Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Công viên Hitachi (Hitachi Seaside Park) nằm tại thành phố Hitachinaka (quận Ibaraki, Nhật Bản). Nằm cạnh bãi biển Ajigaura, công viên với diện tích 3,5ha này khi xưa là nơi để phi công Mỹ tập ném bom vào Thế chiến thứ 2, năm 1946. Đến năm 1973, công viên được trao trả lại cho chính phủ Nhật và được xây dựng thành công viên với đủ loại hoa.

Ngày nay Hitachi là điểm đến nổi tiếng của nhiều tour du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Hitachi được mệnh danh là thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ với những loài hoa nở quanh năm. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa. Chúng thay phiên nhau nở vào mỗi mùa. Đặc biệt nhất là hoa Nemophila màu xanh dương với 4,5 triệu cây nở đồng loạt vào mùa xuân đẹp mướt mát như bầu trời dưới mặt đất. Ngoài Nemophila, công viên còn có hơn 1 triệu cây hoa thủy tiên vàng nở giữa rừng thông xanh, khoảng 170 giống hoa tuylip và rất nhiều loài cây, hoa muôn màu khác.

Công viên Hitachi Nhật Bản 1
 Dừng chân vào mùa xuân, bạn sẽ thấy công viên tràn ngập trong sắc vàng pha đỏ của hơn 1 triệu bông hoa thủy tiên vàng.

Công viên Hitachi Nhật Bản 2

Công viên Hitachi Nhật Bản 3
Với hơn 170 giống tulip khác nhau, chúng trông như chiếc thảm đầy màu sắc và bắt mắt.

Hàng năm, công viên đều tổ chức lễ hội Hanami Nemophila – lễ hội ngắm hoa. Choáng ngợp trước sắc xanh của những đồi hoa Nemophila là cảm nhận của hầu hết các du khách khi đến đây vào mỗi dịp lễ hội. Cứ khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, mùa hạ sang, hàng triệu bông hoa Nemophila xinh xắn nở xanh cả các sườn đồi.

Công viên Hitachi Nhật Bản 4

Cao chừng 25cm, Nemophila có hình dáng tuyệt đẹp, với những sắc hoa khác nhau từ xanh đến tím. Đứng giữa những đồi hoa xanh mướt, người ta có cảm giác như đang hòa mình giữa đại dương xanh mênh mông tựa như bầu trời đang sa dần xuống mặt đất.

Công viên Hitachi Nhật Bản 5

Đây là đồi cây bụi Kochia lúc còn xanh – một địa điểm không thể bỏ qua ở công viên Hitachi. Được biết đến với sức chịu đựng mãnh liệt, Kochia có thể chịu đựng hạn hán, thậm chí là đất mặn hay bị nghèo dinh dưỡng nhất. Tùy vào điều kiện sống chúng có thể cao đến 6 feet (khoảng 1,8m).

Công viên Hitachi Nhật Bản 6

Vườn hoa chuông xanh được trồng bên cạnh những bông hoa tulip, thủy tiên. Cánh hoa có màu tím hòa với sắc xanh pha chút trắng tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.

Nhật Bản Today - Công viên Hitachi (Hitachi Seaside Park) nằm tại thành phố Hitachinaka (quận Ibaraki, Nhật Bản). Nằm cạnh bãi biển Ajigaura, công viên với diện tích 3,5ha này khi xưa là nơi để phi công Mỹ tập ném bom vào Thế chiến thứ 2, năm 1946. Đến năm 1973, công viên được trao trả lại cho chính phủ Nhật và được xây dựng thành công viên với đủ loại hoa.

Ngày nay Hitachi là điểm đến nổi tiếng của nhiều tour du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Hitachi được mệnh danh là thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ với những loài hoa nở quanh năm. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa. Chúng thay phiên nhau nở vào mỗi mùa. Đặc biệt nhất là hoa Nemophila màu xanh dương với 4,5 triệu cây nở đồng loạt vào mùa xuân đẹp mướt mát như bầu trời dưới mặt đất. Ngoài Nemophila, công viên còn có hơn 1 triệu cây hoa thủy tiên vàng nở giữa rừng thông xanh, khoảng 170 giống hoa tuylip và rất nhiều loài cây, hoa muôn màu khác.

Công viên Hitachi Nhật Bản 1
 Dừng chân vào mùa xuân, bạn sẽ thấy công viên tràn ngập trong sắc vàng pha đỏ của hơn 1 triệu bông hoa thủy tiên vàng.

Công viên Hitachi Nhật Bản 2

Công viên Hitachi Nhật Bản 3
Với hơn 170 giống tulip khác nhau, chúng trông như chiếc thảm đầy màu sắc và bắt mắt.

Hàng năm, công viên đều tổ chức lễ hội Hanami Nemophila – lễ hội ngắm hoa. Choáng ngợp trước sắc xanh của những đồi hoa Nemophila là cảm nhận của hầu hết các du khách khi đến đây vào mỗi dịp lễ hội. Cứ khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, mùa hạ sang, hàng triệu bông hoa Nemophila xinh xắn nở xanh cả các sườn đồi.

Công viên Hitachi Nhật Bản 4

Cao chừng 25cm, Nemophila có hình dáng tuyệt đẹp, với những sắc hoa khác nhau từ xanh đến tím. Đứng giữa những đồi hoa xanh mướt, người ta có cảm giác như đang hòa mình giữa đại dương xanh mênh mông tựa như bầu trời đang sa dần xuống mặt đất.

Công viên Hitachi Nhật Bản 5

Đây là đồi cây bụi Kochia lúc còn xanh – một địa điểm không thể bỏ qua ở công viên Hitachi. Được biết đến với sức chịu đựng mãnh liệt, Kochia có thể chịu đựng hạn hán, thậm chí là đất mặn hay bị nghèo dinh dưỡng nhất. Tùy vào điều kiện sống chúng có thể cao đến 6 feet (khoảng 1,8m).

Công viên Hitachi Nhật Bản 6

Vườn hoa chuông xanh được trồng bên cạnh những bông hoa tulip, thủy tiên. Cánh hoa có màu tím hòa với sắc xanh pha chút trắng tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.

Nhật Bản Today - Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính, trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam.

Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Ngôi chùa Horyu được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại.


Ngôi chùa gỗ cổ nhất Nhật Bản

 Tòa Kim Đường và ngọn tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông được tạo bởi dãy hành lang xung quanh. Trong đó, Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa là một bệ được làm bằng đất nung đặt 3 pho tượng phật bằng đồng. Còn tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét, với 4 mặt có hình tượng thể hiện 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức phật.

Hiện chùa Horyu-ji đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu phật giáo du nhập vào Nhật Bản.


Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.


Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến thăm chùa là những nền cát trắng, tạo cho ngôi chùa vẻ trang nghiêm và thanh tịnh nơi đây.

Nhật Bản Today - Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính, trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam.

Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Ngôi chùa Horyu được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại.


Ngôi chùa gỗ cổ nhất Nhật Bản

 Tòa Kim Đường và ngọn tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông được tạo bởi dãy hành lang xung quanh. Trong đó, Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa là một bệ được làm bằng đất nung đặt 3 pho tượng phật bằng đồng. Còn tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét, với 4 mặt có hình tượng thể hiện 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức phật.

Hiện chùa Horyu-ji đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu phật giáo du nhập vào Nhật Bản.


Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.


Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến thăm chùa là những nền cát trắng, tạo cho ngôi chùa vẻ trang nghiêm và thanh tịnh nơi đây.

Nhật Bản Today - Vừa qua, tại thị trấn Hanawa, tỉnh Fukushima ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đã diễn ra lễ hội thể thao bùn rất hào hứng và thú vị. Tại lễ hội, những người tham gia sự kiện đã cùng thử sức nhiều môn thể thao trong bùn đất, và hầu hết những người tham gia lễ hội này đều lấm bùn toàn thân.

Lễ hội thể thao bùn ở Nhật Bản

Câu lạc bộ thể thao địa phương đã bắt đầu tổ chức sự kiện này cách đây ba năm. Các sân thi đấu cho lễ hội này được dựng bên bờ sông Kuji. Theo ban tổ chức, nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 75km các sân thi đấu này khá an toàn vì đã được đo nồng độ chất phóng xạ thường xuyên. Hầu hết các vận động viên đều lấm bùn sau khi thi đấu. Theo một số người, dù đã tham gia sự kiện này mỗi năm nhưng với họ, việc chơi trong sân thi đấu đầy bùn quả rất khó.

Nhật Bản Today - Vừa qua, tại thị trấn Hanawa, tỉnh Fukushima ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đã diễn ra lễ hội thể thao bùn rất hào hứng và thú vị. Tại lễ hội, những người tham gia sự kiện đã cùng thử sức nhiều môn thể thao trong bùn đất, và hầu hết những người tham gia lễ hội này đều lấm bùn toàn thân.

