đó người lao động thường đi qua cò, họ phải trả cho cò khoản chi phí khá lớn, lên tới vài nghìn USD. Chi phí đi Nhật bao gồm cả tiền phí và tiền đặt cọc, các khoản này cũng phải đến cả chục ngàn USD.
+ Thời gian từ khi bắt đầu tham gia. Để thực tập sinh kỹ năng//tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể bay, mức thời gian trung bình lên tới 5-6 tháng là nhanh, chậm thì có thể 1-2 năm. Thực tập sinh phải học thật, thi thật với người Nhật, không phải cứ có tiền là đi được. Những đơn tuyển dụng do người Việt tuyển hộ thì thường bị hủy, gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, nhưng đơn tuyển dụng do người Nhật trực tiếp tuyển thì lại rất khắt khe
+ Tỷ lệ tham gia đi được: Trước kia, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 2-3 bạn có thể bay được. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ này được nâng lên khá cao, lên tới 7-8 người. Tỷ lệ này thấp do rất nhiều lý do, nhưng có 3 lý do chủ yếu:
                Bỏ cuộc giữa chừng do tiếng khó, thời gian đi lâu không theo được
                Chi phí phát sinh nhiều, chi phí đi cao, đặt cọc lớn
                Không được thi, thi đỗ thì đơn tuyển dụng bị hủy. Đây là lý do lớn nhất
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 2
Muốn đi Nhật: phải học thật, làm việc nghiêm túc
+ Xuất khẩu lao động sang Nhật là thị trường lớn nhất trong các nước tiên tiến mà Việt Nam hợp tác. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn do quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và Nhật bản (trước đây 90% thực tập sinh/tu nghiệp sinh là người Hoa) Cơ hội là rất lớn cho người lao động Việt Nam. Để làm tốt hơn thị trường này, bộ phận quản lý phải có cách ngăn chặn người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp Nhật có người lao động bỏ trốn thường dừng làm người lao động Việt Nam, điều này hạn chế nhiều cho các lớp lao động sau khi lớp trước xảy ra tình trạng này.
Ngoài ra, tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước được tạo điều kiện rất tốt khi hoàn lại xã hội. Họ được ưu tiên rất nhiều trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản. Họ có thể làm thêm nhiều lĩnh vực khác do tiếng Nhật rất tốt như các mảng du lịch, sư phạm, thương mại,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản xứng đáng là thị trường lao động tốt nhất hiện nay của lao động Việt Nam!

