Thông tin về đất nước, con người Nhật Bản: Văn hóa, du lịch, kinh tế, ẩm thực, lao động việc làm và du học Nhật Bản.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

lao động tại nhật bản
Nhật Bản: Tôi quay lại Nhật Bản sau một tháng nghỉ xuân, 5 ngày sau vụ đại động đất và sóng thần xảy ra tại miền đông bắc của đất nước này. Dù nơi tôi đến là thành phố Osaka, nơi được cho là không nguy hiểm gì về khả năng ảnh hưởng của phóng xạ cũng như ít có nguy cơ dư chấn của cơn động đất xảy ra vừa qua nhưng lòng tôi vẫn ngổn ngang nhiều bất an. 

lao động tại nhật bản
Nhật Bản: Tôi quay lại Nhật Bản sau một tháng nghỉ xuân, 5 ngày sau vụ đại động đất và sóng thần xảy ra tại miền đông bắc của đất nước này. Dù nơi tôi đến là thành phố Osaka, nơi được cho là không nguy hiểm gì về khả năng ảnh hưởng của phóng xạ cũng như ít có nguy cơ dư chấn của cơn động đất xảy ra vừa qua nhưng lòng tôi vẫn ngổn ngang nhiều bất an. 

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013


Nhật Bản Today - Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc không phanh trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Người ta đang hoài nghi về hiệu quả của Abenomics.


Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tục lao dốc trong những phiên gần đây. Phiên hôm nay (3/6), Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,7%, xuống còn 13.261,82 điểm – thấp nhất kể từ ngày 18/4. So với hôm 22/5, chỉ số này đã giảm tổng cộng 15%. 

Xu hướng giảm điểm của Thị trường chứng khoán khiến người ta đặt ra câu hỏi về tâm lý hân hoan chào đón chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bài báo được đăng tải trên tờ Financial Times, cây bút kỳ cựu Martin Wolf lên tiếng chỉ trích những người đang gạt bỏ ý nghĩ cho rằng Abenomics là một thất bại lớn: “Đây là một điều lố bịch. Abenomics có thể thất bại. Tuy nhiên, chắc chắn nguyên nhân không phải vì lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên hay thị trường chứng khoán chao đảo”. 

Ý kiến của Martin Wolf có phần đúng. Đầu tiên, mục tiêu của Abenomics là cho phép Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát bằng cách đẩy tăng GDP danh nghĩa và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng “núi” tiền mặt dư thừa. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là một quá trình diễn ra chậm chạp. Trong khi đó, đà tăng của Thị trường chứng khoán (có phần lớn nguyên nhân là hiệu ứng thúc đẩy niềm tin) chỉ giúp ích một phần nhỏ. 

Cho đến nay, vẫn khó để có thể nhận ra những hiệu ứng đối với các khách hàng Nhật Bản. Mặc dù tăng trưởng trong tháng 4, Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh trong tháng 3. Các doanh nghiệp nhỏ cũng ở trong tình trạng tương tự. Shoko Chukin – chỉ số thể hiện niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ -  đã sụt giảm 2 tháng liên tiếp. Theo kế hoạch, thuế tiêu dùng sẽ tăng mạnh từ 5% lên 8% trong tháng 4/2014 và lên 10% trong tháng 10/2005. Năm 1997, thuế tiêu dùng tăng lên được cho là đã phá hủy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, trong trung hạn, đây là nỗi lo lắng lớn. 

Nhận định về lợi suất trái phiếu của Martin Wolf cần được xem xét lại. Nếu lợi suất trái phiếu chỉ tăng nhẹ như thời gian trước đây, mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên, nếu lợi suất tăng mạnh, đây là vấn đề nghiêm trọng cho chính phủ Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ nợ lớn hơn 200% GDP. Andrew Balls – chuyên gia đến từ quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco – cho rằng vẫn chưa rõ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể kiểm soát tốt quá trình cân bằng đà tăng của lợi suất trái phiếu (phản ánh nền kinh tế có diễn biến tích cực) với những tác dụng tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính phủ hay không. Tất nhiên, Nhật Bản có thể tài trợ các khoản nợ bằng nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, giống như những gì chuyên gia Rob Carnell của ING đã chỉ ra:

Trong những năm gần đây, vị thế này bắt đầu thay đổi. Cán cân thương mại của Nhật Bản đã chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt. Điều này có thể đe dọa đến vị thế chủ nhà của Nhật Bản trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB). Hiện nay, thị trường này được sở hữu bởi khu vực tài chính của Nhật Bản. Gần như không có định chế nào có thể thoái vốn khỏi các khoản JGB bởi họ lo sợ sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy khỏi loại tài sản này. Tuy nhiên, điều này sẽ không được đảm bảo nếu như các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận chính chi phối thị trường JGB. 

