Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Wagashi - loại bánh kẹo ngọt theo mùa cổ truyền Nhật Bản - người dân xứ Phù tang dường như mang cả vẻ đẹp thiên nhiên cả bốn mùa vào những chiếc bánh nhỏ, xinh.

Hoa lá bốn mùa trong thế giới Wagashi

Wagashi với hương vị trái cây nguyên bản ra đời tại Nhật Bản từ cách đây rất lâu - vào thời đại Yayoi (300 TCN - 300 SCN). Tuy nhiên nó chỉ thực sự trở nên phổ biến từ thế kỷ 15 - khi xứ sở Phù Tang bắt đầu bước vào thời đại Edo.

 Hương vị rất phù hợp để dùng với trà trong các buổi trà đạo với đậu, thạch rong biển, đường mía, gạo nếp... Do có các thành phần chủ yếu từ thực vật nên Wagashi có vị thanh, mát và không ngọt sắc quá. Nhờ các thành phần này mà Wagashi cũng có mùi hương dịu dàng, quyến rũ không hề bị lẫn vào hương vị các loại đồ uống đi kèm.

Cả một bầu xuân thắm sắc anh đào hiển hiện trong những chiếc bánh Wagashi


Tùy theo từng tháng, từng mùa khác nhau người Nhật sẽ làm loại Wagashi đặc trưng riêng

Mùa xuân người Nhật làm sakura-mochi - loại Wagashi làm từ gạo nếp được gói bằng lá anh đào. Mizu yokan là loại Wagashi dành cho những ngày hè. Thành phần chính của nó gồm đậu đỏ nấu thành thạch và đổ vào trong một chiếc ống tre. Mùa thu thì có Nama-gashi gồm một loại có hình dáng như trái hồng chín vàng, loại kia trông giống cây bạch quả. Vào những ngày đông, người Nhật lại yêu thích Higashi - loại Wagashi khô trông giống như tuyết.

Màu lá đỏ đặc trưng của mùa thu Nhật Bản cũng mênh mang trong Wagashi

 Mỗi chiếc bánh Wagashi dường như là một bức tranh phong cảnh tinh tế mà người thợ làm nên nó là một họa sĩ tài hoa. Wagashi gợi người ta nhớ về những câu thơ Haiku của Nhật Bản, với vẻ đẹp súc tích mà ý vị mênh mang.

 Tên gọi của nhiều loại Wagashi cũng có nguồn gốc từ những câu cổ thi gợi cho ta nét gì đó thật trang nhã và thanh tĩnh. Nhấm nháp Wagashi với một tách trà, để cảm nhận bước đi lặng lẽ giữa xuân hạ thu đông của thời gian...

Nhật Bản Today - Wagashi - loại bánh kẹo ngọt theo mùa cổ truyền Nhật Bản - người dân xứ Phù tang dường như mang cả vẻ đẹp thiên nhiên cả bốn mùa vào những chiếc bánh nhỏ, xinh.

Hoa lá bốn mùa trong thế giới Wagashi

Wagashi với hương vị trái cây nguyên bản ra đời tại Nhật Bản từ cách đây rất lâu - vào thời đại Yayoi (300 TCN - 300 SCN). Tuy nhiên nó chỉ thực sự trở nên phổ biến từ thế kỷ 15 - khi xứ sở Phù Tang bắt đầu bước vào thời đại Edo.

 Hương vị rất phù hợp để dùng với trà trong các buổi trà đạo với đậu, thạch rong biển, đường mía, gạo nếp... Do có các thành phần chủ yếu từ thực vật nên Wagashi có vị thanh, mát và không ngọt sắc quá. Nhờ các thành phần này mà Wagashi cũng có mùi hương dịu dàng, quyến rũ không hề bị lẫn vào hương vị các loại đồ uống đi kèm.

Cả một bầu xuân thắm sắc anh đào hiển hiện trong những chiếc bánh Wagashi


Tùy theo từng tháng, từng mùa khác nhau người Nhật sẽ làm loại Wagashi đặc trưng riêng

Mùa xuân người Nhật làm sakura-mochi - loại Wagashi làm từ gạo nếp được gói bằng lá anh đào. Mizu yokan là loại Wagashi dành cho những ngày hè. Thành phần chính của nó gồm đậu đỏ nấu thành thạch và đổ vào trong một chiếc ống tre. Mùa thu thì có Nama-gashi gồm một loại có hình dáng như trái hồng chín vàng, loại kia trông giống cây bạch quả. Vào những ngày đông, người Nhật lại yêu thích Higashi - loại Wagashi khô trông giống như tuyết.

Màu lá đỏ đặc trưng của mùa thu Nhật Bản cũng mênh mang trong Wagashi

 Mỗi chiếc bánh Wagashi dường như là một bức tranh phong cảnh tinh tế mà người thợ làm nên nó là một họa sĩ tài hoa. Wagashi gợi người ta nhớ về những câu thơ Haiku của Nhật Bản, với vẻ đẹp súc tích mà ý vị mênh mang.

 Tên gọi của nhiều loại Wagashi cũng có nguồn gốc từ những câu cổ thi gợi cho ta nét gì đó thật trang nhã và thanh tĩnh. Nhấm nháp Wagashi với một tách trà, để cảm nhận bước đi lặng lẽ giữa xuân hạ thu đông của thời gian...

Nhật Bản Today - Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán - Việt là Lưu Cầu quốc.

Vương Quốc Lưu Cầu 1

Địa danh Lưu Cầu khá quen thuộc với những ai yêu thích sử học, qua những văn kiện bang giao giữa Lưu Cầu quốc với Quảng Nam quốc (tức xứ Đàng Trong) dưới thời các chúa Nguyễn, hay qua tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư do cụ Phan Bội Châu viết vào năm 1903.

Vương quốc Lưu Cầu tồn tại trong các thế kỷ 15-19, được Trung Hoa hậu thuẫn nhờ có mối giao hảo với các triều Minh - Thanh. Năm 1609, lãnh chúa xứ Satsuma ở phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản đã tấn công Lưu Cầu và buộc vương quốc này phải triều cống. Năm 1872, Nhật Bản tuyên bố Lưu Cầu là thuộc địa của mình, đặt tên là Okinawa - han. Đến năm 1879, Lưu Cầu bị sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Nhật, trở thành một tỉnh của đế chế mặt trời mọc. Ngày nay Okinawa là thánh địa của ngành du lịch Nhật Bản với một quần thể di tích thành quách, lâu đài, mộ cổ phong phú và một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của biển.

Vương Quốc Lưu Cầu 2

Du khách đến Lưu Cầu chủ yếu qua cửa ngõ Đài Loan. Sau một giờ bay từ Đài Bắc, thành phố Naha xinh đẹp - thủ phủ của Okinawa, hiện ra dưới cánh máy bay. Là một đảo quốc nhỏ ở giữa hai đế chế hùng mạnh là Trung Hoa và Nhật Bản, lại bị các tiểu quốc lân bang đe dọa thường xuyên nên các triều đại cai trị Lưu Cầu (triều Tenson, triều Eiso và triều Sho) đã cho xây dựng nhiều pháo đài và thành lũy trên các ngọn núi quanh đảo, bố trí lực lượng đồn trú hùng hậu để bảo vệ vương quốc.

Các tòa thành Nakijin, Zakimi, Katsuren, Nakagusuku, Shuri... cùng với cổng đá Sonohyan-Utaki, lăng Tamaudun, vườn Shikinaen, di tích Seifa-Utaki... ở phía nam đảo Okinawa là những chứng tích sống động của thời kỳ hoàng kim và thịnh trị của vương quốc Lưu Cầu. Quần thể di tích kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng của vương quốc Lưu Cầu là thành cổ Nakijin Gusuku với hai vòng thành xếp bằng đá nhìn ra biển Đông, từng là cung điện hoàng gia của vương triều Sho. Trong khuôn viên vòng tường thành dài hơn 1.500m vẫn còn dấu vết của ba ngôi đền cổ, trong đó đền thờ Hỏa thần còn khá nguyên vẹn, là nơi cư dân địa phương vẫn thường xuyên đến hành lễ.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật di tích này trong nhiều năm trời, phát hiện tiền cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây; đồ gốm của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan và cả gốm Chu Đậu của Việt Nam (có niên đại từ thế kỷ 16). Dưới chân thành Nakijin Gusuku là một dãy hàng quán, bán nhiều thứ đặc sản của Okinawa, đặc biệt là món gusuku soba, nghĩa là món "mì ở di chỉ thành lũy", nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon.

Một điểm đến hấp dẫn khác là lâu đài Katsuren của Amawari Aji, vị lãnh chúa thứ mười đầy quyền uy của dòng họ Aji. Lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra vịnh Okinawa nên có thể kiểm soát toàn bộ vùng cảng Okinawa và thung lũng Naha. Cũng như Nakijin Gusuku, kiến trúc thành lũy bao quanh Katsuren chủ yếu làm bằng đá xếp, không vôi vữa nhưng rất bền vững, đủ sức chống chọi với phong ba bão táp và những đợt tấn công của kẻ thù từ bên ngoài.

Vương Quốc Lưu Cầu 3

Amawari Aji chủ trương phát triển thương mại hàng hải với các nước lân bang. Ông đã cử thương thuyền đến các nước Đông Nam Á hay đến vùng biển Hoàng Hải để giao thương. Vì thế nơi phế tích này các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều đồ gốm sứ cao cấp của các nước Đông Á và nhiều đồ vàng bạc, ngọc trai, mã não đến từ các nước Nam Á được Amawari Aji cho mua về dùng và trang trí trong lâu đài.

Du khách đến Okinawa còn tham quan những ngôi mộ cổ nằm cheo leo nơi vách núi cạnh các cảng biển. Người Lưu Cầu xưa chôn người chết trong những chiếc quách bằng đá ở sườn núi, ba năm sau cải táng chuyển hài cốt sang các hũ sành và đặt trong những chiếc quách mới làm bằng gỗ, cũng nằm cheo leo nơi vách núi. Ngày nay, nhiều người dân Okinawa còn giữ phong tục mai táng này nhưng người qua đời được chôn vĩnh viễn trong ngôi mộ bằng đá gắn vào vách núi.