Lễ hội thể thao bùn ở Nhật Bản

Câu lạc bộ thể thao địa phương đã bắt đầu tổ chức sự kiện này cách đây ba năm. Các sân thi đấu cho lễ hội này được dựng bên bờ sông Kuji. Theo ban tổ chức, nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 75km các sân thi đấu này khá an toàn vì đã được đo nồng độ chất phóng xạ thường xuyên. Hầu hết các vận động viên đều lấm bùn sau khi thi đấu. Theo một số người, dù đã tham gia sự kiện này mỗi năm nhưng với họ, việc chơi trong sân thi đấu đầy bùn quả rất khó.

Nhật Bản Today - Hàng ngàn người đàn ông trong trang phục màu trắng đã cùng tranh với nhau để được chạm vào cỗ xe ngựa may mắn trong lễ hội Hadakabo 1.000 tuổi diễn ra ở tỉnh Yamaguchi, miền tây Nhật Bản vào cuối tuần qua.

Theo truyền thuyết, lễ hội được tổ chức tại Đền Tenmangu để tưởng nhớ Sugawara no Michizane, một thi nhân lỗi lạc và là một hình tượng văn học có tính thần thoại trong lịch sử Nhật Bản, được người dân nước này tôn là vị thần của học thức.


Lễ hội Hadakabo

Trong lễ hội, những người tham gia đã reo hò, gào thét, thậm chí là vật với nhau để trở thành người đầu tiên chạm vào cỗ xe ngựa nặng khoảng 500kg đang trượt xuống các bậc thềm bằng đá. Người ta tin rằng cỗ xe ngựa này có chứa linh hồn của thi nhân cổ đại Sugawara no Michizane và sẽ mang lại may mắn cho những ai chạm vào nó.

Một người tham gia lễ hội cho biết: "Đây là một trong những lễ hội tôi mong đợi nhất. Tôi đã không thể chạm vào cỗ xe ngựa. Tôi nhất định sẽ tham dự lễ hội này vào năm sau."

Lễ hội đã thu hút khoảng 110.000 lượt du khách.

Nhật Bản Today - Hàng ngàn người đàn ông trong trang phục màu trắng đã cùng tranh với nhau để được chạm vào cỗ xe ngựa may mắn trong lễ hội Hadakabo 1.000 tuổi diễn ra ở tỉnh Yamaguchi, miền tây Nhật Bản vào cuối tuần qua.

Theo truyền thuyết, lễ hội được tổ chức tại Đền Tenmangu để tưởng nhớ Sugawara no Michizane, một thi nhân lỗi lạc và là một hình tượng văn học có tính thần thoại trong lịch sử Nhật Bản, được người dân nước này tôn là vị thần của học thức.


Lễ hội Hadakabo

Trong lễ hội, những người tham gia đã reo hò, gào thét, thậm chí là vật với nhau để trở thành người đầu tiên chạm vào cỗ xe ngựa nặng khoảng 500kg đang trượt xuống các bậc thềm bằng đá. Người ta tin rằng cỗ xe ngựa này có chứa linh hồn của thi nhân cổ đại Sugawara no Michizane và sẽ mang lại may mắn cho những ai chạm vào nó.

Một người tham gia lễ hội cho biết: "Đây là một trong những lễ hội tôi mong đợi nhất. Tôi đã không thể chạm vào cỗ xe ngựa. Tôi nhất định sẽ tham dự lễ hội này vào năm sau."

Lễ hội đã thu hút khoảng 110.000 lượt du khách.

Nhật Bản Today -  Ngày lễ Tết mừng năm mới ở Nhật Bản , mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia đình, nơi công cộng như công viên ..và tại các công ty. Thông thường mỗi gia đình họ dựng ba cây tre và những cành thông đuợc dựng phía trước nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay nhánh dương xỉ được đặt ở 1 vị trí trang trọng.

Lễ hội mừng năm mới ở Nhật Bản

Zoni, món cháo gồm gạo giã, rau và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách. Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng khá giống với tết cổ truyền Việt Nam, những chương trình cực hay sẽ được phát liên tục trên tivi. Và ngồi lì trước màn hình tivi cũng là cách họ thư giãn cho dịp lễ hội này.

Nhật Bản Today -  Ngày lễ Tết mừng năm mới ở Nhật Bản , mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia đình, nơi công cộng như công viên ..và tại các công ty. Thông thường mỗi gia đình họ dựng ba cây tre và những cành thông đuợc dựng phía trước nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay nhánh dương xỉ được đặt ở 1 vị trí trang trọng.

Lễ hội mừng năm mới ở Nhật Bản

Zoni, món cháo gồm gạo giã, rau và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách. Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng khá giống với tết cổ truyền Việt Nam, những chương trình cực hay sẽ được phát liên tục trên tivi. Và ngồi lì trước màn hình tivi cũng là cách họ thư giãn cho dịp lễ hội này.

Nhật Bản Today - Đất nước Nhật Bản đủ bốn mùa xuân hạ thu đông với những gam màu và nhịp điệu riêng biệt. Có lẽ vì thế mà dân tộc này đặc biệt nhạy cảm với thay đổi của thiên nhiên. 

Văn hóa Nhật Bản, từ thơ ca, hội họa đến ẩm thực thường lấy sự cảm nhận tinh tế với những biến chuyển của các mùa làm chủ đề.  Dân tộc có tiếng là tôn thờ cái đẹp này còn cảm nhận được sự chuyển động của thời gian bằng hương vị và màu sắc của một loại bánh "quốc hồn quốc túy"!



Wagashi - Món Bánh Thời Gian 1

Luôn coi cái đẹp là một trong những chuẩn mực cao nhất, nên trong ẩm thực, người Nhật cũng coi trọng mỹ cảm khi ăn ngang với giá trị dinh dưỡng của món ăn. Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách thức chế biến và trang trí món bánh wagashi (hòa quả tử, mtitleón bánh ngọt truyền thống của xứ hoa anh đào). Đây là món bánh mà từ xa xưa, người Nhật làm để dâng cúng các vị thần và tặng nhau trong những ngày trọng đại của cuộc đời.

    Khi trà đạo trở thành một nghệ thuật trong đời sống tinh thần người Nhật, là phương tiện tĩnh tâm bằng cách hòa mình với thiên nhiên, wagashi được đưa vào trong tiệc trà như một cách thể hiện chắt lọc nhất, tinh tế nhất vẻ đẹp của hoa lá, cây cỏ, muông thú. Cách trang trí, trình bày, thưởng thức mỗi loại bánh cũng là một nghệ thuật cần được học hỏi tỉ mỉ và sáng tạo không ngừng. Chiếc bánh khi đã dọn ra chẳng khác gì tác phẩm nghệ thuật được người Nhật nâng niu như nâng cánh hoa hay một cành tre phủ tuyết.

    Tùy theo mùa, bánh wagashi được làm bằng những nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là từ thực vật như các loại bột, đậu, thạch rong biển, đường mía, gừng, mè, trái cây khô... Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa chính là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ nhân làm bánh. Mùa xuân, đĩa bánh là muôn hoa khoe sắc. Mùa hè nóng nực thì bánh long lanh, trong suốt, mát rượi nhtitleư nước. Mùa thu bánh như chiếc lá phong đỏ thắm trong rừng chiều. Mùa đông bánh có dạng những con cá nướng vàng, gợi cảm giác ấm áp của bếp lửa gia đình. Nhìn vào đĩa bánh, người ta biết mùa đến và mùa đi.


Wagashi - Món Bánh Thời Gian 2

Với niềm đam mê sáng tạo, người Nhật làm ra nhiều loại wagashi, phổ biến nhất là các loại sau:

- Hanabiramochi: chiếc bánh mang hình cánh hoa. Ngày xưa, khi đường còn hiếm và đắt thì đây là món chỉ dành cho hoàng gia thưởng thức vào dịp đầu năm.
- Mochigashi: làm từ gạo nếp, gói trong lá sồi, ăn vào mùa xuân.
- Dango: cũng làm từ bột nếp, vo tròn làm thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào cây và rưới lên bánh một lớp mật mía. Đây cũng là thức ăn dễ gặp trên đường phố Nhật Bản cùng với các loại cá viên, tôm viên chiên... Bánh thường để quanh bếp than và được nướng trước khi ăn, rất hấp dẫn.title
- Nerikiri và Namagashi: được làm từ bột đậu trắng, pha với màu tạo ra nhiều hình dạng hoa lá đủ màu sắc.
- Dorayaki và Monaka: thường mang hình hoa đào hoặc hoa cúc mà nhân chính giữa là đậu đỏ, còn lớp vỏ mỏng giòn làm từ trứng và bột mì.
- Manju: bánh bột mì hoặc bột củ từ hấp, nhân đậu xay nhuyễn.
- Yokan: làm từ rong biển và đường mía, trông giống thạch, ăn rất mát trong mùa hè. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.
- Higashi: làm từ bột nếp và đường mía xay nhuyễn, cho vào khuôn và để khô, tương tự như bánh in.