Nếu như lợi suất trái phiếu tăng đột ngột, khu vực tài chính sẽ lỗ lớn. Bởi vậy, Carnell rút ra kết luận giả thiết trên không được phép xảy ra: 

Sự phụ thuộc vào lãi suất và lợi suất trái phiếu ở mức thấp của Nhật Bản cho thấy nước này cần phải duy trì hiện trạng bằng mọi giá. Và, nếu như điều đó có nghĩa là BoJ phải tiếp tục in tiền để mua JGB và kiểm soát lợi suất trái phiếu.

Trong khi đó, David Ranson – chuyên gia đến từ Wainwright Economics – nêu lên một vài câu hỏi khá thú vị về quan điểm hiện đang phổ biến trên thế giới: một đồng yên yếu hơn và lạm phát là những điều tốt cho nền kinh tế Nhật Bản trong khi đồng yên mạnh và giảm phát là điều tồi tệ. 

Đây là bảng thứ nhất với các số liệu trong giai đoạn 1968-2012.

So với năm trước                            Thay đổi trong năm sau đó

Chỉ số giá sản xuất                         Tăng trưởng sản lượng công nghiệp (%)

Tăng hơn 9% (3 năm)                        -10

Tăng  3% - 9% (5 năm)                     -3,3

Tăng từ -3% đến +3% (33 năm)        -0,5

Giảm hơn 3% (3 năm)                         15,6

Bằng cách sử dụng các số liệu về thay đổi trong sản lượng công nghiệp, Ranson đang cố gắng giải quyết mối quan hệ vốn luôn luôn gây nhiều tranh cãi giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, bảng trên nhận được khá nhiều chỉ trích vì Ranson đã không phân chia các danh mục một cách đồng đều. 3/4 trong tổng số mẫu quan sát nằm trong mục tăng từ -3% đến 3%. 

Bởi vậy, ông đã đưa ra bảng số 2. Điểm đáng chú ý trong bảng này là Ranson coi vàng là một thước đo khá ổn định. Bởi vậy, đồng yên không được so sánh với các đồng tiền khác mà được so sánh với vàng. 

Những năm mà đồng yênThay đổi trong chỉ số giá sản xuất tích lũy 3 nămThay đổi trong giá cổ phiếu tích lũy 3 nămThay đổi trong sản lượng CN tích lũy 3 năm
Giảm hơn 10%              11,5%                3%               -2,3%
Thay đổi ít hơn 10%            3,5%                 24%                 8,8%
Tăng hơn 10%               -1,6%                     59%                         10,1%

Ở bảng này, có 21 năm đồng yên giảm hơn 10% hoặc tăng hơn 10% và 19 năm đồng yên thay đổi ít hơn 10%. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đồng yên yếu sẽ kéo theo lạm phát tăng lên. Tuy nhiên, sẽ là đáng ngạc nhiên nếu như quan sát thấy đồng yên yếu dẫn đến thị trường chứng khoán ảm đạm và sản lượng công nghiệp sụt giảm. Như vậy, những lời tiên đoán thông thường là sai bét!



Nhật Bản Today - Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc không phanh trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Người ta đang hoài nghi về hiệu quả của Abenomics.


Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tục lao dốc trong những phiên gần đây. Phiên hôm nay (3/6), Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,7%, xuống còn 13.261,82 điểm – thấp nhất kể từ ngày 18/4. So với hôm 22/5, chỉ số này đã giảm tổng cộng 15%. 

Xu hướng giảm điểm của Thị trường chứng khoán khiến người ta đặt ra câu hỏi về tâm lý hân hoan chào đón chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bài báo được đăng tải trên tờ Financial Times, cây bút kỳ cựu Martin Wolf lên tiếng chỉ trích những người đang gạt bỏ ý nghĩ cho rằng Abenomics là một thất bại lớn: “Đây là một điều lố bịch. Abenomics có thể thất bại. Tuy nhiên, chắc chắn nguyên nhân không phải vì lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên hay thị trường chứng khoán chao đảo”. 