Sau một ngày thăm thú các sử tích của vương quốc Lưu Cầu, du khách thường kết thúc hành trình tham quan trong một nhà hàng để thưởng thức các món ăn vùng biển đảo, đặc biệt là các món sashimi chế biến từ mực, ốc, cá; món đậu phụ lạnh ăn kèm với cá muối và món canh rong biển. Ở Okinawa có thứ rượu gạo awamori nặng đến 60 độ, được dân bản địa coi là một đặc sản đáng tự hào. Đến đây, nếu không cụng ly và dốc cạn những giọt awamori cuối cùng, du khách sẽ không phải là những người bạn đáng tin đối với người Okinawa. Thật đấy!

Nhật Bản Today - Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán - Việt là Lưu Cầu quốc.

Vương Quốc Lưu Cầu 1

Địa danh Lưu Cầu khá quen thuộc với những ai yêu thích sử học, qua những văn kiện bang giao giữa Lưu Cầu quốc với Quảng Nam quốc (tức xứ Đàng Trong) dưới thời các chúa Nguyễn, hay qua tác phẩm Lưu Cầu huyết lệ tân thư do cụ Phan Bội Châu viết vào năm 1903.

Vương quốc Lưu Cầu tồn tại trong các thế kỷ 15-19, được Trung Hoa hậu thuẫn nhờ có mối giao hảo với các triều Minh - Thanh. Năm 1609, lãnh chúa xứ Satsuma ở phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản đã tấn công Lưu Cầu và buộc vương quốc này phải triều cống. Năm 1872, Nhật Bản tuyên bố Lưu Cầu là thuộc địa của mình, đặt tên là Okinawa - han. Đến năm 1879, Lưu Cầu bị sáp nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Nhật, trở thành một tỉnh của đế chế mặt trời mọc. Ngày nay Okinawa là thánh địa của ngành du lịch Nhật Bản với một quần thể di tích thành quách, lâu đài, mộ cổ phong phú và một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của biển.

Vương Quốc Lưu Cầu 2

Du khách đến Lưu Cầu chủ yếu qua cửa ngõ Đài Loan. Sau một giờ bay từ Đài Bắc, thành phố Naha xinh đẹp - thủ phủ của Okinawa, hiện ra dưới cánh máy bay. Là một đảo quốc nhỏ ở giữa hai đế chế hùng mạnh là Trung Hoa và Nhật Bản, lại bị các tiểu quốc lân bang đe dọa thường xuyên nên các triều đại cai trị Lưu Cầu (triều Tenson, triều Eiso và triều Sho) đã cho xây dựng nhiều pháo đài và thành lũy trên các ngọn núi quanh đảo, bố trí lực lượng đồn trú hùng hậu để bảo vệ vương quốc.

Các tòa thành Nakijin, Zakimi, Katsuren, Nakagusuku, Shuri... cùng với cổng đá Sonohyan-Utaki, lăng Tamaudun, vườn Shikinaen, di tích Seifa-Utaki... ở phía nam đảo Okinawa là những chứng tích sống động của thời kỳ hoàng kim và thịnh trị của vương quốc Lưu Cầu. Quần thể di tích kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Một trong những di sản nổi tiếng của vương quốc Lưu Cầu là thành cổ Nakijin Gusuku với hai vòng thành xếp bằng đá nhìn ra biển Đông, từng là cung điện hoàng gia của vương triều Sho. Trong khuôn viên vòng tường thành dài hơn 1.500m vẫn còn dấu vết của ba ngôi đền cổ, trong đó đền thờ Hỏa thần còn khá nguyên vẹn, là nơi cư dân địa phương vẫn thường xuyên đến hành lễ.

Các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật di tích này trong nhiều năm trời, phát hiện tiền cổ của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây; đồ gốm của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan và cả gốm Chu Đậu của Việt Nam (có niên đại từ thế kỷ 16). Dưới chân thành Nakijin Gusuku là một dãy hàng quán, bán nhiều thứ đặc sản của Okinawa, đặc biệt là món gusuku soba, nghĩa là món "mì ở di chỉ thành lũy", nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon.

Một điểm đến hấp dẫn khác là lâu đài Katsuren của Amawari Aji, vị lãnh chúa thứ mười đầy quyền uy của dòng họ Aji. Lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi nhìn ra vịnh Okinawa nên có thể kiểm soát toàn bộ vùng cảng Okinawa và thung lũng Naha. Cũng như Nakijin Gusuku, kiến trúc thành lũy bao quanh Katsuren chủ yếu làm bằng đá xếp, không vôi vữa nhưng rất bền vững, đủ sức chống chọi với phong ba bão táp và những đợt tấn công của kẻ thù từ bên ngoài.

Vương Quốc Lưu Cầu 3

Amawari Aji chủ trương phát triển thương mại hàng hải với các nước lân bang. Ông đã cử thương thuyền đến các nước Đông Nam Á hay đến vùng biển Hoàng Hải để giao thương. Vì thế nơi phế tích này các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều đồ gốm sứ cao cấp của các nước Đông Á và nhiều đồ vàng bạc, ngọc trai, mã não đến từ các nước Nam Á được Amawari Aji cho mua về dùng và trang trí trong lâu đài.

Du khách đến Okinawa còn tham quan những ngôi mộ cổ nằm cheo leo nơi vách núi cạnh các cảng biển. Người Lưu Cầu xưa chôn người chết trong những chiếc quách bằng đá ở sườn núi, ba năm sau cải táng chuyển hài cốt sang các hũ sành và đặt trong những chiếc quách mới làm bằng gỗ, cũng nằm cheo leo nơi vách núi. Ngày nay, nhiều người dân Okinawa còn giữ phong tục mai táng này nhưng người qua đời được chôn vĩnh viễn trong ngôi mộ bằng đá gắn vào vách núi.

Sau một ngày thăm thú các sử tích của vương quốc Lưu Cầu, du khách thường kết thúc hành trình tham quan trong một nhà hàng để thưởng thức các món ăn vùng biển đảo, đặc biệt là các món sashimi chế biến từ mực, ốc, cá; món đậu phụ lạnh ăn kèm với cá muối và món canh rong biển. Ở Okinawa có thứ rượu gạo awamori nặng đến 60 độ, được dân bản địa coi là một đặc sản đáng tự hào. Đến đây, nếu không cụng ly và dốc cạn những giọt awamori cuối cùng, du khách sẽ không phải là những người bạn đáng tin đối với người Okinawa. Thật đấy!

Nhật Bản Today - Lễ hội NAGOYA bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.

Lễ hội NAGOYA

Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.

Nhật Bản Today - Lễ hội NAGOYA bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.

Lễ hội NAGOYA

Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.

Nhật Bản Today - Kobe là trung tâm hành chính của tỉnh Hyogo và cũng là một trong những cảng biển chính ở Nhật Bản. Hiện Kobe nằm trong 3 tam giác kinh tế du lịch văn hóa của vùng Kansai: Osaka- Kobe- Kyoto. Kobe chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây, vốn nhiều công viên và kiến trúc đẹp. Sức lôi cuốn của thành phố này ở chỗ bốn mùa quanh năm phong cảnh thiên nhiên rực rỡ.

Nhật Bản là một đất nước rất coi trọng nét đẹp truyền thống. Thế nhưng, Kobe, đặc biệt là khu Kitano lại được coi là một thành phố hiện đại thu nhỏ. Ở Kobe du khách nhìn thấy hầu hết phong cảnh kiến trúc của phương Tây.
 

Thành phố Kobe

 Kobe là một trong những thành phố đầu tiên của Nhật có người nước ngoài đến định cư. Giống như hai thành phố cảng Nakagasi và Yokohama, cảng Kobe đón một lượng người nước ngoài nhập cư vào đây theo chính sách mở cửa giao thương của Nhật vào giữa thế kỷ 19 cho tới tận năm 1940. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết những người nước ngoài trở về đất nước của họ. Phần còn lại của những khu người nước ngoài sinh sống đã hình thành nên khu Kitano nằm dưới chân núi Rokko của Kobe. Nơi đây còn dấu ấn của những văn phòng tham tán thương mại, lãnh sự quán, nhà ở, nhà hàng, nhà thờ, thậm chí có cả lâu đài, thánh đường phương Tây với khoảng 50 ijin-kan (nhà của người nước ngoài) vẫn tồn tại đến hôm nay. Hầu hết đều được xây vào giữa thời gian cảng mở cửa vào đầu thế kỷ 20 và có khoảng 20 căn hộ mở cửa cho công chúng vào xem. Đặt chân tới đây, du khách sẽ ngỡ như mình đang ở đô thị châu Âu thu nhỏ. Một trong những ngôi nhà thú vị nhất của khu nhà này gọi là Kazamidori-no-yakata do một kiến trúc sư người Đức thiết kế vì có cái tháp canh hình chong chóng trông giống như con gà trống. Căn nhà đã được chính phủ Nhật chọn làm tài sản văn hóa quan trọng. Trong khu vực Kitano còn có nhiều quán cà phê, nhà hàng đậm chất phương Tây. Ngồi nhâm nhi một ly cà phê và ngắm nhìn hai bên đường. Dạo bước trên những con đường rợp cây, những cánh cổng sắt trải dài, những bức phù điêu đặt bên đường. Điều đặc biệt là dù đây được coi như một thành phố phương Tây thu nhỏ nhưng nhịp sống không vội vã, hối hả. Du khách có thể thả hồn, ngắm những khu vườn, khám phá từng nét đẹp kiến trúc của những ngôi nhà.
 
Xuống đồi từ Kitano ra phía cảng, du khách có thể cảm nhận được sự hiện diện của các thương nhân nước ngoài từng cư ngụ nơi đây. Bên cạnh những khu nhà cong có các nhà thờ, cũng có một giáo đường Do Thái, một ngôi đền Ấn Độ giáo. Thánh đường Hồi giáo Kobe là một tòa nhà rất ấn tượng, vượt hơn hẳn những tòa nhà xung quanh. Đặc biệt, còn có một ngôi đền Quan thánh với màu sắc rực rỡ, nơi thờ Quan Vũ – một vị tướng thời Tam Quốc và được tôn vinh là thần thánh của Trung Quốc. Nơi này còn có Phố Nam Kinh – một khu phố của người Hoa với cả trăm tiệm ăn Trung Hoa, những cửa hàng tạp hóa đứng san sát nhau với những bảng quảng cáo đầy màu sắc. Những người bán hàng và mùi vị thơm ngon của thức ăn như mời gọi du khách bước vào. Có người vừa đi tản bộ vừa nhấm nháp một món ăn gì đó.
 