Wagashi - Món Bánh Thời Gian 3

 Nếu những con chiên nguyện cầu trước khi ăn, phật tử thực hành quán niệm trước khi dùng bữa thì người Nhật ngắm những chiếc bánh nhỏ xinh rất lâu trước khi thưởng thức. Văn hóa ẩm thực Nhật phảng phất tính thiền, làm bánh hay ăn bánh đều là quá trình tĩnh tâm, hướng đến cái đẹp. Vị thơm bùi của ngũ cốc, vị ngọt thanh của đường mía sẽ được cảm nhận trọn vẹn khi thực khách ý thức rằng mình đang thưởng thức cuộc sống.


Ở đất nước ngàn cánh hạc, thời gian qua đi rồi quay về theo mùa, theo những đổi thay màu sắc, hình dáng của chiếc bánh wagashi...

Nhật Bản Today - Đất nước Nhật Bản đủ bốn mùa xuân hạ thu đông với những gam màu và nhịp điệu riêng biệt. Có lẽ vì thế mà dân tộc này đặc biệt nhạy cảm với thay đổi của thiên nhiên. 

Văn hóa Nhật Bản, từ thơ ca, hội họa đến ẩm thực thường lấy sự cảm nhận tinh tế với những biến chuyển của các mùa làm chủ đề.  Dân tộc có tiếng là tôn thờ cái đẹp này còn cảm nhận được sự chuyển động của thời gian bằng hương vị và màu sắc của một loại bánh "quốc hồn quốc túy"!



Wagashi - Món Bánh Thời Gian 1

Luôn coi cái đẹp là một trong những chuẩn mực cao nhất, nên trong ẩm thực, người Nhật cũng coi trọng mỹ cảm khi ăn ngang với giá trị dinh dưỡng của món ăn. Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách thức chế biến và trang trí món bánh wagashi (hòa quả tử, mtitleón bánh ngọt truyền thống của xứ hoa anh đào). Đây là món bánh mà từ xa xưa, người Nhật làm để dâng cúng các vị thần và tặng nhau trong những ngày trọng đại của cuộc đời.

    Khi trà đạo trở thành một nghệ thuật trong đời sống tinh thần người Nhật, là phương tiện tĩnh tâm bằng cách hòa mình với thiên nhiên, wagashi được đưa vào trong tiệc trà như một cách thể hiện chắt lọc nhất, tinh tế nhất vẻ đẹp của hoa lá, cây cỏ, muông thú. Cách trang trí, trình bày, thưởng thức mỗi loại bánh cũng là một nghệ thuật cần được học hỏi tỉ mỉ và sáng tạo không ngừng. Chiếc bánh khi đã dọn ra chẳng khác gì tác phẩm nghệ thuật được người Nhật nâng niu như nâng cánh hoa hay một cành tre phủ tuyết.

    Tùy theo mùa, bánh wagashi được làm bằng những nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là từ thực vật như các loại bột, đậu, thạch rong biển, đường mía, gừng, mè, trái cây khô... Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa chính là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ nhân làm bánh. Mùa xuân, đĩa bánh là muôn hoa khoe sắc. Mùa hè nóng nực thì bánh long lanh, trong suốt, mát rượi nhtitleư nước. Mùa thu bánh như chiếc lá phong đỏ thắm trong rừng chiều. Mùa đông bánh có dạng những con cá nướng vàng, gợi cảm giác ấm áp của bếp lửa gia đình. Nhìn vào đĩa bánh, người ta biết mùa đến và mùa đi.


Wagashi - Món Bánh Thời Gian 2

Với niềm đam mê sáng tạo, người Nhật làm ra nhiều loại wagashi, phổ biến nhất là các loại sau:

- Hanabiramochi: chiếc bánh mang hình cánh hoa. Ngày xưa, khi đường còn hiếm và đắt thì đây là món chỉ dành cho hoàng gia thưởng thức vào dịp đầu năm.
- Mochigashi: làm từ gạo nếp, gói trong lá sồi, ăn vào mùa xuân.
- Dango: cũng làm từ bột nếp, vo tròn làm thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào cây và rưới lên bánh một lớp mật mía. Đây cũng là thức ăn dễ gặp trên đường phố Nhật Bản cùng với các loại cá viên, tôm viên chiên... Bánh thường để quanh bếp than và được nướng trước khi ăn, rất hấp dẫn.title
- Nerikiri và Namagashi: được làm từ bột đậu trắng, pha với màu tạo ra nhiều hình dạng hoa lá đủ màu sắc.
- Dorayaki và Monaka: thường mang hình hoa đào hoặc hoa cúc mà nhân chính giữa là đậu đỏ, còn lớp vỏ mỏng giòn làm từ trứng và bột mì.
- Manju: bánh bột mì hoặc bột củ từ hấp, nhân đậu xay nhuyễn.
- Yokan: làm từ rong biển và đường mía, trông giống thạch, ăn rất mát trong mùa hè. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.
- Higashi: làm từ bột nếp và đường mía xay nhuyễn, cho vào khuôn và để khô, tương tự như bánh in.

Wagashi - Món Bánh Thời Gian 3

 Nếu những con chiên nguyện cầu trước khi ăn, phật tử thực hành quán niệm trước khi dùng bữa thì người Nhật ngắm những chiếc bánh nhỏ xinh rất lâu trước khi thưởng thức. Văn hóa ẩm thực Nhật phảng phất tính thiền, làm bánh hay ăn bánh đều là quá trình tĩnh tâm, hướng đến cái đẹp. Vị thơm bùi của ngũ cốc, vị ngọt thanh của đường mía sẽ được cảm nhận trọn vẹn khi thực khách ý thức rằng mình đang thưởng thức cuộc sống.


Ở đất nước ngàn cánh hạc, thời gian qua đi rồi quay về theo mùa, theo những đổi thay màu sắc, hình dáng của chiếc bánh wagashi...

Nhật Bản Today - Người Nhật thật biết cách sáng tạo và giải trí. Bạn có bị nhầm lẫn không khi thấy những sản phẩm này? Một suất cơm rất hấp dẫn, những miếng cá tươi rói, tôm có cảm giác đang rung râu. Nhưng tất cả lại chỉ là giả. 

Những mẫu đồ ăn làm từ nhựa được trưng bày bên ngoài các cửa hàng ăn là một trong những nét độc đáo của các cửa hàng Nhật Bản. Khi mà việc nhìn vào những menu dày đặc chữ chỉ khiến khách hàng thêm bối rối thì những mẫu đồ ăn giả này thực sự là một giải pháp.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 1

Chúng chính là thực đơn sống động nhất mà khách hàng được tận mắt  nhìn thấy và chọn ralta những món mà mình thấy hấp dẫn. Những mẫu đồ ăn giả thu hút được sự chú ý của rất nhiều người và kích thích vị giác họ một cách đáng kể.

Xuất hiện cuối thế kỉ 19, khi mà làn sóng phương Tây, cùng theo đó là những món ăn của họ tràn vào Nhật Bản đã khiến cho các thực khách Nhật rất khó khăn trong việc lựa chọn các loại đồ ăn mới. Các cửa hàng đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để thực khách có thể "thấy" được những món ăn mới khi mà bản thân họ không ý thức được họ đang gọi cái gì.

Người đầu tiên tạo ra các mẫu đồ ăn giả là Takizo Iwasaki trong khoảng những năm 1926. Anh ta bắt đầu làm những mẫu đồ ăn bằng sáp và chất lên xe đạp đi khắp nơi để rao bán. Đó là bước chuyển lớn trong cuộc đời Iwasaki cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản do tất cả các nhà hàng tại thời điểm đó đều bắt đầu mua những sản phẩm của Iwasaki để sử dụng. Công ty Iwasaki Be-I của ông hiện vẫn là công ty chuyên về sản xuất các mẫu đồ ăn giả lớn nhất Nhật Bản.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 2

Tất cả các mẫu đồ ăn giả đều altđược làm thủ công đến mức hoàn hảo và tinh tế. Không đơn thuần là một mô hình trông-giông-giống mà chúng là những bản copy chính xác nhất, đến từng chi tiết, của từng loại đồ ăn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét trông chúng còn hấp dẫn hơn cả món ăn thật. Thông thường các nhà hàng sẽ gửi những bức hình chụp những mẫu đò ăn thật của mình các công ty sản xuất mẫu đồ ăn giả. Tại cơ sở sản xuất, các "đầu bếp" sẽ chế biến cơm, mỳ, các lọai bánh, rau củ, tôm cá tươi, nước sốt … từ nhựa dẻo và silicon theo đúng mẫu được gửi tới, trong một khoảng thời gian vừa phải.