Ý kiến của Martin Wolf có phần đúng. Đầu tiên, mục tiêu của Abenomics là cho phép Nhật Bản thoát khỏi bẫy giảm phát bằng cách đẩy tăng GDP danh nghĩa và giúp các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng “núi” tiền mặt dư thừa. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là một quá trình diễn ra chậm chạp. Trong khi đó, đà tăng của Thị trường chứng khoán (có phần lớn nguyên nhân là hiệu ứng thúc đẩy niềm tin) chỉ giúp ích một phần nhỏ. 

Cho đến nay, vẫn khó để có thể nhận ra những hiệu ứng đối với các khách hàng Nhật Bản. Mặc dù tăng trưởng trong tháng 4, Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm mạnh trong tháng 3. Các doanh nghiệp nhỏ cũng ở trong tình trạng tương tự. Shoko Chukin – chỉ số thể hiện niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ -  đã sụt giảm 2 tháng liên tiếp. Theo kế hoạch, thuế tiêu dùng sẽ tăng mạnh từ 5% lên 8% trong tháng 4/2014 và lên 10% trong tháng 10/2005. Năm 1997, thuế tiêu dùng tăng lên được cho là đã phá hủy sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. Do đó, trong trung hạn, đây là nỗi lo lắng lớn. 

Nhận định về lợi suất trái phiếu của Martin Wolf cần được xem xét lại. Nếu lợi suất trái phiếu chỉ tăng nhẹ như thời gian trước đây, mọi thứ vẫn ổn. Tuy nhiên, nếu lợi suất tăng mạnh, đây là vấn đề nghiêm trọng cho chính phủ Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ nợ lớn hơn 200% GDP. Andrew Balls – chuyên gia đến từ quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco – cho rằng vẫn chưa rõ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể kiểm soát tốt quá trình cân bằng đà tăng của lợi suất trái phiếu (phản ánh nền kinh tế có diễn biến tích cực) với những tác dụng tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính phủ hay không. Tất nhiên, Nhật Bản có thể tài trợ các khoản nợ bằng nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, giống như những gì chuyên gia Rob Carnell của ING đã chỉ ra:

Trong những năm gần đây, vị thế này bắt đầu thay đổi. Cán cân thương mại của Nhật Bản đã chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt. Điều này có thể đe dọa đến vị thế chủ nhà của Nhật Bản trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB). Hiện nay, thị trường này được sở hữu bởi khu vực tài chính của Nhật Bản. Gần như không có định chế nào có thể thoái vốn khỏi các khoản JGB bởi họ lo sợ sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy khỏi loại tài sản này. Tuy nhiên, điều này sẽ không được đảm bảo nếu như các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận chính chi phối thị trường JGB. 

Nếu như lợi suất trái phiếu tăng đột ngột, khu vực tài chính sẽ lỗ lớn. Bởi vậy, Carnell rút ra kết luận giả thiết trên không được phép xảy ra: 

Sự phụ thuộc vào lãi suất và lợi suất trái phiếu ở mức thấp của Nhật Bản cho thấy nước này cần phải duy trì hiện trạng bằng mọi giá. Và, nếu như điều đó có nghĩa là BoJ phải tiếp tục in tiền để mua JGB và kiểm soát lợi suất trái phiếu.

Trong khi đó, David Ranson – chuyên gia đến từ Wainwright Economics – nêu lên một vài câu hỏi khá thú vị về quan điểm hiện đang phổ biến trên thế giới: một đồng yên yếu hơn và lạm phát là những điều tốt cho nền kinh tế Nhật Bản trong khi đồng yên mạnh và giảm phát là điều tồi tệ. 

Đây là bảng thứ nhất với các số liệu trong giai đoạn 1968-2012.

So với năm trước                            Thay đổi trong năm sau đó

Chỉ số giá sản xuất                         Tăng trưởng sản lượng công nghiệp (%)

Tăng hơn 9% (3 năm)                        -10

Tăng  3% - 9% (5 năm)                     -3,3

Tăng từ -3% đến +3% (33 năm)        -0,5

Giảm hơn 3% (3 năm)                         15,6

Bằng cách sử dụng các số liệu về thay đổi trong sản lượng công nghiệp, Ranson đang cố gắng giải quyết mối quan hệ vốn luôn luôn gây nhiều tranh cãi giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, bảng trên nhận được khá nhiều chỉ trích vì Ranson đã không phân chia các danh mục một cách đồng đều. 3/4 trong tổng số mẫu quan sát nằm trong mục tăng từ -3% đến 3%. 