Cầu cảng Mariken trước kia là nơi tàu nước ngoài xuống hàng nhưng sau này tàu thả neo tại những cầu cảng lớn hơn gần đó. Khu vực này giờ là công viên Mariken và bến thuyền ở đó chỉ dành cho tàu thuyền chuyến đi chơi trên biển. Tháp cảng tại công viên cao 108m và là biểu tượng của cảng. Từ trên đỉnh tháp, du khách có thể thấy được quang cảnh đẹp mắt cả thành phố, xa hơn nữa là thành phố Osaka và đảo Shikoku. Khu mua sắm lớn nhất Kobe là Sannomiya nằm phía Bắc cảng, giữa hai ga Sannomiya và Motomachi. Khu mua bán có mái vòm kéo dài khoảng 550m và là nơi được nhiều người mua sắm biết đến. Khu bên cạnh nổi tiếng với nhiều tiệm bánh kẹo Tây phương.
 
Một điểm đến khác mà du khách không thể không ghé thăm là Bảo tàng động đất. Bảo tàng này mở cửa đón khách đầu năm 2002 là một phần thuộc Viện tái thiết nhân lực và ngăn ngừa thảm họa, ra đời để tưởng niệm cho sự kiện thảm khốc ngày 17/1/1995 tại Kobe. Những cơ quan chức trách tại thành phố đồng ý thiết lập bảo tàng còn vì lý do để giáo dục. Họ muốn cho những thanh niên Nhật ngày nay hiểu được những gì đã xảy ra, những hậu quả của động đất - từ đó, tuyên truyền những biện pháp để những người dân Nhật biết cách xử lý tình huống khi gặp động đất. Mỗi người dân đến đây sẽ được phát những quyển sách hướng dẫn xem nhà mình nên trang bị những dụng cụ thiết bị cần thiết nào có thể sử dụng khi động đất xảy ra.Từ ngoài nhìn vào, bảo tàng này trông có gì đó khác biệt nhưng bước vào trong, du khách sẽ được thấy những mô hình thu nhỏ tái hiện lại cảnh động đất xảy ra như thế nào, rồi cảnh đổ nát, những gì còn sót lại sau mỗi trận động đất. Có hẳn một khu riêng trong bảo tàng, trưng bày những tấm ảnh chụp những cảnh còn sót lại của trận động đất, rồi cả video ghi lại trận động đất kinh hoàng đó.
 
Bảo tàng đồ chơi Arima mở cửa phục vụ du khách vào ngày 19/7/2003. Bước vào bảo tàng này, du khách sẽ được chào đón bởi một chú lính chì hiền lành và bảng chỉ dẫn ở ngay bên cạnh. Giá vé 800 yen/người lớn (tương đương 140.000 đồng Việt Nam), 500 yen/trẻ em trên 3 tuổi (tương đương 82.000 đồng Việt Nam), trẻ em dưới 3 tuổi thì được miễn phí vào cửa. Sau đó, du khách tới cửa hàng Alimali, trưng bày những đồ chơi được làm theo phong cách của người Đức. Du khách có thể dừng lại một lúc thưởng thức cà phê trong khu cà phê sách Alimali. Qua tầng 2, lên tầng 3, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồ chơi tí hon cũng như mô hình tàu hỏa để biết thêm câu chuyện về việc sản xuất và sự ra đời của công ty đường sắt Đức Merukurin. Tầng 4 là nơi cư trú của những đồ chơi tự động. Du khách sẽ rất ngạc nhiên bởi những tiểu xảo của những nghệ nhân đã thổi hồn vào tạo nên sự kỳ diệu cho đồ chơi. Hơn 4.000 món đồ chơi được trưng bày ở bảo tàng có cả những đồ chơi phỏng theo hình nhân vật hoạt hình và truyện tranh... trong đó đồ chơi lắp ghép hiện đại được trưng bày ở tầng 5 rất cuốn hút trẻ em và người lớn bởi những khối gỗ sặc sỡ sắc màu.

Nhật Bản Today - Kobe là trung tâm hành chính của tỉnh Hyogo và cũng là một trong những cảng biển chính ở Nhật Bản. Hiện Kobe nằm trong 3 tam giác kinh tế du lịch văn hóa của vùng Kansai: Osaka- Kobe- Kyoto. Kobe chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây, vốn nhiều công viên và kiến trúc đẹp. Sức lôi cuốn của thành phố này ở chỗ bốn mùa quanh năm phong cảnh thiên nhiên rực rỡ.

Nhật Bản là một đất nước rất coi trọng nét đẹp truyền thống. Thế nhưng, Kobe, đặc biệt là khu Kitano lại được coi là một thành phố hiện đại thu nhỏ. Ở Kobe du khách nhìn thấy hầu hết phong cảnh kiến trúc của phương Tây.
 

Thành phố Kobe

 Kobe là một trong những thành phố đầu tiên của Nhật có người nước ngoài đến định cư. Giống như hai thành phố cảng Nakagasi và Yokohama, cảng Kobe đón một lượng người nước ngoài nhập cư vào đây theo chính sách mở cửa giao thương của Nhật vào giữa thế kỷ 19 cho tới tận năm 1940. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết những người nước ngoài trở về đất nước của họ. Phần còn lại của những khu người nước ngoài sinh sống đã hình thành nên khu Kitano nằm dưới chân núi Rokko của Kobe. Nơi đây còn dấu ấn của những văn phòng tham tán thương mại, lãnh sự quán, nhà ở, nhà hàng, nhà thờ, thậm chí có cả lâu đài, thánh đường phương Tây với khoảng 50 ijin-kan (nhà của người nước ngoài) vẫn tồn tại đến hôm nay. Hầu hết đều được xây vào giữa thời gian cảng mở cửa vào đầu thế kỷ 20 và có khoảng 20 căn hộ mở cửa cho công chúng vào xem. Đặt chân tới đây, du khách sẽ ngỡ như mình đang ở đô thị châu Âu thu nhỏ. Một trong những ngôi nhà thú vị nhất của khu nhà này gọi là Kazamidori-no-yakata do một kiến trúc sư người Đức thiết kế vì có cái tháp canh hình chong chóng trông giống như con gà trống. Căn nhà đã được chính phủ Nhật chọn làm tài sản văn hóa quan trọng. Trong khu vực Kitano còn có nhiều quán cà phê, nhà hàng đậm chất phương Tây. Ngồi nhâm nhi một ly cà phê và ngắm nhìn hai bên đường. Dạo bước trên những con đường rợp cây, những cánh cổng sắt trải dài, những bức phù điêu đặt bên đường. Điều đặc biệt là dù đây được coi như một thành phố phương Tây thu nhỏ nhưng nhịp sống không vội vã, hối hả. Du khách có thể thả hồn, ngắm những khu vườn, khám phá từng nét đẹp kiến trúc của những ngôi nhà.
 
Xuống đồi từ Kitano ra phía cảng, du khách có thể cảm nhận được sự hiện diện của các thương nhân nước ngoài từng cư ngụ nơi đây. Bên cạnh những khu nhà cong có các nhà thờ, cũng có một giáo đường Do Thái, một ngôi đền Ấn Độ giáo. Thánh đường Hồi giáo Kobe là một tòa nhà rất ấn tượng, vượt hơn hẳn những tòa nhà xung quanh. Đặc biệt, còn có một ngôi đền Quan thánh với màu sắc rực rỡ, nơi thờ Quan Vũ – một vị tướng thời Tam Quốc và được tôn vinh là thần thánh của Trung Quốc. Nơi này còn có Phố Nam Kinh – một khu phố của người Hoa với cả trăm tiệm ăn Trung Hoa, những cửa hàng tạp hóa đứng san sát nhau với những bảng quảng cáo đầy màu sắc. Những người bán hàng và mùi vị thơm ngon của thức ăn như mời gọi du khách bước vào. Có người vừa đi tản bộ vừa nhấm nháp một món ăn gì đó.
 
Cầu cảng Mariken trước kia là nơi tàu nước ngoài xuống hàng nhưng sau này tàu thả neo tại những cầu cảng lớn hơn gần đó. Khu vực này giờ là công viên Mariken và bến thuyền ở đó chỉ dành cho tàu thuyền chuyến đi chơi trên biển. Tháp cảng tại công viên cao 108m và là biểu tượng của cảng. Từ trên đỉnh tháp, du khách có thể thấy được quang cảnh đẹp mắt cả thành phố, xa hơn nữa là thành phố Osaka và đảo Shikoku. Khu mua sắm lớn nhất Kobe là Sannomiya nằm phía Bắc cảng, giữa hai ga Sannomiya và Motomachi. Khu mua bán có mái vòm kéo dài khoảng 550m và là nơi được nhiều người mua sắm biết đến. Khu bên cạnh nổi tiếng với nhiều tiệm bánh kẹo Tây phương.
 
Một điểm đến khác mà du khách không thể không ghé thăm là Bảo tàng động đất. Bảo tàng này mở cửa đón khách đầu năm 2002 là một phần thuộc Viện tái thiết nhân lực và ngăn ngừa thảm họa, ra đời để tưởng niệm cho sự kiện thảm khốc ngày 17/1/1995 tại Kobe. Những cơ quan chức trách tại thành phố đồng ý thiết lập bảo tàng còn vì lý do để giáo dục. Họ muốn cho những thanh niên Nhật ngày nay hiểu được những gì đã xảy ra, những hậu quả của động đất - từ đó, tuyên truyền những biện pháp để những người dân Nhật biết cách xử lý tình huống khi gặp động đất. Mỗi người dân đến đây sẽ được phát những quyển sách hướng dẫn xem nhà mình nên trang bị những dụng cụ thiết bị cần thiết nào có thể sử dụng khi động đất xảy ra.Từ ngoài nhìn vào, bảo tàng này trông có gì đó khác biệt nhưng bước vào trong, du khách sẽ được thấy những mô hình thu nhỏ tái hiện lại cảnh động đất xảy ra như thế nào, rồi cảnh đổ nát, những gì còn sót lại sau mỗi trận động đất. Có hẳn một khu riêng trong bảo tàng, trưng bày những tấm ảnh chụp những cảnh còn sót lại của trận động đất, rồi cả video ghi lại trận động đất kinh hoàng đó.
 