Thời gian "chế biến" phụ thuộc vào việc đó là món ăn gì, ví dụ để làm món nước sốt thịt hoàn hảo sẽ chỉ cần 15 phút trong khi để làm hình một chú tôm tươi cỡ bự có thể sẽ mất hàng tiếng. Những nghệ sỹ làm đồ ăn giả cũng cần khá nhiều thời gian để học và nâng cao tay nghề. Một khóa đào tạo thường kéo dài trong khoảng hai năm.

Nhật Bản Today - Người Nhật thật biết cách sáng tạo và giải trí. Bạn có bị nhầm lẫn không khi thấy những sản phẩm này? Một suất cơm rất hấp dẫn, những miếng cá tươi rói, tôm có cảm giác đang rung râu. Nhưng tất cả lại chỉ là giả. 

Những mẫu đồ ăn làm từ nhựa được trưng bày bên ngoài các cửa hàng ăn là một trong những nét độc đáo của các cửa hàng Nhật Bản. Khi mà việc nhìn vào những menu dày đặc chữ chỉ khiến khách hàng thêm bối rối thì những mẫu đồ ăn giả này thực sự là một giải pháp.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 1

Chúng chính là thực đơn sống động nhất mà khách hàng được tận mắt  nhìn thấy và chọn ralta những món mà mình thấy hấp dẫn. Những mẫu đồ ăn giả thu hút được sự chú ý của rất nhiều người và kích thích vị giác họ một cách đáng kể.

Xuất hiện cuối thế kỉ 19, khi mà làn sóng phương Tây, cùng theo đó là những món ăn của họ tràn vào Nhật Bản đã khiến cho các thực khách Nhật rất khó khăn trong việc lựa chọn các loại đồ ăn mới. Các cửa hàng đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để thực khách có thể "thấy" được những món ăn mới khi mà bản thân họ không ý thức được họ đang gọi cái gì.

Người đầu tiên tạo ra các mẫu đồ ăn giả là Takizo Iwasaki trong khoảng những năm 1926. Anh ta bắt đầu làm những mẫu đồ ăn bằng sáp và chất lên xe đạp đi khắp nơi để rao bán. Đó là bước chuyển lớn trong cuộc đời Iwasaki cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản do tất cả các nhà hàng tại thời điểm đó đều bắt đầu mua những sản phẩm của Iwasaki để sử dụng. Công ty Iwasaki Be-I của ông hiện vẫn là công ty chuyên về sản xuất các mẫu đồ ăn giả lớn nhất Nhật Bản.


Đồ ăn...giả ở Nhật Bản 2

Tất cả các mẫu đồ ăn giả đều altđược làm thủ công đến mức hoàn hảo và tinh tế. Không đơn thuần là một mô hình trông-giông-giống mà chúng là những bản copy chính xác nhất, đến từng chi tiết, của từng loại đồ ăn. Thậm chí nhiều người còn nhận xét trông chúng còn hấp dẫn hơn cả món ăn thật. Thông thường các nhà hàng sẽ gửi những bức hình chụp những mẫu đò ăn thật của mình các công ty sản xuất mẫu đồ ăn giả. Tại cơ sở sản xuất, các "đầu bếp" sẽ chế biến cơm, mỳ, các lọai bánh, rau củ, tôm cá tươi, nước sốt … từ nhựa dẻo và silicon theo đúng mẫu được gửi tới, trong một khoảng thời gian vừa phải.



Thời gian "chế biến" phụ thuộc vào việc đó là món ăn gì, ví dụ để làm món nước sốt thịt hoàn hảo sẽ chỉ cần 15 phút trong khi để làm hình một chú tôm tươi cỡ bự có thể sẽ mất hàng tiếng. Những nghệ sỹ làm đồ ăn giả cũng cần khá nhiều thời gian để học và nâng cao tay nghề. Một khóa đào tạo thường kéo dài trong khoảng hai năm.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.

Là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō.

Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.  Quần thể đền, chùa ở Nikko, Nhật Bản có thể gọi là "Di Hoà Viên của Nhật Bản"! Đó là quần thể những đền và chùa cổ kính , hầu hết được xây dựng vào thế kỉ 17,tọa lạc trên những ngọn núi bao quanh vùng Nikko đã ghi dấu lại một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật 300 năm về trước . 90% dân số Nhật Bản theo đạo Phật nên đâu đâu trên đất nước này bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cảnh chùa tuyệt đẹp. Nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Rinno xây trên núi Nikko.


Đền và chùa ở Nikko

Tên gọi quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko có từ khi quần thể này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.

Nhật Bản Today - Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.

Là một thành phố nằm trên vùng đồi núi thuộc huyện Tochigi. Cách Tokyo 140 km về phía bắc và gần 35 km về phía tây của Utsunomiya, thủ phủ của Tochigi, nơi quàng lăng tẩm của Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Nikko Tosho-gu) và người cháu trai Iemitsu (Iemitsu-byo Taiyu-in) cùng khu đền Futarasan. Shodo Shonin lập đền Rinno vào 782, theo sau không lâu là Đền Chuzen-ji năm 784, bao quanh là làng Đền chùa Nikkō.

Đền của Nikko Tosho-gu được hoàn tất vào 1617 là một trong các nơi đón khách hành lễ đông nhất thời Edo. Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và Rinno-ji hiện cũng là Di sản được UNESCO công nhận.  Quần thể đền, chùa ở Nikko, Nhật Bản có thể gọi là "Di Hoà Viên của Nhật Bản"! Đó là quần thể những đền và chùa cổ kính , hầu hết được xây dựng vào thế kỉ 17,tọa lạc trên những ngọn núi bao quanh vùng Nikko đã ghi dấu lại một thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa Nhật 300 năm về trước . 90% dân số Nhật Bản theo đạo Phật nên đâu đâu trên đất nước này bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cảnh chùa tuyệt đẹp. Nổi tiếng nhất trong số đó là chùa Rinno xây trên núi Nikko.


Đền và chùa ở Nikko

Tên gọi quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko có từ khi quần thể này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản.

Nhật Bản Today - Thường được gọi là Mái vòm nguyên từ, ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên "Little Boy" được máy bay "Enola Gay" của Không lực Hoa Kỳ thả xuống thành phố ngày, ngay sát khu vực mái vòm, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là mái vòm này vẫn đứng vững. Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh , mái vòm đã được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố như một lời nhắc nhở trực quan nhất cho những hậu quả khủng khiếp mà bom nguyên tử để lại.


Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 1

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với Sảnh tưởng nịêm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima).

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8:15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom "Little Boy", nặng 9.700 pound chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khácÐài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài đơn giản nhưng ấn tượng. Một vòm như hình chữ "V" ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 2

 Một địa điểm nữa mà mọi Đoàn khách đều muốn thăm viếng là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn. Trước ngày bị giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima

 Có thể nói, bảo tàng Công viên Hòa bình Quốc tế là một bảo tàng điển hình trong việc khơi dậy những cảm xúc tuyên truyền về hậu quả tàn khốc, phản đối vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người, kêu gọi xây dựng một thế giới hòa bình

Nhật Bản Today - Thường được gọi là Mái vòm nguyên từ, ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên "Little Boy" được máy bay "Enola Gay" của Không lực Hoa Kỳ thả xuống thành phố ngày, ngay sát khu vực mái vòm, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. Nhưng điều đáng chú ý là mái vòm này vẫn đứng vững. Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh , mái vòm đã được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố như một lời nhắc nhở trực quan nhất cho những hậu quả khủng khiếp mà bom nguyên tử để lại.


Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 1

Đây vốn là một tòa nhà được kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, hoàn thành xây dựng tháng 04 năm 1915 với tên gọi Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima. Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima tọa lạc ở Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Công trình này được thành lập tháng 8 năm 1955 cùng với Sảnh tưởng nịêm hòa bình Hiroshima (hiện nay là Trung tâm hội nghị quốc tế Hiroshima).