Nhật Bản Today - Chương trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chương trình phái cử, nhưng thực chất là mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. 
Nói đây là ''đỉnh cao của xuất khẩu lao động'' thì cũng không sai nếu xét trên phương diện tổng thể bao gồm: khả năng đi của người lao động, số lượng thực tập sinh đi hàng năm, mức lương trung bình thực tập sinh nhận đươc, và thêm hai cái “đỉnh” nữa là: mức chi phí người lao động phải bỏ ra để có thể tham gia lao động tại Nhật Bản và thời gian từ lúc bắt đầu tham gia đến khi xuất cảnh.
Thực tập sinh kỹ năng đươc ra đời từ chương trình tu nghiệp sinh từ vài năm trước đây. Về cơ bản, nó đều là chương trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,… Thường thì các công ty phái cử là công ty sản xuất lớn, quy mô và có hợp tác với bên phía Nhật Bản.
Nhưng do Nhật Bản là đất nước có dân số già, nguồn lao động phổ thông thiếu trầm trọng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm nguồn lao động tốt từ nước ngoài. Phần lớn tu nghiệp sinh Nhật Bản đến từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 1
Được học tập văn hóa, phương pháp làm việc của con người Nhật Bản
+ Khả năng đi của người lao động tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản có thể nói là thấp nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông,…
+ Mức chi phí của thực tập sinh. Chi phí bao gồm rất nhiều khoản, thêm vào đó người lao động thường đi qua cò, họ phải trả cho cò khoản chi phí khá lớn, lên tới vài nghìn USD. Chi phí đi Nhật bao gồm cả tiền phí và tiền đặt cọc, các khoản này cũng phải đến cả chục ngàn USD.
+ Thời gian từ khi bắt đầu tham gia. Để thực tập sinh kỹ năng//tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể bay, mức thời gian trung bình lên tới 5-6 tháng là nhanh, chậm thì có thể 1-2 năm. Thực tập sinh phải học thật, thi thật với người Nhật, không phải cứ có tiền là đi được. Những đơn tuyển dụng do người Việt tuyển hộ thì thường bị hủy, gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, nhưng đơn tuyển dụng do người Nhật trực tiếp tuyển thì lại rất khắt khe
+ Tỷ lệ tham gia đi được: Trước kia, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 2-3 bạn có thể bay được. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ này được nâng lên khá cao, lên tới 7-8 người. Tỷ lệ này thấp do rất nhiều lý do, nhưng có 3 lý do chủ yếu:
                Bỏ cuộc giữa chừng do tiếng khó, thời gian đi lâu không theo được
                Chi phí phát sinh nhiều, chi phí đi cao, đặt cọc lớn
                Không được thi, thi đỗ thì đơn tuyển dụng bị hủy. Đây là lý do lớn nhất
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động 2
Muốn đi Nhật: phải học thật, làm việc nghiêm túc
+ Xuất khẩu lao động sang Nhật là thị trường lớn nhất trong các nước tiên tiến mà Việt Nam hợp tác. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn do quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và Nhật bản (trước đây 90% thực tập sinh/tu nghiệp sinh là người Hoa) Cơ hội là rất lớn cho người lao động Việt Nam. Để làm tốt hơn thị trường này, bộ phận quản lý phải có cách ngăn chặn người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp Nhật có người lao động bỏ trốn thường dừng làm người lao động Việt Nam, điều này hạn chế nhiều cho các lớp lao động sau khi lớp trước xảy ra tình trạng này.
Ngoài ra, tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước được tạo điều kiện rất tốt khi hoàn lại xã hội. Họ được ưu tiên rất nhiều trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản. Họ có thể làm thêm nhiều lĩnh vực khác do tiếng Nhật rất tốt như các mảng du lịch, sư phạm, thương mại,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản xứng đáng là thị trường lao động tốt nhất hiện nay của lao động Việt Nam!

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Nhật bản là nước Châu Á đầu tiên du nhập văn hóa phương Tây vào ngay đầu năm 1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên Hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên mọi người Nhật từ lâu đã không đón không khí năm mới theo thời gian âm lịch như Việt Nam và Trung Quốc hay một số các nước Châu Á khác.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 1
Hatsumode
Tuy nhiên thì điều đáng nói ở đây là dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống của Nhật bản.
Một số các phong tục đón năm mới của người Nhật như:

1. Tiệc tiễn năm cũ
Thông thường thì người Nhật làm đến 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy được gọi là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ). Trên thực tế, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 2
Tiệc tiễn năm cũ của Nhật bản
Cuối năm là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa tiệc Bounenkai theo đó trở nên rất hoành tráng và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Lau rửa nhà cửa, trang trí đón năm mới
Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Cũng như vậy, vào ngày cuối cùng ở trường học trước khi nghỉ đông, học sinh cũng phải làm tổng vệ sinh (Oosouji) để trường sẵn sàng đón năm mới và hầu hết các công ty cũng dành ngày làm việc cuối năm để dọn dẹp. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới, sạch sẽ.
Sau khi dọn dẹp xong, người Nhật trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 3
Dọn dẹp nhà của đón năm mới tại Nhật bản
Ngoài ra, lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ, Kadomatsu có hình giống cái thang để vị thần của năm mới (thần Toshigami) xuống hạ giới đem may mắn đến cho nhà nhà, người người.
Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng vào địa phận nhà, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn, Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt. Hiện nay, nhiều gia đình thường không mang đến chùa mà tự đốt ngay tại nhà của mình.
3. Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn Toshikoshi-Soba.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 4
Ăn mỳ tất niên tại Nhật bản
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 5
Kouhaku Uta Gassen