Bảo tàng đồ chơi Arima mở cửa phục vụ du khách vào ngày 19/7/2003. Bước vào bảo tàng này, du khách sẽ được chào đón bởi một chú lính chì hiền lành và bảng chỉ dẫn ở ngay bên cạnh. Giá vé 800 yen/người lớn (tương đương 140.000 đồng Việt Nam), 500 yen/trẻ em trên 3 tuổi (tương đương 82.000 đồng Việt Nam), trẻ em dưới 3 tuổi thì được miễn phí vào cửa. Sau đó, du khách tới cửa hàng Alimali, trưng bày những đồ chơi được làm theo phong cách của người Đức. Du khách có thể dừng lại một lúc thưởng thức cà phê trong khu cà phê sách Alimali. Qua tầng 2, lên tầng 3, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồ chơi tí hon cũng như mô hình tàu hỏa để biết thêm câu chuyện về việc sản xuất và sự ra đời của công ty đường sắt Đức Merukurin. Tầng 4 là nơi cư trú của những đồ chơi tự động. Du khách sẽ rất ngạc nhiên bởi những tiểu xảo của những nghệ nhân đã thổi hồn vào tạo nên sự kỳ diệu cho đồ chơi. Hơn 4.000 món đồ chơi được trưng bày ở bảo tàng có cả những đồ chơi phỏng theo hình nhân vật hoạt hình và truyện tranh... trong đó đồ chơi lắp ghép hiện đại được trưng bày ở tầng 5 rất cuốn hút trẻ em và người lớn bởi những khối gỗ sặc sỡ sắc màu.

Nhật Bản today - Hầu như chỉ vài năm sau đó, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và Nhật bước vào thời kỳ phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật trong giai đoạn 1966 – 1973 đã giúp Nhật trở thành một cường quốc kinh tế đứng hàng nhất, nhì trên thế giới. 

Sự phát triển đó được thế giới chú ý và nhiều người đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh một cách đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý người Nhật trong khi kinh doanh.

Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá được với họ và hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ. Ngoài ra, qua đó, ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phương thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả của họ…

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 1

Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam, mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong quá trình tiếp xúc, giao thiệp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảm thấy lúng túng hoặc không hiểu nhiều về họ và ngược lại, khiến cho công việc giữa hai bên không đạt được hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay phải chịu thiệt thòi hơn…. Do vậy, ngày nay việc tìm hiểu về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích cho chúng ta.

Một số nét về văn hóa kinh doanh của người Nhật

Có rất nhiều (hơn 400) định nghĩa về văn hoá, nhìn chung tất cả định nghĩa đều có nét chung "văn hoá là những hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra". Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá được xem là động lực phát triển kinh tế. Thực tế, văn hoá đã đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế nhiều quốc gia như vai trò của Khổng Giáo, Phật giáo, Shi n to giáo .. và nhiều giá trị văn hoá truyền thống dân tộc khác trong sự tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, … trong đó, rõ ràng nhất là trường hợp Nhật Bản, góp phần hình thành nên nền văn hoá kinh doanh đặc thù của Nhật Bản mà ngày nay nhiều quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, học hỏi…

Người Nhật hay thương gia Nhật quan niệm trước hết tự coi mình là một người Nhật thực sự, xí nghiệp là hàng thứ hai. Tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật thì chắc chắn là không thể không tìm hiểu về chủ thể của nền văn hoá kinh doanh đó là người Nhật. Mark Zimmeran – một nhà kinh doanh nổi tiếng người Mỹ, và là cố Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản năm 1981 – đã viết trong cuốn sách nổi tiếng "Làm ăn với người Nhật như thế nào" của ông: "việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật".

Người Nhật (Nihonjin): chủ thể của nền văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh của Nhật Bản

Một số đặc trưng tính cách, tâm lý người Nhật: tính cách của người Nhật chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên – địa lý, lịch sử – văn hoá – xã hội:

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 2

Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với hơn 99% dân số là người Nhật, số ít ỏi còn lại là người Ainu (một tộc người cổ xưa nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư sang trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư dân từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy nhiên, ý thức dân tộc thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần 1% dân số dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là "người Nhật". Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn hoá và trạng thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng, tự tôn dân tộc cao…. Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến hơn 6.800 hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku). Tính chất đảo mang đến cho Nhật Bản những khó khăn (khó giao lưu, giao thông …) và thuận lợi (trong lịch sử tránh được các cuộc chiến tranh xâm chiếm của người Trung Hoa, Nguyên Mông …) nhưng đã làm nên tính thống nhất và thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật. Do vị trí đặc biệt này nên người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng mang bản sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý "đảo quốc" (shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với người khác, vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,… Người Nhật luôn vừa muốn nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn hoá và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình trong việc tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika (năm 645), cải cách Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng mới…

Thiên nhiên của Nhật rất đẹp, nhưng rất khắc nghiệt với khí hậu bốn mùa rõ rệt, thường xảy ra nhiều thiên tai dữ dội như động đất, núi lửa, hạn hán; sóng to bão lớn; địa hình với ¾ là núi đồi, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 1/6 và sông ngòi ngắn, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, đất đai không màu mỡ và không thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ XX, kinh tế chủ yếu của Nhật Bản là nông nghiệp, đánh bắt cà biển và họ phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động, cải tạo đất đai – hình thành nên tính cách gan góc, cần cù, vượt khó truyền thống yêu lao động đến quên mình và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực lao động (đặc trưng quan trọng nhất), quý trọng thành quả lao động, tiết kiệm và tạo tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng và tinh thần hoà hợp (wa) rất cao như dựa vào và sống hào hợp với tự nhiên, cùng hiêp lực với nhau chống chọi với thiên tai…. Đồng thời điều kiện địa lý, thiên nhiên vừa đẹp vừa khắc nghiệt, tạo ra một tâm hồn Nhật Bản có nét chung là yêu cái đẹp, theo đuồi sự hoàn thiện không ngừng, tạo ra sự tương phản có tính dữ dội trong tính cách người Nhật. Cái gì ở Nhật Bản cũng được đưa lên cao và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ như "hoa đạo", "trà đạo", "võ sĩ đạo", "kiếm đạo", "cung đạo", "thư đạo", nghệ thuật gấp giấy origami,.. và họ thể hiện ý thức đặc biệt đối với cái đẹp như ngắm hoa hanami, ngắm trăng tsukimi; quan niệm "cái nhỏ là cái đẹp, cái tinh tế" …; trong công việc luôn làm hết mình, trong xử sự luôn theo quy tắc nghiêm ngặt, theo đẳng cấp, ngay đến cả cái chết tự sát vì lòng trung thành cũng dữ dội và trở nên cao cả như "mổ bụng" (harakiri hay seppuku) hay sằn sàng làm việc hết sức cho công việc…. Những điều này ăn sâu vào trong cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng của dân tộc Nhật, tạo thành những truyền thống văn hoá riêng đặc sắc và thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ. Họ kế thừa, củng cố những nét văn hoá đó và vay mượn, cải biến nền văn hoá nước ngoài, biến thành một bộ phận trong văn hoá truyền thống của họ.

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 3

Lịch sử Nhật Bản cũng là lịch sử độc đáo với một Hoàng gia duy nhất, vị đại diện tối cao của Thần đạo (Shinto) tôn thờ các thần Kami như thần cây, thần đá… – các Thiên Hoàng với dòng dõi truyền thuyết là con cháu nữ thần Mặt trời Aramatesu, tồn tại như là sự thống nhất của nhân dân cho đến tận ngày nay; và trên nước Nhật có nhiều cuộc nội chiến liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến. Điều kiện lịch sử – xã hội phong kiến với sự cát cứ, tranh dành khiến lòng trung thành là điều rất quan trọng. Cùng với sự tiếp thu có chọn lọc và biến những tư tưởng của Khổng Tử tạo thành Nho giáo riêng Nhật Bản, với tinh thần Võ sĩ đạo (Bushido) coi lòng trung thành (chuu) với người chủ là trên tất cả… Sang đến thế kỷ XIX, đứng trước yêu cầu mới hoặc là phải mạnh mẽ để thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của phương Tây hoặc là chịu chung số phận với các nước châu Á khác, phong kiến Nhật Bản đã chọn con đường nhìn ra thế giới, thực hiện cách mạnh Minh Trị duy tân (1868) mọi mặt xã hội và học tập, phát triển mạnh mẽ – và trở thành nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận lệ thuộc và đứng ngang hàng với phương Tây hùng mạnh và còn đi xâm lược nước khác, khiến phương Tây phải kinh sợ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá thảm bại thành một nền kinh tế "phát triển thần kỳ" và mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Nhật Bản lại tiến ra đi khắp thế giới mở rộng với kiểu cách thức buôn bán kinh doanh đặc trưng của họ … Người Nhật ngày nay vừa phát huy truyền thống văn hoá kinh doanh của họ và họ cũng đang dần thay đổi tính cách, tâm lý của họ để dễ làm ăn quan hệ với nước ngoài, học hỏi nước ngoài để làm phong phú và hoàn thiện hơn nền văn hoá kinh doanh của họ, đem lại lợi ích cho quốc gia của họ, và giữ vững vị trí cướng quốc kinh tế nhất nhì của họ, ….

Tóm lại, người Nhật là chủ thể của nền văn hoá, trong đó có văn hoá kinh doanh của họ. Tính cách tâm lý, cách xử thế, suy nghĩ, tư tưởng và hành vi của họ là những nhân tố quyết định trong văn hoá kinh doanh của họ.

Nhật Bản today - Hầu như chỉ vài năm sau đó, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và Nhật bước vào thời kỳ phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật trong giai đoạn 1966 – 1973 đã giúp Nhật trở thành một cường quốc kinh tế đứng hàng nhất, nhì trên thế giới. 

Sự phát triển đó được thế giới chú ý và nhiều người đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh một cách đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý người Nhật trong khi kinh doanh.

Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá được với họ và hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ. Ngoài ra, qua đó, ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phương thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả của họ…

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 1

Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam, mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong quá trình tiếp xúc, giao thiệp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảm thấy lúng túng hoặc không hiểu nhiều về họ và ngược lại, khiến cho công việc giữa hai bên không đạt được hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay phải chịu thiệt thòi hơn…. Do vậy, ngày nay việc tìm hiểu về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích cho chúng ta.