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của trận ném bom nguyên tử, với mục đích góp phần vào việc tuyên truyền loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của thành phố Hiroshima. Tòa nhà chính do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế. Ngược dòng thời gian trở về với ngày đau thương nhất của thành phố Hiroshima, đúng 8:15 sáng giờ địa phương ngày 6 tháng 8, năm 1945, chiếc pháo đài B-29 lấy tên là Enola Gay cất cánh từ phi trường Tinian bay đến Hiroshima đã thả quả bom "Little Boy", nặng 9.700 pound chất phóng xạ nguyên tử xuống thành phố. Vào thời gian đó, thành phố Hiroshima có khoảng 300,000 dân, 45,000 lính và nhiều căn cứ quân sự quan trọng. Có nhiều số thống kê khác nhau về số người tử vong vì quả bom nguyên tử "Little Boy". Người ta cho rằng lúc khởi đầu có khoảng 70,000 người thiệt mạng tại chỗ, phần còn lại chết sau đó hay sau một thời gian ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử. Tổng số người chết lên đến 140,000, 60% thành phố bị phá hủy. Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khácÐài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn về bom nguyên tử nằm giữa trung tâm của công viên. Kiến trúc của đài đơn giản nhưng ấn tượng. Một vòm như hình chữ "V" ngược bằng đá hoa cương. Phía dưới, một mộ bia nổi bằng cẩm thạch đen, biểu tượng cho những mộ phần của nạn nhân chết trong biến cố này.

Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima 2

 Một địa điểm nữa mà mọi Đoàn khách đều muốn thăm viếng là tòa nhà xây bằng bê tông cốt sắt 2 tầng có mái hình bầu tròn. Trước ngày bị giội bom, tòa nhà này là nơi dùng để quảng bá, khuyến mại sản phẩm kỹ nghệ cho vùng Hiroshima. Tòa nhà này cách trung tâm quả bom nguyên tử nổ khoảng 1 dặm Anh. Khi quả bom nguyên tử nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9,000 độ C của bom tỏa ra. Ðây là biểu tượng, dấu vết lịch sử để lại về sự tàn phá do bom nguyên tử gây ra tại Hiroshima

 Có thể nói, bảo tàng Công viên Hòa bình Quốc tế là một bảo tàng điển hình trong việc khơi dậy những cảm xúc tuyên truyền về hậu quả tàn khốc, phản đối vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người, kêu gọi xây dựng một thế giới hòa bình

Nhật Bản Today - Chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido, theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất", "phần cuối lãnh thổ" hay "mảnh đất nhô ra". Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, nơi đó là vườn quốc gia Shiretoko nổi tiếng ở Nhật Bản.

Vườn quốc gia Shiretoko 1

Shiretoko gồm hai thị trấn - Shari, Rausu và dãy núi hùng vĩ Shiretoko với độ cao 1200m-1600m trải dài qua trung tâm bán đảo giống như chiếc xương sống khổng lồ. Đỉnh cao nhất trong hệ thống núi này là Rausu-dake (trên mực nước biển 1661m). Nơi đây có rất nhiều hồ và thác nước như hồ Shiretoko Goko, thác nước Kamuiwakka, suối nước nóng tự nhiên đang phun từng đợt và gần 70 sông suối. Shiretoko cũng có nhiều suối nước nóng trong vùng núi lửa và tảng đá Godzilla Iwa khổng lồ trông như một con quái vật. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.  Shiretoko trong tiếng Ainu có nghĩa là "nơi tận cùng trái đất"

Có lẽ vì là nơi xa xôi như vậy, con người chỉ có thể tới đây chủ yếu bằng tàu hoặc thuyền do địa hình nơi đây khá hiểm, khó có thể để đậu đỗ máy bay nên thiên nhiên ở đây rất hoang sơ và gần như nguyên vẹn với những gì vốn có của chúng, khi không có sự phá hoại của những bàn tay xấu. Chính vì vẻ đẹp thiên nhiên mộc có, hoang dại có, mạnh mẽ có này mà năm 2005, công viên quốc gia Shiretoko được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Shiretoko nổi tiếng với du khách không chỉ bởi những ngọn núi lửa – nét đặc trưng của Hokkaido và cũng là của Nhật Bản, mà còn bởi những cánh rừng nguyên sinh sừng sững trên những vách đá hướng ra biển, bởi những cánh chim hải âu chao liệng ngoài xa. Cảm giác đứng trên cao và hướng ra biển sẽ thật tuyệt lắm đó – như một chấm nhỏ vô hình nối không gian trời, đất và biển , hãy tới xem năm hồ lớn của Shiretoko , địa điểm này dễ đến nhất đấy vì chúng nằm ở phía tây của bờ biển, cuối con đường chính. Những khu hồ này được bảo tồn rất tốt nên khi đến đây, bạn đừng vứt rác, sẽ không đẹp đâu đó. Hơn thế nữa, năm hồ ở đây được liên kết theo hình vòng cung nên bạn sẽ chỉ mất gần một tiếng đồng hồ để ngắm cảnh và chụp ảnh.

Vườn quốc gia Shiretoko 2

Thác nước nóng Kamuiwakka, một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Nhật Bản hiện ra trước mắt. Vẻ đẹp của thác đã được người xưa cảm thụ và đặt tên nó là dòng sông của những vị thần đấy. Để đến được địa điểm ngắm thác, chúng ta cần phải bắt một chuyến xe buýt, chạy khoảng 40 phút từ trung tâm bán đảo Shiretoko.

Trên đường ra về, ý Ichi là trên đường Shiretoko vẫn còn một ẩn số nữa đang chờ mọi người khám phá đó. Lúc chúng ta đến đây thì trời lác đác mây nhưng giờ đã quang hơn rất nhiều, sẽ là điều kiện lý tưởng để ngắm dãy núi Rausu đấy nghen. Nếu ai hứng thú leo lên núi Rausu này thì hãy chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo đấy. Một chuyến đi đầy khó khăn sẽ chờ bạn chinh phục đó bởi để leo được tới đỉnh dãy núi này thì cần tới 4 – 6 tiếng đồng hồ, thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt.

Nhật Bản Today - Chiếm phần lớn bán đảo Shiretoko ở tận cùng đông bắc đảo Hokkaido, theo người Ainu nghĩa là "Nơi tận cùng Trái Đất", "phần cuối lãnh thổ" hay "mảnh đất nhô ra". Công viên cũng là nơi cư ngụ của loài gấu lớn nhất Nhật Bản, nơi đó là vườn quốc gia Shiretoko nổi tiếng ở Nhật Bản.

Vườn quốc gia Shiretoko 1

Shiretoko gồm hai thị trấn - Shari, Rausu và dãy núi hùng vĩ Shiretoko với độ cao 1200m-1600m trải dài qua trung tâm bán đảo giống như chiếc xương sống khổng lồ. Đỉnh cao nhất trong hệ thống núi này là Rausu-dake (trên mực nước biển 1661m). Nơi đây có rất nhiều hồ và thác nước như hồ Shiretoko Goko, thác nước Kamuiwakka, suối nước nóng tự nhiên đang phun từng đợt và gần 70 sông suối. Shiretoko cũng có nhiều suối nước nóng trong vùng núi lửa và tảng đá Godzilla Iwa khổng lồ trông như một con quái vật. Được công nhận vào năm 2005 cùng với một phần đảo Kuril do Nga kiểm soát.  Shiretoko trong tiếng Ainu có nghĩa là "nơi tận cùng trái đất"

Có lẽ vì là nơi xa xôi như vậy, con người chỉ có thể tới đây chủ yếu bằng tàu hoặc thuyền do địa hình nơi đây khá hiểm, khó có thể để đậu đỗ máy bay nên thiên nhiên ở đây rất hoang sơ và gần như nguyên vẹn với những gì vốn có của chúng, khi không có sự phá hoại của những bàn tay xấu. Chính vì vẻ đẹp thiên nhiên mộc có, hoang dại có, mạnh mẽ có này mà năm 2005, công viên quốc gia Shiretoko được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Shiretoko nổi tiếng với du khách không chỉ bởi những ngọn núi lửa – nét đặc trưng của Hokkaido và cũng là của Nhật Bản, mà còn bởi những cánh rừng nguyên sinh sừng sững trên những vách đá hướng ra biển, bởi những cánh chim hải âu chao liệng ngoài xa. Cảm giác đứng trên cao và hướng ra biển sẽ thật tuyệt lắm đó – như một chấm nhỏ vô hình nối không gian trời, đất và biển , hãy tới xem năm hồ lớn của Shiretoko , địa điểm này dễ đến nhất đấy vì chúng nằm ở phía tây của bờ biển, cuối con đường chính. Những khu hồ này được bảo tồn rất tốt nên khi đến đây, bạn đừng vứt rác, sẽ không đẹp đâu đó. Hơn thế nữa, năm hồ ở đây được liên kết theo hình vòng cung nên bạn sẽ chỉ mất gần một tiếng đồng hồ để ngắm cảnh và chụp ảnh.

Vườn quốc gia Shiretoko 2

Thác nước nóng Kamuiwakka, một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Nhật Bản hiện ra trước mắt. Vẻ đẹp của thác đã được người xưa cảm thụ và đặt tên nó là dòng sông của những vị thần đấy. Để đến được địa điểm ngắm thác, chúng ta cần phải bắt một chuyến xe buýt, chạy khoảng 40 phút từ trung tâm bán đảo Shiretoko.