Cùng lúc này, nhiều kênh truyền hình của Nhật phát các chương trình ca nhạc, hài kịch… Chương trình Kouhaku Uta Gassen (tạm dịch là “Đại nhạc hội tranh tài Hồng – Bạch”) được khởi xướng từ năm 1951 là một trong những chương trình truyền hình phát trên NHK được đón xem nhiều nhất ở Nhật. Chương trình này mời các ca sỹ, nhóm nhạc thuộc mọi thể loại nhạc nổi tiếng nhất trong năm tham gia.
Các nghệ sỹ được chia làm hai đội, nam ở đội Bạch, nữ ở đội Hồng, họ sẽ biểu diễn xen kẽ nhau để chiếm được trái tim khán giả trong suốt buổi tối. Khán giả và một ban hội thẩm mà thành viên thường là các nhân vật nổi tiếng trong năm ở các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc được yêu cầu bầu chọn để quyết định đội nào hát tốt hơn. Đội chiến thắng sẽ nhận được một chiếc cúp và lá cờ chiến thắng, chương trình thường kéo dài khoảng 5 tiếng, từ 7h30 đến 11h45.

Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện, ở khắp Nhật Bản, các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh như tiếng cồng.
Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 6
Hiện nay, rất nhiều ngôi chùa ở Nhật dành việc đánh chuông cho 108 người dân đến lễ chùa sớm nhất ở thời điểm đó. Được là một trong 108 người gióng lên hồi chuông báo hiệu sự chuyển giao là mong muốn của rất nhiều người Nhật vì đó là dấu hiệu may mắn đầu tiên ngay trước thềm năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 7
Đi lễ chùa vào năm mới tại Nhật bản
Sau khi lễ chùa, cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, trước khi về, người ta thường rút quẻ (Omikuji). Nội dung của quẻ dù là lành hay hung đều có lời khuyên hay bài học.
Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Đối với các gia đình hay cá nhân không đi lễ chùa vào đúng thời điểm giao thừa thì họ có thể đi thăm đền chùa vào những ngày tiếp theo trong dịp Tết, chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy gọi là Hatsumode.

4. Lễ đón mừng năm mới
Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm, ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 8
Osechi
Một đồ ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi, một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy.
Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 9
Gửi thiếp chúc mừng năm mới cho bạn bè, người quen… là phong tục ai cũng làm ở Nhật và Nengajou giống như bưu thiếp và có số ở trên. Đầu năm mới, nhà nước quay xổ số và những ai nhận được nhiều Nengajou thì có cơ may trúng thưởng nhiều hơn. Bưu điện Nhật thường quy định ngày gửi Nengajou, những Nengajou bỏ đúng thời gian quy định sẽ được chuyển đến người nhận đúng ngày 1/1 bất kể người đó ở nơi nào trên nước Nhật.
Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng.

5. Bán hàng giá rẻ nhân dịp đầu năm
Sau ngày mùng 1 Tết, sang ngày 2/1, rất nhiều các siêu thị và cửa hàng bách hóa trên khắp nước Nhật mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được. Đó cũng là một tập quán ngày Tết của Nhật.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 10

6. Tục lệ ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày
Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.
Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 11

7. Lễ thành nhân
Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 12

Nhật Bản Today - Nhật bản là nước Châu Á đầu tiên du nhập văn hóa phương Tây vào ngay đầu năm 1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên Hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên mọi người Nhật từ lâu đã không đón không khí năm mới theo thời gian âm lịch như Việt Nam và Trung Quốc hay một số các nước Châu Á khác.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 1
Hatsumode
Tuy nhiên thì điều đáng nói ở đây là dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống của Nhật bản.
Một số các phong tục đón năm mới của người Nhật như:

1. Tiệc tiễn năm cũ
Thông thường thì người Nhật làm đến 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy được gọi là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ). Trên thực tế, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 2
Tiệc tiễn năm cũ của Nhật bản
Cuối năm là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa tiệc Bounenkai theo đó trở nên rất hoành tráng và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Lau rửa nhà cửa, trang trí đón năm mới
Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Cũng như vậy, vào ngày cuối cùng ở trường học trước khi nghỉ đông, học sinh cũng phải làm tổng vệ sinh (Oosouji) để trường sẵn sàng đón năm mới và hầu hết các công ty cũng dành ngày làm việc cuối năm để dọn dẹp. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới, sạch sẽ.
Sau khi dọn dẹp xong, người Nhật trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 3
Dọn dẹp nhà của đón năm mới tại Nhật bản
Ngoài ra, lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ, Kadomatsu có hình giống cái thang để vị thần của năm mới (thần Toshigami) xuống hạ giới đem may mắn đến cho nhà nhà, người người.
Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng vào địa phận nhà, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.
Ngày nay, người ta không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn, Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt như hình thức hóa vàng của người Việt. Hiện nay, nhiều gia đình thường không mang đến chùa mà tự đốt ngay tại nhà của mình.
3. Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn Toshikoshi-Soba.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 4
Ăn mỳ tất niên tại Nhật bản
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 5
Kouhaku Uta Gassen

Cùng lúc này, nhiều kênh truyền hình của Nhật phát các chương trình ca nhạc, hài kịch… Chương trình Kouhaku Uta Gassen (tạm dịch là “Đại nhạc hội tranh tài Hồng – Bạch”) được khởi xướng từ năm 1951 là một trong những chương trình truyền hình phát trên NHK được đón xem nhiều nhất ở Nhật. Chương trình này mời các ca sỹ, nhóm nhạc thuộc mọi thể loại nhạc nổi tiếng nhất trong năm tham gia.
Các nghệ sỹ được chia làm hai đội, nam ở đội Bạch, nữ ở đội Hồng, họ sẽ biểu diễn xen kẽ nhau để chiếm được trái tim khán giả trong suốt buổi tối. Khán giả và một ban hội thẩm mà thành viên thường là các nhân vật nổi tiếng trong năm ở các lĩnh vực khác ngoài âm nhạc được yêu cầu bầu chọn để quyết định đội nào hát tốt hơn. Đội chiến thắng sẽ nhận được một chiếc cúp và lá cờ chiến thắng, chương trình thường kéo dài khoảng 5 tiếng, từ 7h30 đến 11h45.

Kết thúc bữa cơm tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các đền điện hay chùa chiền gần nhà để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện, ở khắp Nhật Bản, các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh như tiếng cồng.
Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật. Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 6
Hiện nay, rất nhiều ngôi chùa ở Nhật dành việc đánh chuông cho 108 người dân đến lễ chùa sớm nhất ở thời điểm đó. Được là một trong 108 người gióng lên hồi chuông báo hiệu sự chuyển giao là mong muốn của rất nhiều người Nhật vì đó là dấu hiệu may mắn đầu tiên ngay trước thềm năm mới.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 7
Đi lễ chùa vào năm mới tại Nhật bản
Sau khi lễ chùa, cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, trước khi về, người ta thường rút quẻ (Omikuji). Nội dung của quẻ dù là lành hay hung đều có lời khuyên hay bài học.
Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Đối với các gia đình hay cá nhân không đi lễ chùa vào đúng thời điểm giao thừa thì họ có thể đi thăm đền chùa vào những ngày tiếp theo trong dịp Tết, chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy gọi là Hatsumode.

4. Lễ đón mừng năm mới
Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm, ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 8
Osechi
Một đồ ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi, một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy.
Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 9
Gửi thiếp chúc mừng năm mới cho bạn bè, người quen… là phong tục ai cũng làm ở Nhật và Nengajou giống như bưu thiếp và có số ở trên. Đầu năm mới, nhà nước quay xổ số và những ai nhận được nhiều Nengajou thì có cơ may trúng thưởng nhiều hơn. Bưu điện Nhật thường quy định ngày gửi Nengajou, những Nengajou bỏ đúng thời gian quy định sẽ được chuyển đến người nhận đúng ngày 1/1 bất kể người đó ở nơi nào trên nước Nhật.
Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng.