Bởi vậy, ông đã đưa ra bảng số 2. Điểm đáng chú ý trong bảng này là Ranson coi vàng là một thước đo khá ổn định. Bởi vậy, đồng yên không được so sánh với các đồng tiền khác mà được so sánh với vàng. 

Những năm mà đồng yênThay đổi trong chỉ số giá sản xuất tích lũy 3 nămThay đổi trong giá cổ phiếu tích lũy 3 nămThay đổi trong sản lượng CN tích lũy 3 năm
Giảm hơn 10%              11,5%                3%               -2,3%
Thay đổi ít hơn 10%            3,5%                 24%                 8,8%
Tăng hơn 10%               -1,6%                     59%                         10,1%

Ở bảng này, có 21 năm đồng yên giảm hơn 10% hoặc tăng hơn 10% và 19 năm đồng yên thay đổi ít hơn 10%. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng đồng yên yếu sẽ kéo theo lạm phát tăng lên. Tuy nhiên, sẽ là đáng ngạc nhiên nếu như quan sát thấy đồng yên yếu dẫn đến thị trường chứng khoán ảm đạm và sản lượng công nghiệp sụt giảm. Như vậy, những lời tiên đoán thông thường là sai bét!


Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Nhật Bản Today - Ngọn núi Yudono ở Yamagata, Nhật Bản luôn phủ một màu xanh mướt bạt ngàn. Đó là xứ sở của các nhà sư ''tự ướp xác'', những người mà theo một nghi thức tẩy rửa cho thanh tịnh thân tâm gắt gao gọi là ''nghìn ngày đêm huấn luyện'' không ăn uống, chỉ nhấm trà làm từ nhựa một loại cây độc.

Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 1


Không cần loại bỏ nội tạng
Người Ai Cập vừa mới hãnh diện khoe với thế giới xác ướp 2.300 tuổi của một phụ nữ mà họ cho là có thể là xác ướp Ai Cập cổ đại đẹp nhất từ xưa đến nay. Xác ướp có mặt nạ bằng vàng ròng, xiêm y được trang trí bằng những hình vẽ cực kỳ tinh xảo và màu sắc còn khá rõ sau bao nhiêu năm. Nhưng người ta cho rằng việc ướp xác ở nhiều quốc gia trên thế giới có những nét riêng vô cùng kỳ ảo mà Ai Cập không có được, đặc biệt là các nước phương Đông huyền bí.

Họ đều đã chết cả, nhưng vẫn luôn ngồi trong tư thế thiền “hoa sen” (cách ngồi hai chân bắt chéo) giống như hàng trăm năm về trước, khi họ trút hơi thở cuối cùng cũng ở tư thế này. Đó là cảm nhận đầu tiên đối với thi hài của các nhà sư tự ướp xác mình. Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata là một thế giới riêng, biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía Bắc, thời gian như ngừng trôi.

Đã có nhiều người thử tự ướp xác mình sau khi chết. Vào thế kỷ 19, người ta phải ra lệnh cấm những phương pháp ướp xác này. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.

Theo những nhà nghiên cứu dự đoán có khoảng vài trăm nhà sư đã thực hiện thuật tự ướp xác, tuy nhiên hiện mới chỉ tìm thấy xác ướp của một phần nhỏ trong số đó. Lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến hiện tượng tự ướp xác này là vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử. 

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.

Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày. 

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và những năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.

Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.

Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.



Xứ sở của các nhà sư tự ướp xác 2

Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng. 

Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen”. mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.

Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.

Đúng là, các xác ướp thông thường còn nguyên vẹn như trước khi chết. Tuy nhiên, mắt của họ đã được loại bỏ. Mặc dù vậy, họ được xem là vẫn có thể nhìn thấy những người sống bằng giao tiếp với linh hồn và có thể cảm nhận được cuộc sống thực tế hoàn toàn. Ở trong trường hợp này, hành động hành xác mình đến chết, không được xem là có ý nghĩa tiêu cực. Các thiền sư tự hóa tin rằng, hy sinh thân thể của mình có thể giúp họ có được các quyền năng siêu nhiên để cứu nhân độ thế.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.