Một số nét về văn hóa kinh doanh của người Nhật

Có rất nhiều (hơn 400) định nghĩa về văn hoá, nhìn chung tất cả định nghĩa đều có nét chung "văn hoá là những hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra". Trong giai đoạn hiện nay, văn hoá được xem là động lực phát triển kinh tế. Thực tế, văn hoá đã đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế nhiều quốc gia như vai trò của Khổng Giáo, Phật giáo, Shi n to giáo .. và nhiều giá trị văn hoá truyền thống dân tộc khác trong sự tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, … trong đó, rõ ràng nhất là trường hợp Nhật Bản, góp phần hình thành nên nền văn hoá kinh doanh đặc thù của Nhật Bản mà ngày nay nhiều quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, học hỏi…

Người Nhật hay thương gia Nhật quan niệm trước hết tự coi mình là một người Nhật thực sự, xí nghiệp là hàng thứ hai. Tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật thì chắc chắn là không thể không tìm hiểu về chủ thể của nền văn hoá kinh doanh đó là người Nhật. Mark Zimmeran – một nhà kinh doanh nổi tiếng người Mỹ, và là cố Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản năm 1981 – đã viết trong cuốn sách nổi tiếng "Làm ăn với người Nhật như thế nào" của ông: "việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật".

Người Nhật (Nihonjin): chủ thể của nền văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh của Nhật Bản

Một số đặc trưng tính cách, tâm lý người Nhật: tính cách của người Nhật chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên – địa lý, lịch sử – văn hoá – xã hội:

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 2

Nhật Bản là một trong những nước có thành phần dân tộc thuần nhất với hơn 99% dân số là người Nhật, số ít ỏi còn lại là người Ainu (một tộc người cổ xưa nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư sang trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung Quốc và một số ít các cư dân từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy nhiên, ý thức dân tộc thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần 1% dân số dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là "người Nhật". Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn hoá và trạng thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng, tự tôn dân tộc cao…. Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến hơn 6.800 hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku). Tính chất đảo mang đến cho Nhật Bản những khó khăn (khó giao lưu, giao thông …) và thuận lợi (trong lịch sử tránh được các cuộc chiến tranh xâm chiếm của người Trung Hoa, Nguyên Mông …) nhưng đã làm nên tính thống nhất và thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật. Do vị trí đặc biệt này nên người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng mang bản sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý "đảo quốc" (shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với người khác, vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,… Người Nhật luôn vừa muốn nhìn ra thế giới, học hỏi, du nhập những giá trị văn hoá và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới vừa rất bảo thủ và thu mình trong việc tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika (năm 645), cải cách Minh Trị (1868) đều diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng mới…

Thiên nhiên của Nhật rất đẹp, nhưng rất khắc nghiệt với khí hậu bốn mùa rõ rệt, thường xảy ra nhiều thiên tai dữ dội như động đất, núi lửa, hạn hán; sóng to bão lớn; địa hình với ¾ là núi đồi, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 1/6 và sông ngòi ngắn, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, đất đai không màu mỡ và không thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ XX, kinh tế chủ yếu của Nhật Bản là nông nghiệp, đánh bắt cà biển và họ phải bỏ ra rất nhiều công sức lao động, cải tạo đất đai – hình thành nên tính cách gan góc, cần cù, vượt khó truyền thống yêu lao động đến quên mình và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực lao động (đặc trưng quan trọng nhất), quý trọng thành quả lao động, tiết kiệm và tạo tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng và tinh thần hoà hợp (wa) rất cao như dựa vào và sống hào hợp với tự nhiên, cùng hiêp lực với nhau chống chọi với thiên tai…. Đồng thời điều kiện địa lý, thiên nhiên vừa đẹp vừa khắc nghiệt, tạo ra một tâm hồn Nhật Bản có nét chung là yêu cái đẹp, theo đuồi sự hoàn thiện không ngừng, tạo ra sự tương phản có tính dữ dội trong tính cách người Nhật. Cái gì ở Nhật Bản cũng được đưa lên cao và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ như "hoa đạo", "trà đạo", "võ sĩ đạo", "kiếm đạo", "cung đạo", "thư đạo", nghệ thuật gấp giấy origami,.. và họ thể hiện ý thức đặc biệt đối với cái đẹp như ngắm hoa hanami, ngắm trăng tsukimi; quan niệm "cái nhỏ là cái đẹp, cái tinh tế" …; trong công việc luôn làm hết mình, trong xử sự luôn theo quy tắc nghiêm ngặt, theo đẳng cấp, ngay đến cả cái chết tự sát vì lòng trung thành cũng dữ dội và trở nên cao cả như "mổ bụng" (harakiri hay seppuku) hay sằn sàng làm việc hết sức cho công việc…. Những điều này ăn sâu vào trong cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng của dân tộc Nhật, tạo thành những truyền thống văn hoá riêng đặc sắc và thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của họ. Họ kế thừa, củng cố những nét văn hoá đó và vay mượn, cải biến nền văn hoá nước ngoài, biến thành một bộ phận trong văn hoá truyền thống của họ.

Vài nét trong văn hoá kinh doanh Nhật Bản 3

Lịch sử Nhật Bản cũng là lịch sử độc đáo với một Hoàng gia duy nhất, vị đại diện tối cao của Thần đạo (Shinto) tôn thờ các thần Kami như thần cây, thần đá… – các Thiên Hoàng với dòng dõi truyền thuyết là con cháu nữ thần Mặt trời Aramatesu, tồn tại như là sự thống nhất của nhân dân cho đến tận ngày nay; và trên nước Nhật có nhiều cuộc nội chiến liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến. Điều kiện lịch sử – xã hội phong kiến với sự cát cứ, tranh dành khiến lòng trung thành là điều rất quan trọng. Cùng với sự tiếp thu có chọn lọc và biến những tư tưởng của Khổng Tử tạo thành Nho giáo riêng Nhật Bản, với tinh thần Võ sĩ đạo (Bushido) coi lòng trung thành (chuu) với người chủ là trên tất cả… Sang đến thế kỷ XIX, đứng trước yêu cầu mới hoặc là phải mạnh mẽ để thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của phương Tây hoặc là chịu chung số phận với các nước châu Á khác, phong kiến Nhật Bản đã chọn con đường nhìn ra thế giới, thực hiện cách mạnh Minh Trị duy tân (1868) mọi mặt xã hội và học tập, phát triển mạnh mẽ – và trở thành nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận lệ thuộc và đứng ngang hàng với phương Tây hùng mạnh và còn đi xâm lược nước khác, khiến phương Tây phải kinh sợ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá thảm bại thành một nền kinh tế "phát triển thần kỳ" và mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Nhật Bản lại tiến ra đi khắp thế giới mở rộng với kiểu cách thức buôn bán kinh doanh đặc trưng của họ … Người Nhật ngày nay vừa phát huy truyền thống văn hoá kinh doanh của họ và họ cũng đang dần thay đổi tính cách, tâm lý của họ để dễ làm ăn quan hệ với nước ngoài, học hỏi nước ngoài để làm phong phú và hoàn thiện hơn nền văn hoá kinh doanh của họ, đem lại lợi ích cho quốc gia của họ, và giữ vững vị trí cướng quốc kinh tế nhất nhì của họ, ….

Tóm lại, người Nhật là chủ thể của nền văn hoá, trong đó có văn hoá kinh doanh của họ. Tính cách tâm lý, cách xử thế, suy nghĩ, tư tưởng và hành vi của họ là những nhân tố quyết định trong văn hoá kinh doanh của họ.

Nhật Bản Today - Cùng là người Châu Á, da vàng, tuy khác đất nước nhưng lại cùng nền văn hóa Á đông. Nhưng đôi khi nhìn ngẫm 1 số nét văn hóa trong cách sống của người Nhật sẽ khiến chúng ta phải mỉm cười và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Chuyện tặng quà:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 1

Người Nhật nổi tiếng là lễ nghi trong vấn đề quà tặng,1 khi nhận được quà của ai đó thì kiểu gì cũng sẽ tìm cách để đáp lễ lại. Khi đi dự đám cưới ,đám tang về thì sau đó gia chủ bao giờ cũng tặng quà lại cho khách để thể hiện sự hàm ơn vì khách đã đến dự lễ. Quà đó chỉ là những món đồ rất nhỏ nhưng luôn được bọc gói vô cùng cẩn thận và đáng yêu khiến cho người nhận cũng sẽ rất cảm kích vì sự chu đáo của gia chủ.

Chuyện xếp hàng:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 2
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở Sendai

Cho dù ở siêu thị, cửa hàng ăn, ga tàu hay những nơi dịch vụ công cộng,thì người Nhật luôn có thói quen xếp hàng. Họ có thể xếp hàng chờ trước giờ mở cửa siêu thị cả tiếng đồng hồ để chờ vào mua đồ. Cũng có lúc tôi nghĩ thật kì khôi cho sự kiên nhẫn đó nhưng có lẽ tôi lầm. Đó chính là sự tuân thủ kỷ luật của hệ thống xã hội,cũng như nét văn mình ứng xử khi biết nhẫn nhịn chờ đến lượt mình, chứ không phải chỉ biết đến cái tôi vị kỷ.

Chuyện ý thức bảo vệ môi trường:

 Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 3

 Đó là ý thức trong cách xử lý rác thải. Từ học sinh tiểu học đã được giáo dục về việc phân loại rác cũng như ý thức bảo vệ môi trường.Nguyên liệu tái chế,hay tác hại chất thải nhà bếp chắc hẳn là những khái niệm khá xa vời đối với người Việt ta,nhưng với người Nhật thì đó là khái niệm nằm lòng.Dầu mỡ sau khi rán thay vì đổ xuống đường thoát nước thì phải được thấm sạch bằng giấy báo hoặc để đông cứng rồi mới gói lại vứt bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước thải...Đơn giản nhất là điều đó ,thế mới lý giải được vì sao không khí lại sạch sẽ thế.Là vì chính ý thức con người đã lọc sạch bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày.

Chuyện yêu thiên nhiên cây cỏ và ca hát:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 4
Có 1 điều chắc chắn rằng nếu bạn đi qua cửa bất cứ 1 ngôi nhà nào của người Nhật cũng thấy được bày 1 vài chậu cây hoa nhỏ ở trước cửa. Những chậu hoa nhỏ đủ màu quanh năm khoe sắc chắc là 1 thú vui ko thể thiếu của người Nhật,hẳn sẽ mang lại niềm vui mỗi khi ai đó đặt chân về đến cửa nhà.