5. Bán hàng giá rẻ nhân dịp đầu năm
Sau ngày mùng 1 Tết, sang ngày 2/1, rất nhiều các siêu thị và cửa hàng bách hóa trên khắp nước Nhật mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được. Đó cũng là một tập quán ngày Tết của Nhật.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 10

6. Tục lệ ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày
Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.
Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 11

7. Lễ thành nhân
Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.
Phong tục đón năm mới của Nhật bản 12

Nhật Bản Today - Ra đời từ năm 1894, Maruishi là một trong những nhà sản xuất xe đạp đầu tiên của xứ sở mặt trời. Vững mạnh qua hơn một thế kỷ, những chiếc xe đạp Maruishi vẫn hàng ngày lăn bánh trên những con đường không chỉ ở đảo quốc Phù Tang mà còn trên khắp thế giới.
Sáng tạo là sức mạnh truyền thống
Maruishi là cái tên quen thuộc với những tay chơi xe đạp sành sỏi. Cảng biển lớn nhất Nhật Bản Yokohama là nơi sản sinh ra hãng xe đạp danh tiếng này. Ít người biết rằng, chính Maruishi là hãng đầu tiên giới thiệu chiếc xe đạp 'mama' vào năm 1987 - tiền thân của chiếc xe mà dân gian vẫn quen gọi là 'xe đạp mini'. Những năm 1980 tại Nhật Bản, các bậc cha mẹ thường phải gắn thêm một chiếc ghế phụ lên gióng xe để chở con cái. Do xe đạp lúc này hầu hết là loại gióng ngang nên tải trọng gia tăng làm chiếc xe mất cân bằng.

Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản. 1

Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 2
Sáng kiến của Maruishi đã giải quyết rốt ráo vấn đề bằng cách gắn ghế phụ hoặc một chiếc giỏ trên ghi-đông, giải phóng trọng lượng và cân bằng chiếc xe. Chiếc xe đạp 'mama' nhanh chóng trở nên được ưa chuộng tại Nhật Bản. Hậu duệ của xe đạp 'mama' Maruishi chính là những chiếc mini Nhật đình đám rất được các gia đình Việt Nam cực kỳ ưa chuộng những năm 1990.
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 3
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 4
Gia đình là giá trị căn bản  
Maruishi đã có hơn 20 năm phát triển dòng xe đạp 'mama'. Những chiếc xe mama của Maruishi không chỉ được các gia đình tại Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt vì chất lượng và tính tiên phong mà còn được thị trường Châu Âu và Châu Mĩ ưu ái với tên gọi riêng là "Frackers".
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 5
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 6
Cũng giống như nhiều giá trị tinh hoa đã được cả thế giới tôn vinh của người Nhật, bên cạnh sự sáng tạo và kỷ luật, tình cảm gia đình luôn giữ một vị trí thiêng liêng trong cuộc sống hay kể cả trong kinh doanh. Chiếc xe đạp mama của Maruishi hội tụ đầy đủ những giá trị tinh thần đó. Siêu chắc chắn với kết cấu khung hợp kim đồng và vành hợp kim nhôm, một chiếc xe Maruishi thể hiện sự nâng niu của cha mẹ dành cho con cái trên mỗi vòng quay của chiếc pedal.
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 7
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 8
Được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi thương hiệu xe đạp Nghĩa Hải Bikes, đơn vị đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe điện, xe trợ lực và xe đạp, dòng xe mama Maruishi chính hãng đã có mặt tại Việt Nam, nhắc nhớ hình ảnh thân thương của những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng ngày nào còn đến trường khắc nỗi nhớ vào cây ("Chút tình đầu" - Đỗ Trung Quân). 
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 9
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 10
Nếu như trước đây để chọn được một chiếc mini Nhật "ngon" trong số xe bãi ngoài chợ , bạn phải cậy người thân biết nghề hay nhờ một tay thợ nào đó tư vấn thì bây giờ với chi phí tương đương, bạn đã có thể yên tâm vi vu trên một chiếc xe Nhật Bản và hoàn toàn an tâm vì đã có chế độ chăm sóc hậu mãi của Nghĩa Hải Bikes luôn có mặt để chăm lo cho bạn từng chiếc nan hoa một.