Nhật Bản Today - Với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh vai trò và nhu cầu của đối thoại, ông cho biết Nhật Bản tin tưởng vào tự do hàng hải và sẽ hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN nhằm thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc.

Shangri-la: Những điểm nổi bật trong phát biểu của Bộ trưởng QP Nhật
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12

Nhật Bản đang tăng cường nền kinh tế và quân sự của mình để đóng một vai trò quốc tế có trách nhiệm hơn, đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera trong bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 hôm qua 1/6, dấu hiệu được xem như xoa dịu sự nghi ngờ của nước láng giềng bị ám ảnh bởi các cuộc tấn công của Nhật Bản từ thế kỷ trước.

Là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Đông Á đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nằm trong phạm vi đe dọa của tên lửa Bắc Triều Tiên, mặc dù Nhật Bản từng "gây ra thiệt hại và đau khổ trong quá khứ" cho châu Á nhưng đang muốn nhìn về tương lai bằng cách thúc đẩy hợp tác, ông cho biết.

"Một nước Nhật mạnh mẽ sẽ đóng vai trò chịu trách nhiệm trong lĩnh vực an ninh khu vực và vai trò lãnh đạo mạnh mẽ như mong đợi của cộng đồng quốc tế", Onodera nói trong bài phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12.
Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài chính 2013, lần đầu tiên trong 11 năm qua và tăng quy mô các lực lượng quân sự lần đầu trong 8 năm qua. Tokyo cũng đang xem xét lại chính sách quốc phòng và thành lập Hội đồng an ninh quốc gia.

"Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia của chúng tôi và duy trì, tăng cường trật tự quốc tế dựa trên các giá trị cơ bản của tự do, dân chủ và luật pháp", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho biết, tuy nhiên Tokyo không có kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á là việc "không thể thiếu" đối với sự ổn định của Tokyo, tuy nhiên người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng khẳng định mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc là "cực kỳ quan trọng".

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh vai trò và nhu cầu của đối thoại, ông cho biết Nhật Bản tin tưởng vào tự do hàng hải và sẽ hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN nhằm thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc.

Nhật Bản Today - Với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh vai trò và nhu cầu của đối thoại, ông cho biết Nhật Bản tin tưởng vào tự do hàng hải và sẽ hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN nhằm thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc.

Shangri-la: Những điểm nổi bật trong phát biểu của Bộ trưởng QP Nhật
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12

Nhật Bản đang tăng cường nền kinh tế và quân sự của mình để đóng một vai trò quốc tế có trách nhiệm hơn, đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera trong bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 hôm qua 1/6, dấu hiệu được xem như xoa dịu sự nghi ngờ của nước láng giềng bị ám ảnh bởi các cuộc tấn công của Nhật Bản từ thế kỷ trước.

Là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Đông Á đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nằm trong phạm vi đe dọa của tên lửa Bắc Triều Tiên, mặc dù Nhật Bản từng "gây ra thiệt hại và đau khổ trong quá khứ" cho châu Á nhưng đang muốn nhìn về tương lai bằng cách thúc đẩy hợp tác, ông cho biết.

"Một nước Nhật mạnh mẽ sẽ đóng vai trò chịu trách nhiệm trong lĩnh vực an ninh khu vực và vai trò lãnh đạo mạnh mẽ như mong đợi của cộng đồng quốc tế", Onodera nói trong bài phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12.
Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài chính 2013, lần đầu tiên trong 11 năm qua và tăng quy mô các lực lượng quân sự lần đầu trong 8 năm qua. Tokyo cũng đang xem xét lại chính sách quốc phòng và thành lập Hội đồng an ninh quốc gia.

"Những nỗ lực này rất quan trọng trong việc theo đuổi lợi ích quốc gia của chúng tôi và duy trì, tăng cường trật tự quốc tế dựa trên các giá trị cơ bản của tự do, dân chủ và luật pháp", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho biết, tuy nhiên Tokyo không có kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á là việc "không thể thiếu" đối với sự ổn định của Tokyo, tuy nhiên người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng khẳng định mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc là "cực kỳ quan trọng".

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh vai trò và nhu cầu của đối thoại, ông cho biết Nhật Bản tin tưởng vào tự do hàng hải và sẽ hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN nhằm thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc.