Tôi thường xem chương trình Karaoke trên TV và thực sự là nhiều lần rơi nước mắt xúc động vì những câu chuyện và hình ảnh về con người tham gia chương trình đó. Nước Nhật là nơi đã bắt nguồn ra hình thức giải trí hát Karaoke hẳn cũng đã phần nào lý giải cho cái sự yêu ca hát của người Nhật. Trước khi đến Nhật thì cái nhìn của tôi về việc hát Karaoke hoàn toàn khác, bởi ở VN thì có lẽ đó chỉ là kiểu giải trí đặc quyền dành cho giới trẻ, chả có cụ già hay rất ít người trung niên lại đi hát Karaoke, chưa kể 1 số biến tướng tiêu cực của hình thức giải trí này.Nhưng với người Nhật thì đây hoàn toàn là 1 thú vui trong sạch, có thể hát ở quán, hát ở phòng ăn...và người già còn tích cực hơn cả lớp trẻ, đơn giản chỉ là để cùng hòa mình theo giai điệu cùng chia sẻ cảm xúc.Không phải ai cũng hát hay, nhưng họ không ngại biểu diễn trên trương trình Karaoke của TV.
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 5

Có những em học sinh, những anh công nhân, những cụ già lom khom vẫn lên hát để gửi tặng gia đình người thân. Hình ảnh 1 cụ già 85 tuổi dáng người cong,vẫn cất cao giọng hát điệu nhạc truyền thống Nhật bản, và thật không ngờ cụ lại được ban giám khảo cho số điểm cao nhất, đôi mắt rơm rớm tay run run đón nhận quà và trò chuyện cùng ban giám khảo mà khuôn mặt cụ ngời ngời hạnh phúc. Bất giác chợt khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của khát vọng sống. Sự khích lệ của tình người là 1 món quà xúc động vô giá cho cụ niềm vui để ý nghĩa hơn nữa những ngày dài phía trước.

Trong gió không thể lọc hết những hạt bụi bay, và đâu đó vẫn còn những điều khó ưa, tuy nhiên thiết nghĩ rằng cần phải biết lọc ra những hạt cát khỏi tâm hồn mình để cảm nhận được nhiều góc đẹp hơn.

Nhật Bản Today - Cùng là người Châu Á, da vàng, tuy khác đất nước nhưng lại cùng nền văn hóa Á đông. Nhưng đôi khi nhìn ngẫm 1 số nét văn hóa trong cách sống của người Nhật sẽ khiến chúng ta phải mỉm cười và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Chuyện tặng quà:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 1

Người Nhật nổi tiếng là lễ nghi trong vấn đề quà tặng,1 khi nhận được quà của ai đó thì kiểu gì cũng sẽ tìm cách để đáp lễ lại. Khi đi dự đám cưới ,đám tang về thì sau đó gia chủ bao giờ cũng tặng quà lại cho khách để thể hiện sự hàm ơn vì khách đã đến dự lễ. Quà đó chỉ là những món đồ rất nhỏ nhưng luôn được bọc gói vô cùng cẩn thận và đáng yêu khiến cho người nhận cũng sẽ rất cảm kích vì sự chu đáo của gia chủ.

Chuyện xếp hàng:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 2
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở Sendai

Cho dù ở siêu thị, cửa hàng ăn, ga tàu hay những nơi dịch vụ công cộng,thì người Nhật luôn có thói quen xếp hàng. Họ có thể xếp hàng chờ trước giờ mở cửa siêu thị cả tiếng đồng hồ để chờ vào mua đồ. Cũng có lúc tôi nghĩ thật kì khôi cho sự kiên nhẫn đó nhưng có lẽ tôi lầm. Đó chính là sự tuân thủ kỷ luật của hệ thống xã hội,cũng như nét văn mình ứng xử khi biết nhẫn nhịn chờ đến lượt mình, chứ không phải chỉ biết đến cái tôi vị kỷ.

Chuyện ý thức bảo vệ môi trường:

 Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 3

 Đó là ý thức trong cách xử lý rác thải. Từ học sinh tiểu học đã được giáo dục về việc phân loại rác cũng như ý thức bảo vệ môi trường.Nguyên liệu tái chế,hay tác hại chất thải nhà bếp chắc hẳn là những khái niệm khá xa vời đối với người Việt ta,nhưng với người Nhật thì đó là khái niệm nằm lòng.Dầu mỡ sau khi rán thay vì đổ xuống đường thoát nước thì phải được thấm sạch bằng giấy báo hoặc để đông cứng rồi mới gói lại vứt bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước thải...Đơn giản nhất là điều đó ,thế mới lý giải được vì sao không khí lại sạch sẽ thế.Là vì chính ý thức con người đã lọc sạch bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày.

Chuyện yêu thiên nhiên cây cỏ và ca hát:
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 4
Có 1 điều chắc chắn rằng nếu bạn đi qua cửa bất cứ 1 ngôi nhà nào của người Nhật cũng thấy được bày 1 vài chậu cây hoa nhỏ ở trước cửa. Những chậu hoa nhỏ đủ màu quanh năm khoe sắc chắc là 1 thú vui ko thể thiếu của người Nhật,hẳn sẽ mang lại niềm vui mỗi khi ai đó đặt chân về đến cửa nhà.

Tôi thường xem chương trình Karaoke trên TV và thực sự là nhiều lần rơi nước mắt xúc động vì những câu chuyện và hình ảnh về con người tham gia chương trình đó. Nước Nhật là nơi đã bắt nguồn ra hình thức giải trí hát Karaoke hẳn cũng đã phần nào lý giải cho cái sự yêu ca hát của người Nhật. Trước khi đến Nhật thì cái nhìn của tôi về việc hát Karaoke hoàn toàn khác, bởi ở VN thì có lẽ đó chỉ là kiểu giải trí đặc quyền dành cho giới trẻ, chả có cụ già hay rất ít người trung niên lại đi hát Karaoke, chưa kể 1 số biến tướng tiêu cực của hình thức giải trí này.Nhưng với người Nhật thì đây hoàn toàn là 1 thú vui trong sạch, có thể hát ở quán, hát ở phòng ăn...và người già còn tích cực hơn cả lớp trẻ, đơn giản chỉ là để cùng hòa mình theo giai điệu cùng chia sẻ cảm xúc.Không phải ai cũng hát hay, nhưng họ không ngại biểu diễn trên trương trình Karaoke của TV.
  
Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động 5

Có những em học sinh, những anh công nhân, những cụ già lom khom vẫn lên hát để gửi tặng gia đình người thân. Hình ảnh 1 cụ già 85 tuổi dáng người cong,vẫn cất cao giọng hát điệu nhạc truyền thống Nhật bản, và thật không ngờ cụ lại được ban giám khảo cho số điểm cao nhất, đôi mắt rơm rớm tay run run đón nhận quà và trò chuyện cùng ban giám khảo mà khuôn mặt cụ ngời ngời hạnh phúc. Bất giác chợt khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của khát vọng sống. Sự khích lệ của tình người là 1 món quà xúc động vô giá cho cụ niềm vui để ý nghĩa hơn nữa những ngày dài phía trước.

Trong gió không thể lọc hết những hạt bụi bay, và đâu đó vẫn còn những điều khó ưa, tuy nhiên thiết nghĩ rằng cần phải biết lọc ra những hạt cát khỏi tâm hồn mình để cảm nhận được nhiều góc đẹp hơn.

Nhật Bản Today - Bạn là fan của xứ sở mặt trời mọc, bạn hâm mộ manga, hay đặc biệt nhất là bạn hảo ngọt, vậy còn chờ gì nữa mà không thưởng thức thử những hương vị cổ xưa của những chiếc bánh đi cùng với lịch sử của nước Nhật. Và đây là một số bánh đặc trưng Hồng Nhung  xin giới thiệu với bạn.

1.Taiyaki

Bánh cổ truyền Nhật Bản 1

Gồm bột và đậu đỏ, rồi nướng lên trên lò nướng dưới nhiệt độ vừa phải sẽ cho màu vàng tươi và vị ngọt "siêu ngọt", không phải hảo ngọt ăn khớp liền.Đây là biểu tượng của sự may mắn, nên trước khi đi thi hay muốn làm gì may mắn ăn một con thì tuyệt vời.
  
Bánh cổ truyền Nhật Bản 2


Bột sau khi trộn được đổ vào khuôn nướng để tạo hình, và hình cổ truyền và đặc trưng nhất là hình con cá (vì taiyaki nghĩa là cá nướng mà) nên khi ghé đây các bạn sẽ được thấy đầu bếp đứng nướng cho bạn xem .

Sau này người ta phát triển thêm một số nhân cá như : trà xanh, socola…

Bánh cổ truyền Nhật Bản 3

2.DANGO

Giống Taiyaki, đây cũng là loại bánh rất được ưa thích ở Nhật bản vào những ngày lễ, trước đây chỉ có màu trắng là màu của bột nhưng gần đây người ta có trộng thêm socola để có màu nâu, trà để có màu xanh tạo thêm một vẻ tươi mới cho món bánh lâu đời .

Bánh cổ truyền Nhật Bản 4
Truyền thống

Bánh cổ truyền Nhật Bản 5
Hiện đại

3.ZENZAI

Hơi giống chè đậu đỏ của mình nhưng đương nhiên khác rùi, vì của nhật mà, hạt to hơn và ngọt hơn ăn kèm với cài gì đó giống như bột ngọt.

Suất ăn chuẩn
 
Bánh cổ truyền Nhật Bản 6

Có hai loại nóng và lạnh

Bánh cổ truyền Nhật Bản 7

Nhật Bản Today - Bạn là fan của xứ sở mặt trời mọc, bạn hâm mộ manga, hay đặc biệt nhất là bạn hảo ngọt, vậy còn chờ gì nữa mà không thưởng thức thử những hương vị cổ xưa của những chiếc bánh đi cùng với lịch sử của nước Nhật. Và đây là một số bánh đặc trưng Hồng Nhung  xin giới thiệu với bạn.

1.Taiyaki

Bánh cổ truyền Nhật Bản 1

Gồm bột và đậu đỏ, rồi nướng lên trên lò nướng dưới nhiệt độ vừa phải sẽ cho màu vàng tươi và vị ngọt "siêu ngọt", không phải hảo ngọt ăn khớp liền.Đây là biểu tượng của sự may mắn, nên trước khi đi thi hay muốn làm gì may mắn ăn một con thì tuyệt vời.
  
Bánh cổ truyền Nhật Bản 2


Bột sau khi trộn được đổ vào khuôn nướng để tạo hình, và hình cổ truyền và đặc trưng nhất là hình con cá (vì taiyaki nghĩa là cá nướng mà) nên khi ghé đây các bạn sẽ được thấy đầu bếp đứng nướng cho bạn xem .