Nhật Bản Today - Ra đời từ năm 1894, Maruishi là một trong những nhà sản xuất xe đạp đầu tiên của xứ sở mặt trời. Vững mạnh qua hơn một thế kỷ, những chiếc xe đạp Maruishi vẫn hàng ngày lăn bánh trên những con đường không chỉ ở đảo quốc Phù Tang mà còn trên khắp thế giới.
Sáng tạo là sức mạnh truyền thống
Maruishi là cái tên quen thuộc với những tay chơi xe đạp sành sỏi. Cảng biển lớn nhất Nhật Bản Yokohama là nơi sản sinh ra hãng xe đạp danh tiếng này. Ít người biết rằng, chính Maruishi là hãng đầu tiên giới thiệu chiếc xe đạp 'mama' vào năm 1987 - tiền thân của chiếc xe mà dân gian vẫn quen gọi là 'xe đạp mini'. Những năm 1980 tại Nhật Bản, các bậc cha mẹ thường phải gắn thêm một chiếc ghế phụ lên gióng xe để chở con cái. Do xe đạp lúc này hầu hết là loại gióng ngang nên tải trọng gia tăng làm chiếc xe mất cân bằng.

Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản. 1

Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 2
Sáng kiến của Maruishi đã giải quyết rốt ráo vấn đề bằng cách gắn ghế phụ hoặc một chiếc giỏ trên ghi-đông, giải phóng trọng lượng và cân bằng chiếc xe. Chiếc xe đạp 'mama' nhanh chóng trở nên được ưa chuộng tại Nhật Bản. Hậu duệ của xe đạp 'mama' Maruishi chính là những chiếc mini Nhật đình đám rất được các gia đình Việt Nam cực kỳ ưa chuộng những năm 1990.
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 3
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 4
Gia đình là giá trị căn bản  
Maruishi đã có hơn 20 năm phát triển dòng xe đạp 'mama'. Những chiếc xe mama của Maruishi không chỉ được các gia đình tại Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt vì chất lượng và tính tiên phong mà còn được thị trường Châu Âu và Châu Mĩ ưu ái với tên gọi riêng là "Frackers".
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 5
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 6
Cũng giống như nhiều giá trị tinh hoa đã được cả thế giới tôn vinh của người Nhật, bên cạnh sự sáng tạo và kỷ luật, tình cảm gia đình luôn giữ một vị trí thiêng liêng trong cuộc sống hay kể cả trong kinh doanh. Chiếc xe đạp mama của Maruishi hội tụ đầy đủ những giá trị tinh thần đó. Siêu chắc chắn với kết cấu khung hợp kim đồng và vành hợp kim nhôm, một chiếc xe Maruishi thể hiện sự nâng niu của cha mẹ dành cho con cái trên mỗi vòng quay của chiếc pedal.
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 7
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 8
Được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi thương hiệu xe đạp Nghĩa Hải Bikes, đơn vị đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe điện, xe trợ lực và xe đạp, dòng xe mama Maruishi chính hãng đã có mặt tại Việt Nam, nhắc nhớ hình ảnh thân thương của những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng ngày nào còn đến trường khắc nỗi nhớ vào cây ("Chút tình đầu" - Đỗ Trung Quân). 
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 9
Maruishi - Đẳng cấp xe đạp Nhật Bản 10
Nếu như trước đây để chọn được một chiếc mini Nhật "ngon" trong số xe bãi ngoài chợ , bạn phải cậy người thân biết nghề hay nhờ một tay thợ nào đó tư vấn thì bây giờ với chi phí tương đương, bạn đã có thể yên tâm vi vu trên một chiếc xe Nhật Bản và hoàn toàn an tâm vì đã có chế độ chăm sóc hậu mãi của Nghĩa Hải Bikes luôn có mặt để chăm lo cho bạn từng chiếc nan hoa một.