Nhật Bản Today - Sau 2h41’, Nishikori đánh bại tay vợt nước chủ nhà Benoit Paire 6-3, 6-7(3), 6-4, 6-1 để trở thành tay vợt nam đầu tiên của Nhật Bản có mặt ở vòng 4 Roland Garros sau 75 năm.

Roland Garros 2013: Nishikori lập kỷ lục trong lịch sử quần vợt Nhật Bản
Nishikori vào vòng 4 Roland Garros 2013 - ảnh Getty

Một chiến thắng nhiều ý nghĩa với tay vợt số 15 thế giới. Đối thủ tiếp theo của anh sẽ là người thắng trong cuộc đối đầu giữa Nadal và Fognini. Nỗi buồn của quần vợt nam nước chủ nhà không dừng ở đó. Sau trận đấu dài 5 set với Tommy Robredo của Tây Ban Nha, Gael Monfils cũng phải dừng bước với tỷ số các set là 6-2, 7-6, 2-6, 6-7, 2-6. 

Bây giờ tất cả hy vọng của quần vợt nam Pháp dồn lên vai Tsonga sau khi anh đánh bại đồng hương Jerremy Chardy 6-1, 6-2, 7-5 ở vòng 3 này. Ở nội dung thi đấu của nữ, tất cả các tên tuổi quen thuộc đều giành quyền đi tiếp. 

ĐKVĐ Sharapova thắng Zheng Jie 6-1, 7-5 để đặt chỗ ở vòng 4. Cựu vô địch Schiavone chấm dứt niềm hy vọng của tay vợt nước chủ nhà Marion Bartoli sau chiến thắng chóng vánh 6-2, 6-1. Radwanska không cho Pfizenmaier cơ hội nào sau khi đánh bại đối thủ 6-3, 6-4. 

Cựu số 1 WTA Azarenka gặp khó khăn hơn nhưng cô vẫn biết cách tiến lên phía trước sau chiến thắng 4-6, 6-3, 6-1 trước tay vợt nước chủ nhà Alize Cornet. Kuznetsova, Ivanovic, Kerber, Errani cùng với số 1 thế giới của WTA Serena Williams tất cả đều giành chiến thắng để ghi tên mình vào vòng 4.

Nhật Bản Today - Sau 2h41’, Nishikori đánh bại tay vợt nước chủ nhà Benoit Paire 6-3, 6-7(3), 6-4, 6-1 để trở thành tay vợt nam đầu tiên của Nhật Bản có mặt ở vòng 4 Roland Garros sau 75 năm.

Roland Garros 2013: Nishikori lập kỷ lục trong lịch sử quần vợt Nhật Bản
Nishikori vào vòng 4 Roland Garros 2013 - ảnh Getty

Một chiến thắng nhiều ý nghĩa với tay vợt số 15 thế giới. Đối thủ tiếp theo của anh sẽ là người thắng trong cuộc đối đầu giữa Nadal và Fognini. Nỗi buồn của quần vợt nam nước chủ nhà không dừng ở đó. Sau trận đấu dài 5 set với Tommy Robredo của Tây Ban Nha, Gael Monfils cũng phải dừng bước với tỷ số các set là 6-2, 7-6, 2-6, 6-7, 2-6. 

Bây giờ tất cả hy vọng của quần vợt nam Pháp dồn lên vai Tsonga sau khi anh đánh bại đồng hương Jerremy Chardy 6-1, 6-2, 7-5 ở vòng 3 này. Ở nội dung thi đấu của nữ, tất cả các tên tuổi quen thuộc đều giành quyền đi tiếp. 

ĐKVĐ Sharapova thắng Zheng Jie 6-1, 7-5 để đặt chỗ ở vòng 4. Cựu vô địch Schiavone chấm dứt niềm hy vọng của tay vợt nước chủ nhà Marion Bartoli sau chiến thắng chóng vánh 6-2, 6-1. Radwanska không cho Pfizenmaier cơ hội nào sau khi đánh bại đối thủ 6-3, 6-4. 

Cựu số 1 WTA Azarenka gặp khó khăn hơn nhưng cô vẫn biết cách tiến lên phía trước sau chiến thắng 4-6, 6-3, 6-1 trước tay vợt nước chủ nhà Alize Cornet. Kuznetsova, Ivanovic, Kerber, Errani cùng với số 1 thế giới của WTA Serena Williams tất cả đều giành chiến thắng để ghi tên mình vào vòng 4.