Sau này người ta phát triển thêm một số nhân cá như : trà xanh, socola…

Bánh cổ truyền Nhật Bản 3

2.DANGO

Giống Taiyaki, đây cũng là loại bánh rất được ưa thích ở Nhật bản vào những ngày lễ, trước đây chỉ có màu trắng là màu của bột nhưng gần đây người ta có trộng thêm socola để có màu nâu, trà để có màu xanh tạo thêm một vẻ tươi mới cho món bánh lâu đời .

Bánh cổ truyền Nhật Bản 4
Truyền thống

Bánh cổ truyền Nhật Bản 5
Hiện đại

3.ZENZAI

Hơi giống chè đậu đỏ của mình nhưng đương nhiên khác rùi, vì của nhật mà, hạt to hơn và ngọt hơn ăn kèm với cài gì đó giống như bột ngọt.

Suất ăn chuẩn
 
Bánh cổ truyền Nhật Bản 6

Có hai loại nóng và lạnh

Bánh cổ truyền Nhật Bản 7

Nhật Bản Today - Kiyomizu (Dòng nước trong lành) nằm trên khu vực đồi núi phía tây cố đô Kyoto. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của xứ sở hoa anh đào, được xây dựng vào năm 780. 
Đền Kiyomizu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1994 và đang được đề cử vào danh sách 7 di sản thế giới mới.
  
Kiyomizu - Nhật Bản 1
Tòa tháp 3 tầng.

Cánh tây của đền (Sai-mon) được xây dựng vào thập kỷ 1630.

Kiyomizu - Nhật Bản 3
Tượng trong chính điện.

Kiyomizu - Nhật Bản 4
Nơi thờ Phật tổ Như Lai.

Kiyomizu - Nhật Bản 5
Khu vườn phía tây nam đền.

Kiyomizu - Nhật Bản 6
Sớ cầu nguyện của Phật tử treo ở phía đông đền Kiyomizu.

Kiyomizu - Nhật Bản 7
Toàn cảnh chính điện.

Nhật Bản Today - Kiyomizu (Dòng nước trong lành) nằm trên khu vực đồi núi phía tây cố đô Kyoto. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của xứ sở hoa anh đào, được xây dựng vào năm 780. 
Đền Kiyomizu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1994 và đang được đề cử vào danh sách 7 di sản thế giới mới.
  
Kiyomizu - Nhật Bản 1
Tòa tháp 3 tầng.

Cánh tây của đền (Sai-mon) được xây dựng vào thập kỷ 1630.

Kiyomizu - Nhật Bản 3
Tượng trong chính điện.

Kiyomizu - Nhật Bản 4
Nơi thờ Phật tổ Như Lai.

Kiyomizu - Nhật Bản 5
Khu vườn phía tây nam đền.

Kiyomizu - Nhật Bản 6
Sớ cầu nguyện của Phật tử treo ở phía đông đền Kiyomizu.

Kiyomizu - Nhật Bản 7
Toàn cảnh chính điện.

Nhật Bản Today - Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là ''cuốn hút'' và ''tươi đẹp''. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. 
Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ.
    
Lễ hội Shichi-Go-San



Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.

Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.

Nhật Bản Today - Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là ''cuốn hút'' và ''tươi đẹp''. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. 
Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ.
    
Lễ hội Shichi-Go-San



Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.

Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.

Nhật Bản Today - Nikko là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp nhất Nhật Bản không những có phong cảnh thiên nhiên phong phú mà còn có cả những di tich lịch sử lâu năm. Đây là nơi hội tụ nhiều danh thắng của Nhật Bản với phong cảnh núi non, ao hồ, rừng cây và suối nước nóng.
Nơi đây, cảnh sắc sơn thủy hữu tình, bốn mùa hoa tươi cỏ lạ, trăm hoa đua nở, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng đặc trưng.Thời gian lí tưởng nhất để đến Nikko là vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt khi trời dần chuyển sang thu không khí lạnh lẽo tràn về tới đâu là thảm lá đổi màu trải dần theo đến đấy. Lá thu có thể vàng óng hoặc đỏ tươi, mỗi cây mỗi vẻ. Để thưởng ngoạn những vạt cây um tùm lá đỏ, vãn cảnh đền chùa nép sâu trong rừng già thì không đâu có thể bì kịp được với Nikko.
 
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 1
 Mùa thu Nikko

Ngay trung tâm Nikko là một quần thể đền, chùa Nikko gồm Nikko Toshogu, đền Nikko Futarasan và chùa Rinno, quần thể này đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Trong đó nổi tiếng nhất là đền Toshogu, đây là một dãy những ngôi nhà được chạm trổ tinh xảo, màu sắc tinh tế, hài hoà, phong phú với những hoa văn được gọt giũa tỉ mẩn trên từng thớ gỗ. Nikko Toshogu là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang dấu ấn thời gian ngôi đền này còn được mênh danh là " Di Hào Viên" của Nhật Bản. Một trong những chi tiết đặc sắc của ngôi đền này là bức trạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền. Một chú bịt tai, một chú che mắt, một chú bịt miệng với hàm ý " không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu, không nói điều xấu"
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 2
Du khách đang viếng chùa Nikko Toshugo

Khám phá địa danh du lịch Nikko 3
Ba chú khỉ tại cổng đền Nikko Tohshogu

Không xa từ trung tâm Nikko là Oku-Nikko, một phần của công viên quốc gia Nikko, một khu vực với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi có bầu không khí xanh mát vào mùa xuân và cảnh vật với màu sắc rực rỡ của lá cây vào mùa thu. Hồ Chuzenji là nơi đẹp nhất ở đây, nó được tạo bởi miệng núi lửa đã tắt. Phong cảnh ở hồ thật là ngoạn mục. Du khách có thể ngắm nhìn trực tiếp phong cảnh xung quanh hồ hoặc có thể nhìn ngắm phong cảnh được phản chiếu lung linh bởi dòng nước trong vắt. Bên cạnh là thác nước Kego cao 97m. Thác Kegon là một trong 3 thác đẹp nhất Nhật Bản.
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 4
Vẻ đẹp thơ mộng của hồ Chuzenji
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 5
Thác Kegon

Đến Nikko du khách còn có cơ hội thư giãn đắm mình vào không khí mát lạnh của núi rừng ,lắm nghe tiếng suối chảy róc rách, thả mình vào dòng suối nước nóng tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng tại khu nghĩ dưỡng Kinugawa Onsen . Gần khu nghỉ dưỡng có Công viên Edo Wonderland Nikko Edomura, nơi văn hoá và cuộc sống từ thời Edo được các nghệ sĩ tạo dựng và diễn lại. Nơi đây, du khách sẽ được hoà mình vào đời sống của người dân thời Edo. Bạn đừng ngạc nhiên bởi có thể bất thình lình gặp các Ninja ngay trên đường phố. Khu nghỉ Kinugawa Onsen và Nikko Edomura là địa điểm du lịch hấp dẫn nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 6
Suối nước nóng Kinugawa Onsen

Khám phá địa danh du lịch Nikko 7
Đời sống người dân thời Edo được tái dựng lại

Khám phá địa danh du lịch Nikko 8
Du khách vui vẻ chụp hình cùng Ninja

Chỉ một lần đến với thành phố thanh bình này du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc nhưng lại không kém phần say mê quyến rũ. Một lần đến để rồi ngàn lần nhớ thành phố Nikko.

Nhật Bản Today - Nikko là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp nhất Nhật Bản không những có phong cảnh thiên nhiên phong phú mà còn có cả những di tich lịch sử lâu năm. Đây là nơi hội tụ nhiều danh thắng của Nhật Bản với phong cảnh núi non, ao hồ, rừng cây và suối nước nóng.
Nơi đây, cảnh sắc sơn thủy hữu tình, bốn mùa hoa tươi cỏ lạ, trăm hoa đua nở, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng đặc trưng.Thời gian lí tưởng nhất để đến Nikko là vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt khi trời dần chuyển sang thu không khí lạnh lẽo tràn về tới đâu là thảm lá đổi màu trải dần theo đến đấy. Lá thu có thể vàng óng hoặc đỏ tươi, mỗi cây mỗi vẻ. Để thưởng ngoạn những vạt cây um tùm lá đỏ, vãn cảnh đền chùa nép sâu trong rừng già thì không đâu có thể bì kịp được với Nikko.
 
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 1
 Mùa thu Nikko

Ngay trung tâm Nikko là một quần thể đền, chùa Nikko gồm Nikko Toshogu, đền Nikko Futarasan và chùa Rinno, quần thể này đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Trong đó nổi tiếng nhất là đền Toshogu, đây là một dãy những ngôi nhà được chạm trổ tinh xảo, màu sắc tinh tế, hài hoà, phong phú với những hoa văn được gọt giũa tỉ mẩn trên từng thớ gỗ. Nikko Toshogu là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang dấu ấn thời gian ngôi đền này còn được mênh danh là " Di Hào Viên" của Nhật Bản. Một trong những chi tiết đặc sắc của ngôi đền này là bức trạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền. Một chú bịt tai, một chú che mắt, một chú bịt miệng với hàm ý " không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu, không nói điều xấu"
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 2
Du khách đang viếng chùa Nikko Toshugo

Khám phá địa danh du lịch Nikko 3
Ba chú khỉ tại cổng đền Nikko Tohshogu

Không xa từ trung tâm Nikko là Oku-Nikko, một phần của công viên quốc gia Nikko, một khu vực với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi có bầu không khí xanh mát vào mùa xuân và cảnh vật với màu sắc rực rỡ của lá cây vào mùa thu. Hồ Chuzenji là nơi đẹp nhất ở đây, nó được tạo bởi miệng núi lửa đã tắt. Phong cảnh ở hồ thật là ngoạn mục. Du khách có thể ngắm nhìn trực tiếp phong cảnh xung quanh hồ hoặc có thể nhìn ngắm phong cảnh được phản chiếu lung linh bởi dòng nước trong vắt. Bên cạnh là thác nước Kego cao 97m. Thác Kegon là một trong 3 thác đẹp nhất Nhật Bản.
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 4
Vẻ đẹp thơ mộng của hồ Chuzenji
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 5
Thác Kegon

Đến Nikko du khách còn có cơ hội thư giãn đắm mình vào không khí mát lạnh của núi rừng ,lắm nghe tiếng suối chảy róc rách, thả mình vào dòng suối nước nóng tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng tại khu nghĩ dưỡng Kinugawa Onsen . Gần khu nghỉ dưỡng có Công viên Edo Wonderland Nikko Edomura, nơi văn hoá và cuộc sống từ thời Edo được các nghệ sĩ tạo dựng và diễn lại. Nơi đây, du khách sẽ được hoà mình vào đời sống của người dân thời Edo. Bạn đừng ngạc nhiên bởi có thể bất thình lình gặp các Ninja ngay trên đường phố. Khu nghỉ Kinugawa Onsen và Nikko Edomura là địa điểm du lịch hấp dẫn nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
 
Khám phá địa danh du lịch Nikko 6
Suối nước nóng Kinugawa Onsen

Khám phá địa danh du lịch Nikko 7
Đời sống người dân thời Edo được tái dựng lại

Khám phá địa danh du lịch Nikko 8
Du khách vui vẻ chụp hình cùng Ninja

Chỉ một lần đến với thành phố thanh bình này du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc nhưng lại không kém phần say mê quyến rũ. Một lần đến để rồi ngàn lần nhớ thành phố Nikko.