Nhật Bản Today - Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm Myanmar khi các công ty Nhật Bản đang tìm cách đầu tư vào đất nước có giá lao động rẻ nhất châu Á.


Hôm nay (24/5), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tới thăm Myanmar sau 36 năm. Trong chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày, ông Abe sẽ nhóm họp với tổng thống Thein Sein và lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi, thăm khu cảng và khu công nghiệp tại Thilawa.

Ông Abe sẽ có bài phát biểu trước một hiệp hội kinh doanh và tới thăm nghĩa trang Nhật Bản. Hơn 10.000 lính Nhật đã chết trong thế chiến thứ II ở Myanmar.

Chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được thực hiện sau khi tổng thống Myanmar Thein Sein trở về từ chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Chính sách của ông Thein Sein cho phép tự do chính trị và mở cửa nền kinh tế sau 5 thập kỷ của chế độ quân sự kết thúc sự cô lập của quốc tế đối với đất nước và thu hút các tập đoàn lớn như Ford, Coca-Cola và Visa.

Masaki Takahara thuộc văn phòng Yangon của Tổ chức Ngoại thương của Nhật Bản (JETRO) cho biết trong năm 2012 có khoảng 4.000 giám đốc điều hành Nhật Bản đến Myanmar mỗi tháng, điểm đến hấp dẫn thứ hai sau Thái Lan.

Theo ông Takahara, lao động giá rẻ và thị trường với hơn 60 triệu dân chưa được khai thác là điểm thu hút các công Nhật Bản. Nhiều doanh nhân đang đổ sô vào Myanmar và không có một thị trường nào như vậy trên thế giới.

Khảo sát công bố vào tháng 12 của JETRO cho biết Myanmar hiện nay có mức lương rẻ nhất châu Á với mức lương trung bình 1.100 USD/năm, thấp hơn 1.478 USD ở Bangladesh, 2.602 USD tại Việt Nam và 6.704 USD của Thái Lan.

Nhật Bản đã tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Myanmar kể từ cuộc bầu cử năm 2010 khi ông Thein Sein lên nắm quyền. Nhật Bản - chủ nợ lớn nhất của Myanmar, năm ngoái đã thông qua 6,6 tỷ USD nợ và cho Myanmar vay để trả nợ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhật Bản Today - Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm Myanmar khi các công ty Nhật Bản đang tìm cách đầu tư vào đất nước có giá lao động rẻ nhất châu Á.


Hôm nay (24/5), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tới thăm Myanmar sau 36 năm. Trong chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày, ông Abe sẽ nhóm họp với tổng thống Thein Sein và lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi, thăm khu cảng và khu công nghiệp tại Thilawa.

Ông Abe sẽ có bài phát biểu trước một hiệp hội kinh doanh và tới thăm nghĩa trang Nhật Bản. Hơn 10.000 lính Nhật đã chết trong thế chiến thứ II ở Myanmar.

Chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được thực hiện sau khi tổng thống Myanmar Thein Sein trở về từ chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Chính sách của ông Thein Sein cho phép tự do chính trị và mở cửa nền kinh tế sau 5 thập kỷ của chế độ quân sự kết thúc sự cô lập của quốc tế đối với đất nước và thu hút các tập đoàn lớn như Ford, Coca-Cola và Visa.

Masaki Takahara thuộc văn phòng Yangon của Tổ chức Ngoại thương của Nhật Bản (JETRO) cho biết trong năm 2012 có khoảng 4.000 giám đốc điều hành Nhật Bản đến Myanmar mỗi tháng, điểm đến hấp dẫn thứ hai sau Thái Lan.

Theo ông Takahara, lao động giá rẻ và thị trường với hơn 60 triệu dân chưa được khai thác là điểm thu hút các công Nhật Bản. Nhiều doanh nhân đang đổ sô vào Myanmar và không có một thị trường nào như vậy trên thế giới.