Trên đường ra về, ý Ichi là trên đường Shiretoko vẫn còn một ẩn số nữa đang chờ mọi người khám phá đó. Lúc chúng ta đến đây thì trời lác đác mây nhưng giờ đã quang hơn rất nhiều, sẽ là điều kiện lý tưởng để ngắm dãy núi Rausu đấy nghen. Nếu ai hứng thú leo lên núi Rausu này thì hãy chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo đấy. Một chuyến đi đầy khó khăn sẽ chờ bạn chinh phục đó bởi để leo được tới đỉnh dãy núi này thì cần tới 4 – 6 tiếng đồng hồ, thực hiện trong điều kiện thời tiết tốt.

Nhật Bản Today - Geisha  là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí.

Những nàng Geisha Nhật Bản 1

Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Geisha hiện đại

Thời thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều geisha. Ngày nay các geisha vẫn còn hoạt động, tuy số lượng ngày càng giảm. Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi - khu phố hoa, đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai (花柳界, "hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).

Những nàng Geisha Nhật Bản 2

Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người.Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.

Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ, sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được geisha giải trí.

Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là tại các quán trà (茶屋, chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi là senkōdai (線香代, tuyến hương đại) hoặc gyokudai (玉代 ngọc đại - "giá ngọc"). Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (検番 kenban), nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.

Theo truyền thống, geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha.

Những nàng Geisha Nhật Bản 3

Cũng theo truyền thống, một geisha đã được công nhận có thể có một danna, hay người bảo trợ. Một danna thường là một người đàn ông giàu có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra. Mặc dù một geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của người bảo trợ cho geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật.

Geisha ở Nhật có nguyên cả một hiệp hội để điều hành và hoạt động theo những quy định ban hành.Ngày nay những cô gái Nhật có xu hướng mong muốn được đi theo nghề geisha này. Vì tính chất của geisha là cóthu nhập khá cao, được tiếp xúc với giới thượng lưu. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành 1 geisha. Từ năm 13 tuổi các cô gái đã được hiệp hội tuyển dụng. Từ đây họ sẽ được đào tạo bài bản những thứ có liên quan đến hoạt động của geisha. Ngoài việc học văn hoá họ phải học thêm đàn, ca, chính trị, kinh tế và nghệ thuật giao tiếp. Geisha khi đi làm rất quan trọng bề ngoài của mình. Họ có cách trang điểm đặc trưng riêng của mình từ trang phục đến cách trang điểm cũng như đi đứng chuyện trò.Geisha sẽ là người giúp vui cho du khách bằng tài cầm kỳ thi họa, uống rượu và trò chuyện.

Nhật Bản Today - Geisha  là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí.

Những nàng Geisha Nhật Bản 1

Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Geisha hiện đại

Thời thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều geisha. Ngày nay các geisha vẫn còn hoạt động, tuy số lượng ngày càng giảm. Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi - khu phố hoa, đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai (花柳界, "hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).

Những nàng Geisha Nhật Bản 2

Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người.Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.

Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ, sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được geisha giải trí.

Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là tại các quán trà (茶屋, chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi là senkōdai (線香代, tuyến hương đại) hoặc gyokudai (玉代 ngọc đại - "giá ngọc"). Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (検番 kenban), nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.

Theo truyền thống, geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha.

Những nàng Geisha Nhật Bản 3

Cũng theo truyền thống, một geisha đã được công nhận có thể có một danna, hay người bảo trợ. Một danna thường là một người đàn ông giàu có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra. Mặc dù một geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của người bảo trợ cho geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật.

Geisha ở Nhật có nguyên cả một hiệp hội để điều hành và hoạt động theo những quy định ban hành.Ngày nay những cô gái Nhật có xu hướng mong muốn được đi theo nghề geisha này. Vì tính chất của geisha là cóthu nhập khá cao, được tiếp xúc với giới thượng lưu. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành 1 geisha. Từ năm 13 tuổi các cô gái đã được hiệp hội tuyển dụng. Từ đây họ sẽ được đào tạo bài bản những thứ có liên quan đến hoạt động của geisha. Ngoài việc học văn hoá họ phải học thêm đàn, ca, chính trị, kinh tế và nghệ thuật giao tiếp. Geisha khi đi làm rất quan trọng bề ngoài của mình. Họ có cách trang điểm đặc trưng riêng của mình từ trang phục đến cách trang điểm cũng như đi đứng chuyện trò.Geisha sẽ là người giúp vui cho du khách bằng tài cầm kỳ thi họa, uống rượu và trò chuyện.

Nhật Bản Today - Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.

Điểm đặc biệt trong đám cưới ở Nhật 1

Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại. Hinh thức kết hôn có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.

Qui mô tổ chức lễ cưới nhỏ, thông thường chỉ có sự hiện diện người thân đôi bên gia đình cô dâu chú rể. Ngày xưa lễ cưới được tổ chức tại các đền thờ nhưng ngày nay  khách sạn cũng là nơi nhiều người tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo. Lễ cưới là sự kinh doanh lớn tại Nhật Bản

Điểm đặc biệt trong đám cưới ở Nhật 2

Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới.   Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.

Sau phần nghi lễ quan trọng dành cho cô dâu chú rể kết thúc,  tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc  thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rễ, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.
Kết thúc tiệc cưới thường có thêm tăng 2,  thường thì mọi người kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.


Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD) . Chi phí để tổ chức một lễ cưới rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà  kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…

Nhật Bản Today - Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.

Điểm đặc biệt trong đám cưới ở Nhật 1

Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại. Hinh thức kết hôn có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.

Qui mô tổ chức lễ cưới nhỏ, thông thường chỉ có sự hiện diện người thân đôi bên gia đình cô dâu chú rể. Ngày xưa lễ cưới được tổ chức tại các đền thờ nhưng ngày nay  khách sạn cũng là nơi nhiều người tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo. Lễ cưới là sự kinh doanh lớn tại Nhật Bản

Điểm đặc biệt trong đám cưới ở Nhật 2

Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới.   Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.

Sau phần nghi lễ quan trọng dành cho cô dâu chú rể kết thúc,  tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc  thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rễ, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.
Kết thúc tiệc cưới thường có thêm tăng 2,  thường thì mọi người kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.


Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD) . Chi phí để tổ chức một lễ cưới rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà  kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…

Nhật Bản Today - Có một số chữ cũng như cách đọc được dùng khá phổ biến nên có thể biết ngay được cách đọc hoặc chữ viết một số tên nhất định. Tuy nhiên, vì không có hạn chế đối với cách đọc nên vẫn còn nhiều khả năng xảy ra rắc rối khi đọc những tên mới gặp lần đầu. Số lượng từ để đặt tên được quy định lần đầu tiên vào năm 1948, đến năm 1990 được hạn chế trong vòng 1.945 Hán tự thường dụng và có 284 chữ chỉ được dùng để đặt tên riêng.

Tên họ của người Nhật 1

Trước thế kỷ 8, có 2 loại tên nhóm chính trong xã hội Nhật Bản là uji, tức là họ, để chỉ các dòng họ hoặc thị tộc, và kabane là tước hiệu, phẩm hàm cao quý phong cho uji và các cá nhân, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với một cá nhân, kabane được đặt giữa tên của uji và tên riêng, ví dụ "Nakatomi no Muraji no Kamako" có nghĩa là ông Kamako thuộc dòng họ Nakatomi và mang tước hiệu muraji.

Trong thời Heian (794-1185), số người mang những họ liên quan đến hoàng gia và được ban tặng tên như Ariwara, Minamoto và Taira gia tăng rất nhiều nên cần phải chia nhỏ hơn. Và người ta thường phân biệt các nhóm nhỏ hơn bằng cách xác định theo địa danh mà họ sinh sống.

Từ thế kỷ 13 trở đi, các gia đình võ sĩ ở nông thôn tự phân biệt nhau trong cùng dòng họ bằng cách lấy địa danh làm họ nhỏ chung của gia đình, và tất cả các loại tên nhóm được ấn định hoàn toàn vào đầu thế kỷ 17. Trừ một vài ngoại lệ, nói chung, các gia đình thượng lưu mới có họ, còn những người khác chỉ gọi nhau bằng tên riêng, khi cần thiết thì ghép thêm từ chỉ công việc hoặc địa danh để phân biệt.

Tuy nhiên, năm 1870, tức 2 năm sau Minh Trị Duy Tân, tất cả mọi người đều được phép có họ và đến năm 1875, việc có họ trở thành điều bắt buộc. Mọi người tự đặt họ cho mình bằng cách mượn các họ có sẵn hoặc lấy những họ hoàn toàn mới.