Nhật Bản Today - Một salon tóc tại Nhật Bản vừa tạo ra cơn sốt trên cộng đồng mạng với những kiểu tóc mới cho giới thanh thiếu niên, trong đó đặc biệt là kiểu tóc "Cà chua chín".

Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 1


Tiệm làm tóc ở quận Amemura của thành phố Osaka vừa tạo ra kiểu tóc mới vô cùng độc đáo lấy cảm hứng thời trang từ quả cả chua. Họ gọi đây là một kiệt tác và điều đáng nói là tác phẩm của salon này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng và nhận được sự hưởng ứng của rất đông giới teen nước này.


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 2
Kiểu tóc cà chua chín độc đáo của salon tóc ở Osaka (Nhật Bản)


Có thể đây là cơn sốt vô lí nhất nhưng rõ ràng nó cho thấy khả năng sáng tạo của tiệm làm tóc này. Nhà tạo mẫu tóc Hiro gọi kiểu tóc "Cà chua chín" hoặc "cà chua kanjuku" trong tiếng Nhật là kiệt tác của anh. 


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 3
Những kiểu tóc lấy cảm hứng từ các con vật như con cánh cam, hổ báo..


Để làm được kiểu tóc này, trước hết các nhà tạo mẫu cắt mái tóc thành hình tròn, sau đó nhuộm màu đỏ sáng như quả cà chua. Phần tóc từ đỉnh đầu được tạo hình và nhuộm màu xanh giống như núm của quả cà chua.


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 4
Nhà tạo mẫu tóc Hiro sử dụng thuốc nhuộm tóc để tạo ra nhiều kiểu tóc vui nhộn
và sống động

Tuy nhiên, kiểu tóc cà chua chín cũng có tuổi thọ ngắn như loại quả này. Màu đỏ và xanh trên tóc sẽ bị trôi đi nhanh chóng và phần núm quả cả chua rất khó để trở lại vị trí ban đầu sau mỗi lần gội đầu.

Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 5
Thanh niên Nhật Bản không ngại thử nghiệm những mái tóc mới với nhiều màu sắc
giống như cầu vồng

"Cà chua chín" chỉ là một trong số những thiết kế nổi bật của salon tóc có tên Trick Store này. Ngoài trái cây, Hiro còn nhìn vào thế giới tự nhiên để lấy cảm hứng cho những sáng tạo của anh. Những kiểu tóc như con cánh cam, con báo, sọc đen trắng, bảy sắc cầu vồng...  của Hiro đã được nhiều bạn trẻ thích thú thử nghiệm và được lan truyền nhanh trong giới teen nước này.

Nhật Bản Today - Một salon tóc tại Nhật Bản vừa tạo ra cơn sốt trên cộng đồng mạng với những kiểu tóc mới cho giới thanh thiếu niên, trong đó đặc biệt là kiểu tóc "Cà chua chín".

Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 1


Tiệm làm tóc ở quận Amemura của thành phố Osaka vừa tạo ra kiểu tóc mới vô cùng độc đáo lấy cảm hứng thời trang từ quả cả chua. Họ gọi đây là một kiệt tác và điều đáng nói là tác phẩm của salon này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng và nhận được sự hưởng ứng của rất đông giới teen nước này.


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 2
Kiểu tóc cà chua chín độc đáo của salon tóc ở Osaka (Nhật Bản)


Có thể đây là cơn sốt vô lí nhất nhưng rõ ràng nó cho thấy khả năng sáng tạo của tiệm làm tóc này. Nhà tạo mẫu tóc Hiro gọi kiểu tóc "Cà chua chín" hoặc "cà chua kanjuku" trong tiếng Nhật là kiệt tác của anh. 


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 3
Những kiểu tóc lấy cảm hứng từ các con vật như con cánh cam, hổ báo..


Để làm được kiểu tóc này, trước hết các nhà tạo mẫu cắt mái tóc thành hình tròn, sau đó nhuộm màu đỏ sáng như quả cà chua. Phần tóc từ đỉnh đầu được tạo hình và nhuộm màu xanh giống như núm của quả cà chua.


Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 4
Nhà tạo mẫu tóc Hiro sử dụng thuốc nhuộm tóc để tạo ra nhiều kiểu tóc vui nhộn
và sống động

Tuy nhiên, kiểu tóc cà chua chín cũng có tuổi thọ ngắn như loại quả này. Màu đỏ và xanh trên tóc sẽ bị trôi đi nhanh chóng và phần núm quả cả chua rất khó để trở lại vị trí ban đầu sau mỗi lần gội đầu.

Sốc với những kiểu tóc của teen Nhật Bản 5
Thanh niên Nhật Bản không ngại thử nghiệm những mái tóc mới với nhiều màu sắc
giống như cầu vồng

"Cà chua chín" chỉ là một trong số những thiết kế nổi bật của salon tóc có tên Trick Store này. Ngoài trái cây, Hiro còn nhìn vào thế giới tự nhiên để lấy cảm hứng cho những sáng tạo của anh. Những kiểu tóc như con cánh cam, con báo, sọc đen trắng, bảy sắc cầu vồng...  của Hiro đã được nhiều bạn trẻ thích thú thử nghiệm và được lan truyền nhanh trong giới teen nước này.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Nhật Bản Today - Sáng 15.5, Bộ Y tế và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế.

Hợp tác của Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực y tế đã và sẽ tiếp tục thực hiện qua nhiều hình thức như viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật, cho vay ưu đãi…

Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về y tế
Ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam

Ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, mong muốn của Nhật Bản trong việc hỗ trợ y tế cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế Việt Nam cũng như cải thiện sức khỏe và đời sống người dân.

Thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hợp tác với Việt Nam thực hiện 54 chương trình, dự án khác nhau trong lĩnh vực y tế.

Trong đó, 20 chương trình tăng cường năng lực các cơ sở y tế, 12 chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm, 6 chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 1 chương trình hỗ trợ người tàn tật… và một số chương trình dự án khác.

Thông qua hợp tác của Nhật Bản, Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng và phát triển thành bệnh viện trong điểm phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế được phát triển thành bệnh viện trọng điểm miền Trung và Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành bệnh viện trọng điểm miền Nam .

Hợp tác y tế đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản là Dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành vào tháng 6/1974.

Trong thời kỳ những nămh 1975 tới thập kỷ 80, Nhật Bản vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm cả thiết bị y tế đạo cho Việt Nam.

ODA của Nhật Bản được nối lại cho Việt Nam vào năm 1992 và y tế luôn là một lĩnh vực ưu tiên cao trong hợp tác song phương.

Từ thời điểm đó đến nay, hàng loạt các dự án viện trợ không hoàn lại quy mô lớn đã được triển khai.

Dự án mới đây nhất Nhật Bản hợp tác với Việt Nam là Dự án tăng cường năng lực sản xuất Vắc- xin Sởi kết hợp Rubella. Dự án sẽ kéo dài từ 2013 đến 2017.

Trong dự án này, các chuyên gia Nhật Bản sẽ được cử sang Việt Nam để chuyển giao kỹ thuật và các đối tác Việt Nam sẽ được đưa sang đào tại tại Nhật Bản.

Nhà máy Vắc – xin Sởi được Chính phủ Nhật Bản viện trợ sẽ cung cấp thiết bị mới nhằm sản xuất vắc – xin kết hợp sởi – rubella.

Nhật Bản Today - Sáng 15.5, Bộ Y tế và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế.

Hợp tác của Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực y tế đã và sẽ tiếp tục thực hiện qua nhiều hình thức như viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật, cho vay ưu đãi…

Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về y tế
Ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam

Ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, mong muốn của Nhật Bản trong việc hỗ trợ y tế cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế Việt Nam cũng như cải thiện sức khỏe và đời sống người dân.

Thời gian qua, Nhật Bản đã và đang hợp tác với Việt Nam thực hiện 54 chương trình, dự án khác nhau trong lĩnh vực y tế.

Trong đó, 20 chương trình tăng cường năng lực các cơ sở y tế, 12 chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm, 6 chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 1 chương trình hỗ trợ người tàn tật… và một số chương trình dự án khác.

Thông qua hợp tác của Nhật Bản, Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng và phát triển thành bệnh viện trong điểm phía Bắc, Bệnh viện Trung ương Huế được phát triển thành bệnh viện trọng điểm miền Trung và Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành bệnh viện trọng điểm miền Nam .

Hợp tác y tế đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản là Dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành vào tháng 6/1974.

Trong thời kỳ những nămh 1975 tới thập kỷ 80, Nhật Bản vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm cả thiết bị y tế đạo cho Việt Nam.

ODA của Nhật Bản được nối lại cho Việt Nam vào năm 1992 và y tế luôn là một lĩnh vực ưu tiên cao trong hợp tác song phương.

Từ thời điểm đó đến nay, hàng loạt các dự án viện trợ không hoàn lại quy mô lớn đã được triển khai.

Dự án mới đây nhất Nhật Bản hợp tác với Việt Nam là Dự án tăng cường năng lực sản xuất Vắc- xin Sởi kết hợp Rubella. Dự án sẽ kéo dài từ 2013 đến 2017.

Trong dự án này, các chuyên gia Nhật Bản sẽ được cử sang Việt Nam để chuyển giao kỹ thuật và các đối tác Việt Nam sẽ được đưa sang đào tại tại Nhật Bản.

Nhà máy Vắc – xin Sởi được Chính phủ Nhật Bản viện trợ sẽ cung cấp thiết bị mới nhằm sản xuất vắc – xin kết hợp sởi – rubella.