Khảo sát công bố vào tháng 12 của JETRO cho biết Myanmar hiện nay có mức lương rẻ nhất châu Á với mức lương trung bình 1.100 USD/năm, thấp hơn 1.478 USD ở Bangladesh, 2.602 USD tại Việt Nam và 6.704 USD của Thái Lan.

Nhật Bản đã tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Myanmar kể từ cuộc bầu cử năm 2010 khi ông Thein Sein lên nắm quyền. Nhật Bản - chủ nợ lớn nhất của Myanmar, năm ngoái đã thông qua 6,6 tỷ USD nợ và cho Myanmar vay để trả nợ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhật Bản Today - Giới chức Nhật Bản có kế hoạch thu hút thêm du khách từ các nước Đông Nam Á bằng cách cải tiến các quy định về thị thực, theo đài NHK ngày 21/5.
Một ban chuyên trách với thành viên là các quan chức thuộc các bộ liên quan, bao gồm Bộ Giao thông vận tải và Bộ Ngoại giao, đã soạn thảo một báo cáo tạm thời vào ngày 20/5.
Họ đề xuất những biện pháp như nới lỏng các quy định về thị thực dành cho công dân các nước Đông Nam Á đi du lịch đến Nhật vào cuối năm nay.
Nhật nới lỏng thị thực cho du khách Đông Nam Á
Du khách nước ngoài ở Tolyo
Động thái trên được đưa ra khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe xác định Nhật cần thu hút thêm du khách từ các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhằm đạt mục tiêu tăng số lượng khách du lịch thường niên lên 25 triệu người vào năm 2020.
Chính phủ Nhật dự kiến sẽ xem xét miễn thị thực cho các du khách đến từ Thái Lan và Malaysia, cũng như cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho khách du lịch người Philippines và Việt Nam, báo The Japan Times đưa tin cuối tháng trước.
Theo NHK, ban chuyên trách đã đề xuất một quy chế mới cho phép lưu trú dài hạn dành cho những du khách nước ngoài giàu có. Người nộp đơn sẽ phải thỏa mãn những điều kiện liên quan đến thu nhập và tài sản.
Các thành viên cũng đề nghị cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tại các bảo tàng và những điểm tham quan khác.
Các bộ trưởng Nhật dự định sẽ kết hợp những đề xuất này vào chiến lược tăng trưởng kinh tế sắp tới.

Nhật Bản Today - Giới chức Nhật Bản có kế hoạch thu hút thêm du khách từ các nước Đông Nam Á bằng cách cải tiến các quy định về thị thực, theo đài NHK ngày 21/5.
Một ban chuyên trách với thành viên là các quan chức thuộc các bộ liên quan, bao gồm Bộ Giao thông vận tải và Bộ Ngoại giao, đã soạn thảo một báo cáo tạm thời vào ngày 20/5.
Họ đề xuất những biện pháp như nới lỏng các quy định về thị thực dành cho công dân các nước Đông Nam Á đi du lịch đến Nhật vào cuối năm nay.
Nhật nới lỏng thị thực cho du khách Đông Nam Á
Du khách nước ngoài ở Tolyo
Động thái trên được đưa ra khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe xác định Nhật cần thu hút thêm du khách từ các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhằm đạt mục tiêu tăng số lượng khách du lịch thường niên lên 25 triệu người vào năm 2020.
Chính phủ Nhật dự kiến sẽ xem xét miễn thị thực cho các du khách đến từ Thái Lan và Malaysia, cũng như cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho khách du lịch người Philippines và Việt Nam, báo The Japan Times đưa tin cuối tháng trước.
Theo NHK, ban chuyên trách đã đề xuất một quy chế mới cho phép lưu trú dài hạn dành cho những du khách nước ngoài giàu có. Người nộp đơn sẽ phải thỏa mãn những điều kiện liên quan đến thu nhập và tài sản.
Các thành viên cũng đề nghị cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tại các bảo tàng và những điểm tham quan khác.
Các bộ trưởng Nhật dự định sẽ kết hợp những đề xuất này vào chiến lược tăng trưởng kinh tế sắp tới.