Nói riêng về tên, xưa kia, trong khi dân thường nói chung không có họ và đàn ông hạ lưu dùng tên được đặt khi còn nhỏ suốt cả cuộc đời, đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu lại có thể có nhiều tên. 3 loại tên riêng chủ yếu là tên khi còn nhỏ, được đặt vào ngày thứ 7 sau khi chào đời và dùng cho tới khi 15 tuổi; tên thường dùng và tên chính thức – được đặt cùng một lúc khi người con trai đến tuổi 15.

Trước thế kỷ 9, trong sách sử Nhật Bản, tên của hầu hết các phụ nữ thường có đuôi -me, -iratsume hoặc -toji, ví dụ như "Shima-me". Về sau, các phụ nữ quý tộc lấy tên chính thức gồm 1 chữ Hán cộng thêm chữ -ko, chẳng hạn "Sadako". Phụ nữ hạ lưu không bao giờ dùng từ này nhưng trong thế kỷ 16 bắt đầu xuất hiện kiểu dùng chữ o- ở đầu tên, ví như "Oichi". Thông lệ đó lan rộng trong thời Edo (1603-1868) khi hầu hết tên của phụ nữ gồm 2 âm tiết, thường được viết bằng hệ chữ kana và vị trí của người phụ nữ đó thể hiện rõ trong tên gọi.

Tên họ của người Nhật 2

Những thay đổi trong công cuộc Minh Trị Duy Tân đã dẫn đến việc ngày càng nhiều người dùng chữ Hán đặt tên. Số người dùng tên có chữ -ko tăng từ 3% vào giữa những năm 1880 lên tới 80% vào năm 1935. Tên của phụ nữ ngày nay thường theo thông lệ quý tộc cổ gồm 2 âm tiết và cộng thêm chữ -ko hoặc lấy những tên 3 âm tiết nghe rất thanh nhã như "Harue". Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng đặt tên con gái có chữ -ko đang giảm đi rất nhiều.

Hiện tại, hai họ phổ biến nhất ở Nhật Bản là Sato và Suzuki, mỗi họ chiếm hơn 1,5% dân số. Các họ thông dụng tiếp theo là Tanaka, Yamamoto, Watanabe, Kobayashi, Saito, Tamura, Ito và Takahashi. Về cách đọc họ, người ta thường dùng cách đọc theo âm Nhật.

Khi viết tên, người Nhật viết họ trước, tên sau, nhưng cách dùng tương đối giống với phương Tây. Thông thường trong xã giao, người Nhật gọi nhau bằng họ, rồi thêm một số từ vào sau như san (ông, bà, anh, chị), sensei (thầy, cô giáo), v.v… ví dụ Hashimoto-san, Tanaka-sensei. Trong gia đình hoặc giữa bạn bè thân thiết, mọi người mới gọi nhau bằng tên riêng./.

Nhật Bản Today - Có một số chữ cũng như cách đọc được dùng khá phổ biến nên có thể biết ngay được cách đọc hoặc chữ viết một số tên nhất định. Tuy nhiên, vì không có hạn chế đối với cách đọc nên vẫn còn nhiều khả năng xảy ra rắc rối khi đọc những tên mới gặp lần đầu. Số lượng từ để đặt tên được quy định lần đầu tiên vào năm 1948, đến năm 1990 được hạn chế trong vòng 1.945 Hán tự thường dụng và có 284 chữ chỉ được dùng để đặt tên riêng.

Tên họ của người Nhật 1

Trước thế kỷ 8, có 2 loại tên nhóm chính trong xã hội Nhật Bản là uji, tức là họ, để chỉ các dòng họ hoặc thị tộc, và kabane là tước hiệu, phẩm hàm cao quý phong cho uji và các cá nhân, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với một cá nhân, kabane được đặt giữa tên của uji và tên riêng, ví dụ "Nakatomi no Muraji no Kamako" có nghĩa là ông Kamako thuộc dòng họ Nakatomi và mang tước hiệu muraji.

Trong thời Heian (794-1185), số người mang những họ liên quan đến hoàng gia và được ban tặng tên như Ariwara, Minamoto và Taira gia tăng rất nhiều nên cần phải chia nhỏ hơn. Và người ta thường phân biệt các nhóm nhỏ hơn bằng cách xác định theo địa danh mà họ sinh sống.

Từ thế kỷ 13 trở đi, các gia đình võ sĩ ở nông thôn tự phân biệt nhau trong cùng dòng họ bằng cách lấy địa danh làm họ nhỏ chung của gia đình, và tất cả các loại tên nhóm được ấn định hoàn toàn vào đầu thế kỷ 17. Trừ một vài ngoại lệ, nói chung, các gia đình thượng lưu mới có họ, còn những người khác chỉ gọi nhau bằng tên riêng, khi cần thiết thì ghép thêm từ chỉ công việc hoặc địa danh để phân biệt.

Tuy nhiên, năm 1870, tức 2 năm sau Minh Trị Duy Tân, tất cả mọi người đều được phép có họ và đến năm 1875, việc có họ trở thành điều bắt buộc. Mọi người tự đặt họ cho mình bằng cách mượn các họ có sẵn hoặc lấy những họ hoàn toàn mới.

Nói riêng về tên, xưa kia, trong khi dân thường nói chung không có họ và đàn ông hạ lưu dùng tên được đặt khi còn nhỏ suốt cả cuộc đời, đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu lại có thể có nhiều tên. 3 loại tên riêng chủ yếu là tên khi còn nhỏ, được đặt vào ngày thứ 7 sau khi chào đời và dùng cho tới khi 15 tuổi; tên thường dùng và tên chính thức – được đặt cùng một lúc khi người con trai đến tuổi 15.

Trước thế kỷ 9, trong sách sử Nhật Bản, tên của hầu hết các phụ nữ thường có đuôi -me, -iratsume hoặc -toji, ví dụ như "Shima-me". Về sau, các phụ nữ quý tộc lấy tên chính thức gồm 1 chữ Hán cộng thêm chữ -ko, chẳng hạn "Sadako". Phụ nữ hạ lưu không bao giờ dùng từ này nhưng trong thế kỷ 16 bắt đầu xuất hiện kiểu dùng chữ o- ở đầu tên, ví như "Oichi". Thông lệ đó lan rộng trong thời Edo (1603-1868) khi hầu hết tên của phụ nữ gồm 2 âm tiết, thường được viết bằng hệ chữ kana và vị trí của người phụ nữ đó thể hiện rõ trong tên gọi.

Tên họ của người Nhật 2

Những thay đổi trong công cuộc Minh Trị Duy Tân đã dẫn đến việc ngày càng nhiều người dùng chữ Hán đặt tên. Số người dùng tên có chữ -ko tăng từ 3% vào giữa những năm 1880 lên tới 80% vào năm 1935. Tên của phụ nữ ngày nay thường theo thông lệ quý tộc cổ gồm 2 âm tiết và cộng thêm chữ -ko hoặc lấy những tên 3 âm tiết nghe rất thanh nhã như "Harue". Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng đặt tên con gái có chữ -ko đang giảm đi rất nhiều.

Hiện tại, hai họ phổ biến nhất ở Nhật Bản là Sato và Suzuki, mỗi họ chiếm hơn 1,5% dân số. Các họ thông dụng tiếp theo là Tanaka, Yamamoto, Watanabe, Kobayashi, Saito, Tamura, Ito và Takahashi. Về cách đọc họ, người ta thường dùng cách đọc theo âm Nhật.

Khi viết tên, người Nhật viết họ trước, tên sau, nhưng cách dùng tương đối giống với phương Tây. Thông thường trong xã giao, người Nhật gọi nhau bằng họ, rồi thêm một số từ vào sau như san (ông, bà, anh, chị), sensei (thầy, cô giáo), v.v… ví dụ Hashimoto-san, Tanaka-sensei. Trong gia đình hoặc giữa bạn bè thân thiết, mọi người mới gọi nhau bằng tên riêng./.

Nhật Bản Today - Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú Sĩ.
Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm cậu bé mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.

Truyền thuyết hoa anh đào 1

Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: "Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh".

Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề  ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: "Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này".

Truyền thuyết hoa anh đào 2

Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình "oan nghiệt" và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè.

Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.

-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?

Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết:
- Chỉ bu
n đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm. Không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?

Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi.
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.


Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!

Truyền thuyết hoa anh đào 3

Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: "Tha lỗi cho anh.  Anh đã hiểu ra rồi…" Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi… Đến sáng, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta đặt tên hoa là Anh đào.

Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.

Nhật Bản Today - Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú Sĩ.
Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm cậu bé mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.

Truyền thuyết hoa anh đào 1

Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: "Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh".

Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề  ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: "Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này".

Truyền thuyết hoa anh đào 2

Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình "oan nghiệt" và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè.

Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.

-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?

Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết:
- Chỉ bu
n đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm. Không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?

Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi.
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.


Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!

Truyền thuyết hoa anh đào 3

Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: "Tha lỗi cho anh.  Anh đã hiểu ra rồi…" Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi… Đến sáng, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta đặt tên hoa là Anh đào.

Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.

Nhật Bản Today - Cầu thang Haiku còn được gọi là “Nấc thang thiên đường”, là một dốc đường mòn đi bộ đường dài trên đảo Oahu.

Đường mòn bắt đầu như một cái thang bằng gỗ đơn giản, bậc thang tăng dần về phía vách đá ở phía nam thung lũng Iku. Nó được cài đặt trong Thế chiến II để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đài phát thanh khổng lồ, nằm bí mật ẩn trong một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã lâu.

Khác với các trạm phát thanh khác, trạm phát thanh của hải quân Hoa Kỳ không sử dụng bất kỳ tòa tháp nào cả, chỉ có cáp ăng-ten chạy dọc giữa các vách đá trong thung lũng Iku, cùng với một tòa nhà trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 850 m, để truyền tải các tín hiệu đến các tàu ngầm xa xôi tận vùng vịnh Tokyo ( Nhật Bản) hay kết nối liên lạc giữa quận Wahiawa với trạm hải quân Hoa Kỳ.


Nấc thang thiên đường ở Oahu 1
 
Đầu những năm 1950, người ta thay thế 3.922 bậc cầu thang gỗ bằng kim loại để giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ đường dài trong thời tiết mưa liên tục. Cầu thang được thay thế khá hẹp, chỉ có thể lưu thông một chiều.
 
Vào cuối những năm 1960, đài phát thanh được chuyển đổi thành một trạm hệ thống định vị (trạm OMEGA), khi đó việc bảo trì cầu thang đã chấm dứt. Dưới tác hại của thiên nhiên, cầu thang bị xói mòn, bị gỉ sét khủng khiếp và nguy hiểm. Vì vậy, khu vực này đã chính thức đóng cửa vào năm 1987, không cho công chúng viếng thăm cũng như du khách đi bộ đường dài để cho quá trình tu sửa.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 2 

Bạn có thể thấy đường cao tốc H3 bên dưới, trông như một con rắn thông qua vùng vịnh Kaneohe và dần dần khuất dạng trong dãy núi Koolau.
 
Đến năm 2003, Cầu thang Haiku đã được sửa chữa xong, tổng chi phí sửa chữa là 875.000 đôla. Một số tiền không nhỏ mà chính quyền thành phố Honolulu bỏ ra, cho nên họ không có kế hoạch mở cửa cầu thang trở lại cho người dân viếng thăm vì lo ngại về trách nhiệm.
 
Trong quá khứ, người dân sử dụng cầu thang này như một điểm dừng chân lí tưởng, họ thường leo lên những nấc cuối cùng cầu thang để có một cái nhìn bao quát về cảnh quan tuyệt vời xung quanh. Cho đến ngày hôm nay, cầu thang vẫn chưa mở cửa trở lại. Một số người đi bộ đường dài vẫn khao khát đến một ngày nào đó, nó mở cửa trở lại và người ta lại có cơ hội được leo lên đó để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp từ trên xuống.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 3 

Đây là quang cảnh phía bắc, bạn có thể nhìn thấy thị trấn Kaawa và vịnh Kaneohe.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 4

Con đường đi lên và xuống không phải dễ dàng, có khá nhiều chỗ dốc.

Nhật Bản Today - Cầu thang Haiku còn được gọi là “Nấc thang thiên đường”, là một dốc đường mòn đi bộ đường dài trên đảo Oahu.

Đường mòn bắt đầu như một cái thang bằng gỗ đơn giản, bậc thang tăng dần về phía vách đá ở phía nam thung lũng Iku. Nó được cài đặt trong Thế chiến II để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đài phát thanh khổng lồ, nằm bí mật ẩn trong một ngọn núi lửa ngưng hoạt động đã lâu.

Khác với các trạm phát thanh khác, trạm phát thanh của hải quân Hoa Kỳ không sử dụng bất kỳ tòa tháp nào cả, chỉ có cáp ăng-ten chạy dọc giữa các vách đá trong thung lũng Iku, cùng với một tòa nhà trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 850 m, để truyền tải các tín hiệu đến các tàu ngầm xa xôi tận vùng vịnh Tokyo ( Nhật Bản) hay kết nối liên lạc giữa quận Wahiawa với trạm hải quân Hoa Kỳ.


Nấc thang thiên đường ở Oahu 1
 
Đầu những năm 1950, người ta thay thế 3.922 bậc cầu thang gỗ bằng kim loại để giảm bớt nguy hiểm cho người đi bộ đường dài trong thời tiết mưa liên tục. Cầu thang được thay thế khá hẹp, chỉ có thể lưu thông một chiều.
 
Vào cuối những năm 1960, đài phát thanh được chuyển đổi thành một trạm hệ thống định vị (trạm OMEGA), khi đó việc bảo trì cầu thang đã chấm dứt. Dưới tác hại của thiên nhiên, cầu thang bị xói mòn, bị gỉ sét khủng khiếp và nguy hiểm. Vì vậy, khu vực này đã chính thức đóng cửa vào năm 1987, không cho công chúng viếng thăm cũng như du khách đi bộ đường dài để cho quá trình tu sửa.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 2 

Bạn có thể thấy đường cao tốc H3 bên dưới, trông như một con rắn thông qua vùng vịnh Kaneohe và dần dần khuất dạng trong dãy núi Koolau.
 
Đến năm 2003, Cầu thang Haiku đã được sửa chữa xong, tổng chi phí sửa chữa là 875.000 đôla. Một số tiền không nhỏ mà chính quyền thành phố Honolulu bỏ ra, cho nên họ không có kế hoạch mở cửa cầu thang trở lại cho người dân viếng thăm vì lo ngại về trách nhiệm.
 
Trong quá khứ, người dân sử dụng cầu thang này như một điểm dừng chân lí tưởng, họ thường leo lên những nấc cuối cùng cầu thang để có một cái nhìn bao quát về cảnh quan tuyệt vời xung quanh. Cho đến ngày hôm nay, cầu thang vẫn chưa mở cửa trở lại. Một số người đi bộ đường dài vẫn khao khát đến một ngày nào đó, nó mở cửa trở lại và người ta lại có cơ hội được leo lên đó để ngắm nhìn quanh cảnh tuyệt đẹp từ trên xuống.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 3 

Đây là quang cảnh phía bắc, bạn có thể nhìn thấy thị trấn Kaawa và vịnh Kaneohe.

Nấc thang thiên đường ở Oahu 4

Con đường đi lên và xuống không phải dễ dàng, có khá nhiều chỗ dốc.

Nhật Bản Today - Không riêng gì đất nước Nhật Bản, khi đến với một nền văn hóa mới, các bạn nên tìm hiểu về phong tục tập quán và những điều nên-không nên làm. Dưới đây là một số sưu tầm về những điều kiêng kị trong văn hóa Nhật Bản để các bạn có thêm chút kiến thức khi đặt chân tới xứ sở hoa phù tang:  

Những điều cần kiêng kị ở Nhật 1

1. Con số 4: Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.

2. Cắm đũa lên bát cơm
Người nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

3. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

4. Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc
Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

5. Xe tang
Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi

6. Cắt móng tay ,móng chân vào ban đêm
Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ

7. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò

8. Huýt sáo vào ban đêm
Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.

9.Khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.

10. Khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người nhật cho rằng đó là điều không tốt.

11. Ở nhật giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

12. Người nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như: xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn v.v… Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại hay chọt v.v… Đây là thói rất xấu khi ăn cơm… . .

Những điều cần kiêng kị ở Nhật 2

13. Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói. Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ. Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

14. Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.

Nhật Bản Today - Không riêng gì đất nước Nhật Bản, khi đến với một nền văn hóa mới, các bạn nên tìm hiểu về phong tục tập quán và những điều nên-không nên làm. Dưới đây là một số sưu tầm về những điều kiêng kị trong văn hóa Nhật Bản để các bạn có thêm chút kiến thức khi đặt chân tới xứ sở hoa phù tang:  

Những điều cần kiêng kị ở Nhật 1

1. Con số 4: Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ "Tử" (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.

2. Cắm đũa lên bát cơm
Người nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

3. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

4. Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc
Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

5. Xe tang
Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi

6. Cắt móng tay ,móng chân vào ban đêm
Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ

7. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò

8. Huýt sáo vào ban đêm
Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.

9.Khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.

10. Khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người nhật cho rằng đó là điều không tốt.

11. Ở nhật giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

12. Người nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như: xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn v.v… Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại hay chọt v.v… Đây là thói rất xấu khi ăn cơm… . .

Những điều cần kiêng kị ở Nhật 2

13. Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói. Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ. Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

14. Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.